Phỏng bô xe phải làm sao? Hướng dẫn cách sơ cứu chuẩn chuyên gia

Phỏng bô xe máy phải làm sao? Thương tổn này thường xảy ra phổ biến với phụ nữ cùng trẻ nhỏ do không may chạm phải ống bô xe sau khi vận hành. Nếu không được xử lý và sơ cứu đúng cách nó có thể hình thành những nốt phồng lớn thậm chí là để lại những vết sẹo khó coi. Vậy đâu là cách giải quyết tốt nhất cho những thương tổn do phỏng bô xe? Tham khảo ngay một số chia sẻ tại bài viết dưới đây để nắm được cách xử lý vết thương do phỏng bô xe bạn nhé!

phỏng bô xe máy phải làm sao
Phỏng bô xe là một trong những nỗi sợ hãi của nhiều người sử dụng xe máy

Một số đặc điểm của vết phỏng do bô xe máy

Phỏng bô xe máy là tổn thương chẳng ai mong muốn, tuy nhiên tại Việt Nam tỉ lệ phỏng bô xe máy ngày càng cao đặc biệt đối với trẻ nhỏ và phụ nữ. Đây thường là những vết phỏng nhiệt nóng với diện tích vừa hoặc nhỏ. 

Ngoài ra tùy vào nhiệt độ bô xe cũng như thời gian tiếp xúc, mức độ thương tổn do phỏng bô được chia làm nhiều cấp độ. Cụ thể cùng tìm hiểu rõ hơn để nắm được cho mình các cấp độ phỏng bô cùng cách giải quyết hữu hiệu trong trường hợp này tại mục dưới đây. 

Phỏng cấp độ 1

Đây là mức độ phỏng nhẹ nhất, thường xảy ra khi người dùng vô tình sượt nhẹ qua bô xe máy làm tổn thương lớp biểu bì phía bên ngoài. Phần da bị phỏng sẽ hơi ửng đỏ, chuyển sang màu trắng khi chạm vào. Cùng với đó người bệnh sẽ cảm thấy đau rát nhưng vết phỏng không bị mủ nước hoặc rộp da. 

Nhìn chung do mức độ tổn thương không quá nặng nên nếu được điều trị và sơ cứu đúng cách tình trạng đau rát nhanh chóng suy giảm và nguy cơ để lại sẹo phỏng cũng khá thấp.

phỏng bô xe máy
Những vết phỏng nhẹ với kích thước không quá lớn thường không để lại sẹo nếu được điều trị đúng cách

Phỏng cấp 2

Phỏng bô cấp độ 2 là khi cả vùng biểu bì và một chút phần trung bì. Tại vùng da bị phỏng, xuất hiện các nốt chứa dịch màu vàng, có dịch tiết. Thông thường tổn thương biểu bì sẽ tự tái tạo thông qua hình thức phân bào trong khoảng từ 8 đến 12 ngày. Khi đó một lớp da non sẽ được hình thành với nền màu nhạt hơn so với phần da xung quanh. 

Những thương tổn do phỏng bô cấp 2 cần được xử lý và điều trị đúng cách để phục hồi nhanh chóng đồng thời hạn chế tình trạng để lại vết sẹo xấu xí trên da. 

Phỏng cấp độ 3

Phỏng bô cấp độ 3 là cả khi lớp biểu bì cùng trung bị đều bị thương tổn do nhiệt. Tùy vào tình trạng vết thương phỏng bô cấp độ 3 được chia ra là phỏng độ 3 nông và sâu.

– Phỏng độ 3 nông: Là khi tác động nhiệt ảnh hưởng tới lớp trung bì nông hay lớp nhú phía trên. Nốt phỏng thường có vòm dày với phần dịch màu trắng đục có chứa huyết tương đông vón. 

– Phỏng độ 3 sâu: Tổn thương do nhiệt ảnh hưởng đến phần trung bì khiến phần da bị hoại tử. Với mức thương tổn quá lớn, người bệnh cần nhanh chóng được  đưa tới cơ sở y tế để được khống chế, làm dịu những thương tổn trên da. 

phỏng bô xe máy làm thế nào
Với những vết thương nặng hơn nên được sơ cứu và nhanh chóng đưa tới đơn vị y tế gần nhất

Phỏng bô xe máy phải làm sao? 

Bên cạnh việc xác định chính xác mức độ tổn thương do phỏng bô xe, chúng ta cũng cần nắm được cách sơ cứu khi bị phỏng bô xe máy để có thể chăm sóc vết thương một cách tốt nhất. Cụ thể dưới đây là quy trình xử lý khi bị phỏng bô xe được các chuyên gia chia sẻ, mời quý vị cùng tham khảo.  

Loại bỏ phần quần áo trên bề mặt thương tổn

Khi bị phỏng chúng ta cần nhanh chóng tránh xa tác nhân mang nhiệt đồng thời loại bỏ phần quần áo phía trên khu vực bị phỏng để tránh vải có thể dính vào vết thương thậm chí khiến thương tổn trở nên phức tạp hơn.

Nhanh chóng làm mát với nước

Sử dụng nước sạch từ vòi nước để hạ nhiệt vùng bị phỏng bô một cách nhanh chóng. Nhiệt độ nước tốt nhất nên dao động từ 16 đến 20 độ C. Chúng ta nên ngâm và rửa vết thương dưới nước lạnh ít nhất từ 15 đến 20 phút cho đến khi hết cảm giác nóng rát. 

Tuy nhiên trong một số trường hợp phỏng nặng, việc ngâm hay rửa vết thương dưới nước có thể gây đau đớn cho người bị thương. Lúc này bạn có thể sử dụng  khăn sạch thấm qua nước để đắp lên vùng thương tổn. Lưu ý lặp lại thao tác thường xuyên và đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất. 

chữa phỏng bô xe máy
Rửa vết thương dưới vòi nước mát cho đến khi hết cảm giác đau rát ngay khi mới bị bỏng

Khá nhiều người tìm đến kem đánh răng ngay sau khi bị phỏng tuy nhiên cách giải quyết này hoàn toàn không đem lại hiệu quả như chúng ta vẫn nghĩ. Thậm chí nó còn có thể gây nhiễm trùng hoặc khiến vùng bị thương trở lên nặng hơn do không được xử lý và chăm sóc đúng cách. 

Tiến hành làm sạch và băng bó

Để làm sạch vết thương cũng như loại bỏ dị vật trên phần da bị thương tổn chúng ta có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc cồn y tế chuyên dụng. Đặc biệt không sử dụng nước oxy già, thuốc đỏ những loại thuốc này có thể làm chết mô hạt tăng nguy cơ để lại sẹo sau đó. Kế đến sử dụng một miếng vải sạch hoặc bông gạc để băng bó, che phủ kín vết thương.

Bạn cũng có thể tìm mua một số loại băng gạc có chứa Hydrocolloid tại các cửa tiệm thuốc để sơ cứu vết phỏng nhanh chóng đồng thời giúp giảm đau, giảm nguy cơ để lại sẹo. Lưu ý không nên băng bó quá chặt để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và tái tạo da non. 

bị phỏng bô xe máy phải làm sao
Băng kín vết thương để hạn chế vi khuẩn xâm nhập khiến nhiễm trùng vết thương

Ngoài ra khi phần da bị phỏng đã bong để lại phần da mới màu hồng thì nên ngừng băng bó. Lúc này vết thương cần được để thoáng để quá trình tái tạo và phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúng ta cũng có thể sử dụng nha đam, nghệ tươi hoặc các loại kem dưỡng, mờ sẹo đắp lên vết thương để làm mát và hạn chế những vết sẹo xấu xí.

Vậy Phỏng bô xe phải làm sao? Với những phân tích tại bài viết trên đây, chắc hẳn quý vị cũng đã nắm được cho mình các bước sơ cứu để hạn chế thương tổn cũng như những vết sẹo xấu xí. Hy vọng những chia sẻ tại bài viết trên đây có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo và tìm hiểu thông tin. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →