Khi nào nên thay bố thắng xe máy?

Khi nào nên thay bố thắng xe máy? Đây đang là thắc mắc chung của khá nhiều độc giả. Dĩ nhiên việc hiểu và nắm rõ nguyên lý hoạt động cùng những hư hỏng xảy ra với các bộ phận của xe sẽ giúp chúng ta vận hành phương tiện một cách hiệu quả và bền bỉ nhất. Bài viết dưới đây là tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích về vấn đề này, mới quý vị cùng theo dõi để có cho mình câu trả lời chính xác cho thắc mắc trong quá trình sử dụng xe.

bố thắng xe máy
Bố thắng xe máy là gì? Nó đảm nhận nhiệm vụ gì trong quá trình vận hành xe?

Tìm hiểu về cấu tạo cùng nguyên lý vận hành của bố thắng xe máy 

Bố thắng hay còn được biết đến là phanh xe máy, đây là bộ phận quan trọng trong việc điều chỉnh vận tốc di chuyển của xe. Hoàn toàn không hề nói quá khi khẳng định bố thắng xe máy là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của phương tiện trong quá trình sử dụng. Vậy bố thắng xe máy có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? 

Cấu tạo của bố thắng xe máy

Hiểu một cách đơn giản, bố thắng xe máy được tạo thành từ 2 bộ phận là bộ điều khiển và bộ phanh. Trong đó phanh xe cũng được chia làm phanh trước và phanh sau. Về vị trí các phanh thì xe ga sẽ được trang bị phanh ở 2 bên tay lái cùng với đó các dòng xe số sẽ được trang bị phanh chân và phanh tay tương ứng. 

thay bố thắng xe máy
Phanh xe máy giữ nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ di chuyển của phương tiện

Cả hai loại phanh này đều có cấu tạo tương đối đơn giản, cụ thể như sau: 

– Phanh tay: Gồm dây phanh, vỏ ruột cũng như hệ thống ốc siết dây phanh. 

– Phanh chân: Gồm bộ tán hiệu chỉnh, cây sắt điều khiển, lò xo hoàn lực và bàn đạp phanh. 

Thông thường bố thắng xe máy được chia làm hai loại chính là bố thắng đĩa và bố thắng đùm. Một bố thắng chất lượng thường được tạo thành từ hỗn hợp của bột đồng và bột nhôm cùng những quy chuẩn chất lượng nhất định.

Nguyên lý hoạt động của bố thắng xe máy

Tại mỗi bánh xe đều sẽ được trang bị 2 má phanh tại hai bên của bánh xe, khi vận hành bình thường cả hai má phanh sẽ cùng mở đồng thời bánh xe chuyển động tròn đều ở giữa.

bố thắng xe máy khi nào phải thay
Má phanh xe máy tạo ma sát nhằm hạ thấp vận tốc di chuyển của xe

Khi có tác động phanh xe, cùng lúc lực phanh xe tác động lên lò xo tạo sức ép khiến 2 má phanh đóng lại. Đến một ngưỡng nhất định, 2 má phanh tiếp xúc với bánh xe tạo thành một lực ma sát kìm hãm hoạt động của bánh xe. Từ đó hạ thấp vận tốc hoặc thậm chí khiến xe dừng hẳn tùy vào lực phanh của người dùng.

Khi nào nên thay bố thắng xe máy?

Do đặc thù hoạt động nên chỉ sau một thời gian hoạt động tình trạng bố thắng hay má phanh bị mài mòn do ma sát. Đặc biệt trong điều kiện di chuyển tại các khu vực mật độ giao thông lớn hay những đoạn đường không bằng phẳng. Đó là lúc người dùng cần cân nhắc về việc thay thế một chiếc bố thắng mới để đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thao tác phanh xe. 

Vậy khi nào chúng ta nên thay bố thắng xe máy? 

– Khi nhận thấy độ trễ của thao tác phanh xe từ khi người dùng bắt đầu thực hiện cho đến khi có tác động đến vận tốc của xe. 

bố thắng xe máy là gì
Khu vực nội đô với luồng giao thông phức tạp khiến tài xế thường xuyên phải sử dụng bố thắng

– Khi phải di chuyển liên tục trong đoạn đường nội đô với tình trạng ách tắc khiến người lái phải phanh xe liên tục. Hoặc một số đoạn đường có nhiều chướng ngại vật khiến người dùng cần hạ thấp vận tốc khi tránh né. Dĩ nhiên việc sử dụng phanh xe với tần suất thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến má phanh nhanh bị mòn. 

– Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người điều khiển xe nên thực hiện thay thế bố thắng hoặc má phanh xe sau mỗi 15000km di chuyển. Lưu ý nên chọn lựa những đơn vị thay thế uy tín để được sử dụng linh kiện chính hãng với mức giá được niêm yết bởi hãng. Tránh tình trạng bị thổi phồng giá cũng như những linh kiện thay thế kém chất lượng. 

Một số kinh nghiệm sử dụng bố thắng xe máy siêu bền

Dĩ nhiên để đảm bảo tuổi thọ cùng hiệu quả sử dụng bố thắng tốt nhất, bên cạnh chất lượng cách thức vận hành của người dùng cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Vậy chúng ta nên sử dụng bố thắng xe máy như thế nào? Dưới đây là một số lưu ý chi tiết dành cho bạn!

– Sử dụng đồng thời phanh trước và phanh sau với lực phanh tăng dần. Theo nhiều nghiên cứu được thực nghiệp, việc kết hợp sử dụng đồng thời cả hai phanh không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ thắng xe do lực phanh xe được phân phối đồng đều trên cả hai bánh xe mà còn giúp nâng cao độ an toàn cho người điều khiển phương tiện. 

– Khi xuống dốc cần điều chỉnh tốc độ xe về vận tốc thấp nhất kết hợp phanh xe để giảm độ lớn lực cần tác động lên phanh từ đó giúp tác động phanh xe được thực hiện dễ dàng hơn. 

thời gian thay bố thắng xe máy
Kết hợp sử dụng cả hai phanh đồng thời về số khi xuống dốc để đảm bảo an toàn

– Thường xuyên kiểm tra tình trạng dầu trên thắng xe hãy luôn đảm bảo rằng lượng dầu trên bố thắng luôn trong điều kiện tốt nhất. 

– Đừng quên bảo dưỡng, vệ sinh bố thắng thường xuyên bạn nhé! Điều này không chỉ giúp loại bỏ cát bụi có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả cùng tuổi thọ bố thắng mà còn giúp duy trì tình trạng vận hành tốt nhất cho thiết bị. 

Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau đưa ra câu trả lời cho vấn đề: Khi nào nên thay bố thắng xe máy? Cùng một số thông tin về cấu tạo, nguyên lý vận hành cũng như kinh nghiệm sử dụng bố thắng xe máy bền bỉ, hiệu quả. Hy vọng những thông tin tổng hợp được đưa đến trong bài viết tham khảo có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo, tìm hiểu thông tin. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →