Đặc điểm là gì?

Đặc điểm được sử dụng vô cùng phổ biến, mỗi người, sự vật, hiện tượng,… lại có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng định nghĩa được đặc điểm là gì. Nhiều người bị nhầm lẫn nó với đặc trưng, đặc tính,… Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thuật ngữ đặc điểm cũng như cách phân biệt qua những chia sẻ ngay sau đây nhé. 

Đặc điểm là gì? 

Đặc điểm là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng cắt nghĩa được đặc điểm là gì. Thực tế, đây là một từ ghép Hán Việt, nó được cấu tạo từ hai từ đơn gồm:

  • Đặc: chỉ đặc tính riêng biệt của một đối tượng.
  • Điểm: chỉ chi tiết, cụ thể sự tồn tại ở trong đối tượng.

đặc điểm là gì

Khi ghép lại với nhau chúng ta có đặc điểm chính là để chỉ những điểm nổi bật, riêng có của sự vật, hiện tượng này có thể so sánh với đặc điểm, bản chất, tính trạng  của sự vật, hiện tượng khác.

Một số ví dụ cụ thể sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn đặc điểm là gì?

  • Đặc điểm hình thể con người: cao, thấp, béo, gầy, tóc dài/ngắn, tròn, dài,…
  • Đặc điểm tính cách: nhút nhát, thật thà, hòa đồng, trầm mặc, ít nói, hoạt ngôn, dễ gần, đanh đá, khó tính,…
  • Đặc điểm màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng chanh, đo đỏ, phớt hồng, trắng tinh, trắng ngà,…
  • Đặc điểm hình dạng của vật: vuông, tròn, méo, tam giác, tù,…

Có những loại đặc điểm nào?

Đặc điểm hay từ chỉ đặc điểm có thể được chia thành 2 loại là đặc điểm bên ngoài và đặc điểm bên trong, cụ thể như sau:

Ví dụ một số từ chỉ đặc điểm bộ phận trên cơ thể
Ví dụ một số từ chỉ đặc điểm bộ phận trên cơ thể
  • Đặc điểm bên ngoài: Những đặc điểm này tập trung vào mô tả những đặc trưng của các sự vật thông qua các giác quan của con người. Nó bao gồm kiểu dáng, màu sắc, mùi vị, âm thanh,… 
  • Đặc điểm bên trong: Là những từ chỉ các đặc trưng được nhận biết sau khi trải qua quá trình quan sát, suy luận rồi đúc kết để đưa tới kết luận. Đặc điểm bên trong thường là những từ dùng để mô tả về cấu tạo, tính chất hay là tính cách của chủ thể,…

Xem thêm:: Trình độ chuyên môn là gì?

Tại sao cần nắm rõ đặc điểm của sự vật, hiện tượng,…?

Vì nó rất phổ biến nên nhiều người thường xem nhẹ sự quan trọng của đặc điểm. Nhưng thực tế, việc nắm chắc được đặc điểm của mọi thứ là vô cùng quan trọng.

Nắm chắc đặc điểm của thực thể sẽ giúp bạn hiểu rõ tính chất, bản chất nổi bật của sự vật, hiện tượng.

Mỗi sự vật có những đặc điểm riêng
Mỗi sự vật có những đặc điểm riêng

Nắm được đặc điểm của sự vật sẽ giúp bạn so sánh được sự giống và khác nhau giữa những sự vật, hiện tượng khác nhau. Từ đó có thể rút ra được ưu nhược điểm của mỗi đối tượng. 

Việc nắm được đầy đủ các đặc điểm của sự vật, cá thể giúp việc thực hiện những công việc diễn ra dễ dàng, hạn chế sự thất bại.

Đặc điểm, đặc trưng, đặc tính khác nhau như nào?

Đặc điểm Đặc trưng Đặc tính
Khái niệm Chỉ điểm nổi bật, riêng biệt của chủ thể, có thể so sánh bản chất, tính trạng với đặc điểm của chủ thể,… khác. Chỉ nét riêng biệt, tiêu biểu, được xem như dấu hiệu để phân biệt với các sự vật khác. Chỉ những tính chất riêng, không giống với tính chất của sự vật khác.
Trường hợp dùng Thường được sử dụng để nói về toàn bộ các dấu hiệu bên trong, bên ngoài chủ thể, sự vật, hiện tượng,..

Tính biệt hóa không cao do nhiều chủ thể có thể có chung một số đặc điểm.

Thường được dùng để nói đến dấu hiệu bên ngoài của các thực thể, phân biệt tính trạng nổi bật với các vật cùng loại hoặc chủ thể có cùng khái niệm. Thường được dùng để nói đến dấu hiệu bên trong, có liên quan mật thiết tới tính chất, tính trạng của chủ thể, sự vật và hiện tượng.

Đặc tính thường gặp trong lĩnh vực y tế, hóa học, điện tử hoặc cơ khí,…

Ví dụ Hoa phi yến có nhiều màu sắc từ hồng, đỏ, tím, trắng,…  Phi yến kết thành chùm, hoa bao quanh cuống và hướng lên trên. Mỗi chùm hoa dài từ 30 – 50cm. Hoa phi yến có diterpene alkaloid – chất ức chế thần kinh có thể gây tử vong nếu ăn phải.

Trên đây là những thông tin tổng hợp để giải đáp nghi vấn đặc điểm là gì?. Việc nắm chắc đặc điểm của các chủ thể, sự vật,… là vô cùng cần thiết để hiểu rõ về chúng. Tuy nhiên, đặc điểm, đặc trưng cùng đặc tính có nhiều điểm giống nhau nên người dùng cần lưu ý để sử dụng cho đúng.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →