Consumer là gì? Sự khác nhau giữa Consumer, Customer và Shopper

Trong các hoạt động kinh doanh bán hàng, “Consumer” có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy Consumer là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của Consumer như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung dưới đây nhé!

Consumer là gì?

Theo Cambridge Dictionary, “Consumer” là một danh từ trong tiếng Anh. Khi dịch sang tiếng Việt, “Consumer” có nghĩa là người tiêu dùng hay người tiêu thụ.

Consumer là gì?
Consumer là gì?

Theo Wikipedia; người tiêu dùng là từ mang nghĩa rộng; dùng để chỉ các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hay tập thể dùng sản phẩm hay dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Họ là những người có nhu cầu và có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường nhằm phục vụ cho cuộc sống. 

Quyền lợi và nghĩa vụ của Consumer – Người tiêu dùng tại Việt Nam 

Quyền lợi và nghĩa vụ của người tiêu dùng tại Việt Nam được quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. 

1. Quyền lợi của người tiêu dùng 

Quyền lợi của người tiêu dùng được quy định rõ như sau: 

  • Được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và các lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cung cấp.
  • Được cung cấp chính xác và đầy đủ tất cả thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc – xuất xứ hàng hóa; hoá đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và những thông tin cần thiết khác về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua và sử dụng.
  • Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và những nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam trong Luật pháp
Quyền lợi của người tiêu dùng tại Việt Nam trong Luật pháp
  • Được quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hoá, dịch vụ, cách phục vụ, phương thức giao dịch và những nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
  • Tham gia xây dựng và thực thi các chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Yêu cầu được bồi thường thiệt hại khi hàng hoá và dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà trước đó các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. 
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị các tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.
  • Được tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng

Nghĩa vụ của người tiêu dùng tại Việt Nam bao gồm:

  • Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận; chọn tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, cũng như không gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của mình và người khác. Đồng thời thực hiện chính xác và đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hoá, dịch vụ.
Nghĩa vụ của người tiêu dùng tại Việt Nam 
Nghĩa vụ của người tiêu dùng tại Việt Nam
  • Thông tin cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện ra hàng hoá, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng; những hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Xem thêm: Spec nghĩa là gì?

Tầm quan trọng của Consumer trong hoạt động kinh doanh, buôn bán

Consumer có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh hiện nay. Cụ thể như sau:

1. Tạo ra nhu cầu

Doanh nghiệp khi sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều hướng đến mục đích cuối cùng là đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, Consumer đóng vai trò cốt lõi cho các nhu cầu của bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào.

2. Tạo ra nhu cầu với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau

Consumer tạo ra nhu cầu với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ
Consumer tạo ra nhu cầu với nhiều loại sản phẩm, dịch vụ

Mỗi người tiêu dùng khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Sự khác nhau đó còn được thể hiện rõ ràng khi người tiêu dùng là cá nhân, và khi người tiêu dùng là tập thể, tổ chức. Chính điều này sẽ giúp thúc đẩy và khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất cung cấp thêm nhiều loại sản phẩm khác nhau trên thị trường.

3. Gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiêu dùng

Người tiêu dùng sẽ tạo ra những nhu cầu đối với từng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Nhờ vậy sẽ làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như mặt hàng sử dụng 1 lần, mặt hàng tự phân hủy sinh học, mặt hàng có độ bền cao,… 

4. Tăng cường đa dạng hóa dịch vụ

Consumer giúp tăng cường đa dạng hóa dịch vụ
Consumer giúp tăng cường đa dạng hóa dịch vụ

Người tiêu dùng không chỉ là các đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ khác nhau mà họ còn sử dụng chúng cho chính nhu cầu của mình. Do đó, họ sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và đưa ra giải pháp phù hợp để tiếp tục duy trì – phát triển trên thị trường.

Sự khác nhau cơ bản giữa Consumer, Customer, Shopper

Trong kinh doanh, Consumer thường bị nhầm lẫn với Customer và Shopper. Dưới đây sự khác biệt giữa 3 thuật ngữ này.  

Tiêu chí  Consumer Customer Customer
Khái niệm – Là người sử dụng các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được cung cấp trên thị trường.

– Không liên quan đến khả năng cũng như hành vi mua hàng.

– Là người mua hàng, tham gia trực tiếp vào quá trình giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ từ người bán trên thị trường. 

– Có thể là cá nhân, nhà phân phối, siêu thị, cửa hàng bán lẻ hay các đại lý trung gian.

– Là người đưa ra quyết định mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tại địa điểm bán hàng cụ thể.

– Mục đích là nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình hoặc bất cứ ai khác.

Vai trò  – Bởi vì là người sử dụng nên Consumer sẽ chỉ tập trung vào đặc điểm, tính năng và lợi ích của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được cung cấp. 

– Doanh nghiệp có thể khảo sát trải nghiệm, lắng nghe suy nghĩ của Consumer để đưa ra chiến lược Marketing hiệu quả.

– Thúc đẩy quá trình bán hàng hiệu quả, giúp mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

– Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và xây dựng các chiến lược Customer Marketing phù hợp.

– Chỉ quan tâm đến các yếu tố thuận lợi trong mua hàng như địa điểm, giá cả, chương trình ưu đãi, khuyến mại,… đảm bảo hoàn thành công việc mua sắm một cách tiết kiệm, nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

– Doanh nghiệp đưa ra các chiến lược bán hàng phù hợp thông qua việc khảo sát hành vi của Shopper. 

Bật mí 7 yếu tố giúp nắm bắt tâm lý Consumer

Để xác định Insight – tâm lý của Consumer (người tiêu dùng), và đồng thời ứng dụng tối đa để hỗ trợ việc kinh doanh hiệu quả thì doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Nghiên cứu thị trường hoạt động: Những phương pháp để nghiên cứu về thị trường như khảo sát, phỏng vấn, nhóm thảo luận,… sẽ giúp doanh nghiệp thu thập ý kiến và thông tin hữu ích từ người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đặc điểm, hành vi và nhu cầu chính xác nhất về “chân dung” khách hàng của doanh nghiệp.
“Marketing Research” – Nghiên cứu thị trường hoạt động
“Marketing Research” – Nghiên cứu thị trường hoạt động
  • Theo dõi hành vi trực tuyến của người tiêu dùng: Doanh nghiệp có thể vận dụng dữ liệu liên quan đến hành vi (những điều tìm kiếm) của người tiêu dùng trên những nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,… để hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng tiềm năng. Đồng thời đưa ra các chiến lược tiếp cận phù hợp, thu hút và khơi gợi nhu cầu họ để bán hàng.
  • Phân tích dữ liệu nhạy bén: Cần phải thận trọng và cẩn thận trong việc phân tích – xử lý dữ liệu liên quan đến khách hàng để xác định đúng hành vi khách hàng. Sau đó, dùng nó tiếp cận khách hàng 1 cách tự nhiên nhất giúp mang lại kết quả tốt.
  • Những buổi giao tiếp trực tiếp: Nên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, sự kiện để gặp gỡ khách hàng. Đó là một cách làm hay để doanh nghiệp và khách hàng trao đổi trực tiếp với nhau. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có cơ hội ghi nhận thêm nhiều ý kiến đóng góp và các phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của mình.
Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, sự kiện để gặp gỡ khách hàng
Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, sự kiện để gặp gỡ khách hàng
  • Sử dụng công cụ đo lường và theo dõi: Sự phát triển nhanh chóng trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần thích nghi mà ứng dụng các công cụ đo lường và theo dõi trên hệ thống đa kênh. Qua đó có thể khai thác tuyệt đối cơ hội quảng bá, tiếp cận sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng.
  • Nắm bắt xu hướng xã hội: Xã hội giống như một dòng chảy vô hình, qua từng thời kỳ sẽ xuất hiện những xu hướng quan tâm khác nhau của người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp muốn thành công trong việc tiếp cận họ nhiều hơn, đồng thời tạo được độ phủ hoặc thậm chí là ấn tượng, ghi nhớ thì hãy luôn cập nhật và nắm bắt xu hướng. Từ đó đưa ra các ý tưởng chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng trên thị trường.
  • Phản hồi và đánh giá: Những phản hồi và đánh giá của người tiêu dùng trên hệ thống đa kênh của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thể hiểu được vấn đề từ góc nhìn của họ.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi Consumer là gì. Hy vọng rằng đã giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến thuật ngữ này. Truy cập website Chamsocxehoi.org mỗi ngày để cập nhật các kiến thức mới bạn nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →