Đa cảm là gì? Biểu hiện của người đa cảm như thế nào?

“Đa cảm” là một cụm từ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết được ý nghĩa của khái niệm tâm lý này. Vậy đa cảm là gì? Biểu hiện người đa cảm và cách bớt đa sầu đa cảm thế nào? Cùng làm rõ vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé! 

Đa cảm là gì?

Theo Wiktionary, đa cảm là một tính từ chỉ sự dễ cảm xúc, dễ rung động. Chẳng hạn như “một tâm hồn đa cảm”.

Đa cảm là gì?
Đa cảm là gì?

Khi đó, ta có thể hiểu người đa cảm là người có nhiều cảm xúc, dễ rung cảm với cuộc sống. Thường khi nhắc đến đa cảm thì người ta thường nghĩ đến những người con gái có tâm hồn nhạy cảm, mong manh và dễ vỡ; nhưng trên thực tế thì đa cảm xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và “không hẳn” là sẽ tạo nên sự yếu đuối. 

Người đa cảm có thể là người tinh tế và thấu hiểu người khác nhất. Tuy nhiên, tâm lý này có thể gây cản trở cho những ai dễ bị cảm xúc làm ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định bản thân. Khi trở nên quá đa cảm, họ sẽ suy nghĩ quá nhiều và từ đó dẫn đến mệt mỏi, ám ảnh.

Đa cảm xúc là gì?

Dù nghe có vẻ gần giống nhau, nhưng khác với đa cảm thì đa cảm xúc có thể coi là một dạng “bệnh lý”. Đa cảm xúc hay bệnh rối loạn cảm xúc là các trạng thái cảm xúc bị trầm trọng quá mức, người mắc bệnh thường ít có khả năng kiểm soát được cảm xúc của mình. 

Đa cảm xúc là gì?
Đa cảm xúc là gì?

Đa cảm xúc có rất nhiều dạng. Trong đó, 2 chứng rối loạn cảm xúc thường gặp nhất là trầm cảm và rối loạn lưỡng cực (gồm trầm cảm và hưng cảm). 

Đa sầu đa cảm có nghĩa là gì? Có phải “đa cảm” là sẽ “đa sầu” hay không?

Cụm từ “đa sầu đa cảm” thường hay đi kèm với nhau. Vậy đa sầu đa cảm nghĩa là gì? Theo đó, “đa sầu” được lý giải là hay buồn rầu, sầu muộn về những điều trong cuộc sống, kể cả điều nhỏ nhặt nhất. 

Khi nhắc đến người hay buồn, hay suy nghĩ nhiều thì người ta thường nhắc đến cụm từ “đa sầu đa cảm”. Như vậy, có thể nói đa sầu đa cảm dùng để chỉ một người có nhiều cảm xúc, nhiều suy tư và những trạng thái này thường sẽ mang đến muộn phiền, lo lắng.

Đa sầu đa cảm là gì? 
Đa sầu đa cảm là gì?

“Đa sầu” và “đa cảm” không hoàn toàn đồng nhất nghĩa với nhau. Bạn có thể là người đa cảm nhưng không đa sầu; tức bạn có thể là người dễ cảm xúc, dễ rung cảm với mọi điều trong cuộc sống nhưng lại có thái độ lạc quan, tích cực. Bạn đa cảm để yêu đời, để sống hạnh phúc và để thấu hiểu người khác hơn.

Vì vậy, để gắn kết sâu sắc với những gì xảy ra trong cuộc sống thì bạn cần thiết lập ranh giữa đa cảm và đa sầu. Muốn đạt được điều này bạn cần phải nâng cao lý trí, hiểu chính mình và tìm ra giải pháp riêng cho những vấn đề của cuộc sống. 

Những biểu hiện đặc trưng của người đa cảm

Có rất nhiều dấu hiệu của người đa cảm. Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng nhất mà bạn có thể tham khảo. 

1. Dễ đồng cảm 

Người đa cảm là người dễ đồng điệu, đồng cảm
Người đa cảm là người dễ đồng điệu, đồng cảm

Người đa cảm thường giàu lòng trắc ẩn, dễ đồng cảm vì họ có thể dễ dàng đặt mình vào vị trí của người khác. Từ đó nhìn nhận mọi việc từ góc nhìn của người khác. 

2. Dễ kết nối

Những người đa cảm thường rất giỏi trong việc kết nối với người khác, bởi họ có cảm giác đồng cảm mạnh mẽ. Họ cũng có xu hướng ghi nhớ những điều nhỏ nhặt mà người khác làm cho họ, khiến họ cảm thấy thực sự được trân trọng. 

3. Thường quan tâm đến người khác hơn cả chính bản thân mình 

Người đa cảm hay quan tâm đến người khác một cách tự nhiên. Họ thường suy nghĩ về người thân, bạn bè xung quanh và luôn ủng hộ mọi người hết mình. Đồng thời họ sẽ làm bất kỳ điều gì miễn là giúp cho cuộc sống của người khác được dễ dàng hơn hoặc tốt hơn. Kể cả khi điều đó có thể gây ra ảnh hưởng không tốt đến chính bản thân họ. 

4. Luôn luôn để ý đến cách nghĩ của người khác

Người đa cảm thường để ý đến cách nghĩ của người khác 
Người đa cảm thường để ý đến cách nghĩ của người khác

Một trong các biểu hiện đặc trưng nhất của người đa cảm đó chính là quá để ý đến những gì người khác nghĩ. Vì vậy, họ cảm thấy buộc phải che giấu cảm xúc thật của mình để tránh bị đánh giá hoặc chế giễu. Họ cũng luôn trong tình trạng lo sợ rằng mình không làm vừa ý mọi người xung quanh. 

5. Giỏi quan sát và đánh giá

Người đa cảm có xu hướng nhận thức cao về người khác cũng như môi trường xung quanh. Nghĩa là họ có thể cảm nhận được một thay đổi nhỏ trong hành vi hoặc giọng điệu của người xung quanh mình. Vì vậy, họ cũng có thể luôn nghi ngờ về mọi thứ.

6. Thích giữ lại mọi thứ

Người đa cảm thích lưu giữ đồ vật có ý nghĩa, giống như những lời nhắc nhở về kỷ niệm hạnh phúc hoặc khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của mình. Ví dụ như bức vẽ thời thơ ấu, bức thư tình, bức ảnh, đồ lưu niệm,… 

7. Người đa cảm khó buông bỏ

Biểu hiện khó buông bỏ của người đa cảm có thể lấy ví dụ như việc thích giữ lại đồ lưu niệm. Đôi khi nghiêm trọng hơn là họ khó thoát ra được những mối tình đã rạn vỡ hay một ký ức buồn. 

Người đa cảm thường rất khó buông bỏ
Người đa cảm thường rất khó buông bỏ

Quá đa cảm và gắn bó với mọi thứ nếu như không được kiểm soát thì con người dễ bị cuốn vào quá khứ, không thể bước tiếp tới tương lai.

8. Dễ bị tổn thương

Người đa cảm thường giàu cảm xúc và họ luôn cảm nhận mọi thứ một cách sâu sắc. Đây có thể là 1 điều tốt vì khiến họ trở nên nhân ái và yêu thương mọi người hơn, nhưng điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ dễ bị tổn thương về mặt tình cảm.

9. Có thể rất nhiệt tình

Những người sống tình cảm thường rất nhiệt tình, để lại ấn tượng tốt với mọi người xung quanh. Họ có thể là người đầu tiên cười lớn trước 1 trò đùa và điều này khiến những người khác cũng phải bật cười theo. Hoặc họ cũng có thể là người tổ chức các cuộc tụ họp bạn bè để tâm sự, chia sẻ về cuộc sống.

10. Có các sở thích về nghệ thuật

Người đa cảm thường bị thu hút bởi những thứ mang tính nghệ thuật như ca hát, sáng tác, hội hoạ hay chơi đàn,… Có thể chính sự giàu cảm xúc đã khiến họ dễ tiếp thu và đắm chìm vào nghệ thuật hơn, qua đó phát huy chúng một cách tinh tế hơn.

Những cách hiệu quả nhất để bớt đa sầu, đa cảm

Đa cảm là một phần tự nhiên trong tâm lý và tính cách của con người; giúp chúng ta trở nên biết suy nghĩ cho người khác. Do đó, bạn vẫn hoàn toàn là một người tuyệt vời khi có sự đa cảm. Tuy nhiên, khi một người quá đa cảm thì cuộc sống của người đó cũng sẽ gặp nhiều bất lợi. Vậy cách để bớt đa sầu, đa cảm là gì?

1. Giảm bớt thời gian ở một mình

Tụ tập bạn bè, tâm sự với người khác để giảm bớt thời gian suy nghĩ tiêu cực 
Tụ tập bạn bè, tâm sự với người khác để giảm bớt thời gian suy nghĩ tiêu cực

Con người có thể dễ trở nên nhạy cảm, đa cảm và nghĩ đến những điều tồi tệ hơn khi ở một mình. Vậy nên một người đa cảm nên hạn chế tối đa việc ở một mình; hãy thường xuyên ở cùng người thân, bạn bè và tâm sự với người khác để giảm bớt đi thời gian suy nghĩ đến điều tiêu cực. 

2. Nghiên cứu tâm lý học

Tâm lý học được xem là một bộ môn nghiên cứu khoa học, giúp con người hiểu hơn về tâm lý của chính mình. Việc học tâm lý học có thể giúp những người đa cảm nắm rõ tình trạng tâm lý và cảm xúc của bản thân, từ đó điều tiết dễ dàng hơn.

3. Luôn tích cực đối mặt với mọi việc

Đối với bất kỳ điều gì, bạn nên đối mặt với nó bằng thái độ vui vẻ và hứng khởi để bản thân sống với năng lượng tích cực. Chỉ có như thế thì bạn mới không để bản thân suy nghĩ nhiều, qua đó giảm bớt tính đa cảm của bản thân.

4. Học cách mặc kệ “miệng đời”, chấp nhận cảm xúc của bản thân 

Một trong những cách để không còn đa sầu đa cảm là hãy ngừng việc quá để ý đến suy nghĩ của người khác. Đôi khi bạn không hề quan trọng đến mức “khủng khiếp” trong mắt mọi người xung quanh như vậy đâu. Thế nên bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc người khác đánh giá gì về bạn. 

Học cách mặc kệ “miệng đời”!
Học cách mặc kệ “miệng đời”!

Song song với đó, hãy cho phép mình được “sống thật” với cảm xúc. Bạn có thể buồn, có thể vui vì bất kỳ điều gì. Nhưng cần phải chú ý là đừng để chúng lấn át, gây ảnh hưởng khi bạn đưa ra quyết định hoặc khi giao tiếp với người khác.

5. Suy nghĩ đa chiều, thực tế hơn

Người dễ đa cảm nên học cách suy nghĩ thực tế hơn, không nên phóng đại mọi việc quá mức. Suy nghĩ thực tế và đơn giản là một trong những cách hữu hiệu giúp bạn không quá đa cảm mà có thể trở nên lý trí hơn.

Ngoài ra, khi cảm thấy sự việc đang bị đưa đi quá xa thì nên thay đổi góc nhìn. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng khi bạn muốn đang thấu hiểu về một ai đó. 

6. Yêu bản thân nhiều hơn

Một điều mà mỗi chúng ta luôn thường nhắc nhở nhưng không phải ai cũng làm tốt chính là yêu bản thân nhiều hơn. Theo đó, bạn có thể tập trung vào chính mình bằng các hoạt động thực hành chánh niệm – tâm ghi nhớ những điều xảy ra ở thực tại như nghe podcast, hoặc mở rộng kiến thức để tự tin vào quyết định của bản thân, không để cho người khác chi phối và ảnh hưởng. 

7. Tìm đến sự trợ giúp từ chuyên gia và bác sĩ tâm lý

Hãy nhờ đến sự sự trợ giúp từ chuyên gia, bác sĩ tâm lý
Hãy nhờ đến sự sự trợ giúp từ chuyên gia, bác sĩ tâm lý

Nếu như tính cách của bạn đã đạt đến mức độ đa cảm nhất định, hoặc thậm chí có xu hướng trầm cảm thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia, bác sĩ tâm lý. Bằng các phương pháp chuyên nghiệp, họ có thể giúp bạn xây dựng sự tự tin, vui vẻ và sống tích cực hơn.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi đa cảm là gì, biểu hiện của người đa cảm và  các cách giảm bớt sự đa cảm trong tính cách con người. Có thể nói, đa cảm không phải là 1 loại tính cách xấu nhưng nếu như đa cảm quá mức hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống của bạn. Đừng quên cập nhật liên tục những kiến thức mới nhất tại Chamsocxehoi.org bạn nhé! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →