[GIẢI ĐÁP]: Uống nước nhớ nguồn là gì?

Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã ghi chép rất nhiều giá trị và câu tục ngữ. Trong đó, “Uống nước nhớ nguồn” chính là một trong những biểu tượng quan trọng thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với nguồn gốc, nguồn cội. Vậy Uống nước nhớ nguồn là gì? Cùng tìm hiểu về tục ngữ này qua nội dung bài viết dưới đây. 

Uống nước nhớ nguồn là gì?

Tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo 2 nét nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Cụ thể như sau:

Uống nước nhớ nguồn là gì?
Uống nước nhớ nguồn là gì?

Đối với nghĩa đen

  • “Uống nước”: Là hành động tiêu thụ nước qua miệng.
  • “Nguồn”: Là nơi khởi đầu, nơi xuất phát của dòng nước.
  • “Nhớ”: Là việc giữ lại trong tâm trí mình những điều đã được biết để rồi sau đó tái hiện lại được.

=> “Uống nước nhớ nguồn” là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Rộng hơn là biết ơn thiên nhiên đã cho chúng ta nguồn nước quý giá.

Đối với nghĩa bóng 

  • “Uống nước”: Là việc hưởng thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra.
  • “Nhớ nguồn”: Chính là nhớ đến những người đã tạo ra thành quả đó. 

=> “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là bất kỳ thành quả nào mà chúng ta đang hưởng thụ ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng và ghi nhớ công lao của họ. 

Ý nghĩa của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là gì?

Nhờ có “nguồn” mà sông, suối, ao hồ, biển cả mới có nước quanh năm, sự sống được duy trì, cây cối thì đơm hoa kết trái, mùa màng bội thu, cuộc sống con  người ấm no và hạnh phúc. Do đó, khi thu hoạch hay khi cầm quả ngọt,… trên tay, bạn hãy nhớ đến “nguồn” – thứ đã giúp chúng ta nhận được những điều tuyệt vời này.

Ý nghĩa của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
Ý nghĩa của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

Mở rộng ra, ý nghĩa của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” không chỉ đơn giản là nhắc chúng ta phải nhớ đến nơi khởi nguồn của dòng nước mà đó chính là lời khuyên, lời răn dạy về lòng biết ơn, sự tri ân, giữ gìn và phát huy thành quả của người tạo ra chúng. Cụ thể, “nước” chính là chỉ thành quả của thế hệ đi trước, của cha ông ta; còn “uống nước” là sự hưởng thụ thành quả cả về vật chất và tinh thần.

Bài học rút ra từ tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” 

Từ ý nghĩa trên, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” cho chúng ta nhiều bài học quý giá:

Bài học về lòng biết ơn

Sống biết ơn để hạnh phúc hơn!
Sống biết ơn để hạnh phúc hơn!

“Ăn một hạt cơm nhớ công người cấy” hay “qua cầu nhớ người xây cầu”, “thành công nhớ người cho chữ”,… Đúng như vậy, thực tế là trong cuộc sống của chúng ta, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó. Do đó, khi chúng ta hưởng được những điều tốt đẹp thì hãy biết ơn người tạo dựng. 

Sự biết ơn, trân trọng sẽ mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn; hoàn thiện nhân cách. Đồng thời cũng có động lực để cố gắng giữ gìn và phát huy thành quả ấy.

Bài học về cách xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp

“Uống nước nhớ nguồn” cũng là đạo lý giúp xây dựng một xã hội đoàn kết hơn
“Uống nước nhớ nguồn” cũng là đạo lý giúp xây dựng một xã hội đoàn kết hơn

Mỗi chúng ta khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác thường có xu hướng tìm cơ hội để đền ơn, đáp nghĩa. Chính lòng biết ơn đã giúp chúng ta sống thủy chung, ân tình. Từ đó tạo dựng mối quan hệ vững chắc với người khác, thậm chí là có thể xây dựng và hàn gắn các mối quan hệ xã hội. 

Ngoài ra, “Uống nước nhớ nguồn” cũng là một đạo lý giúp xây dựng một xã hội tương thân, tương ái và đoàn kết hơn.

Xem thêm:: Khổ tận cam lai nghĩa là gì?

Tìm hiểu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam 

Từ ngàn đời nay, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” luôn là một đạo lý được gìn giữ và phát huy bởi bao thế hệ người dân Việt Nam.

1. “Uống nước nhớ nguồn” – Tri ân những con người đã hy sinh và cống hiến cho độc lập Tổ quốc

Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/07 được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những anh hùng liệt sỹ, các thương, bệnh binh và những người đã anh dũng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Đây chính là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”quý báu từ ngàn đời của người dân Việt Nam. 

Mãi mãi ghi ơn những anh hùng đã hy sinh, cống hiến vì độc lập dân tộc!
Mãi mãi ghi ơn những anh hùng đã hy sinh, cống hiến vì độc lập dân tộc!

Hiện nay, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một trong các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm, dành những tình cảm trân trọng và có trách nhiệm đặc biệt trong việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. 

Mỗi năm cứ vào ngày 27/7, những ngọn đèn hoa đăng lại được thắp sáng để tri ân những người con đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Gửi kèm theo là lời cảm ơn sâu sắc và phải biết đền đáp xứng đáng, không ngừng tu dưỡng, phát triển bản thân mình góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. 

2. “Uống nước nhớ nguồn” – Tri ân những người lái đò thầm lặng 

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm là dịp để chúng ta nhớ ơn về thầy cô – người đã dạy dỗ để chúng ta có đầy đủ hành trang bước vào đời. Thầy cô chính là người đưa chúng ta đến đỉnh cao của tri thức, giúp thế hệ học trò có một tương lai tương sáng hơn. Hòa trong không khí ngày 20/11, tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện đúng tinh thần biết ơn của thế hệ học trò với người lái đò của mình. 

Uống nước nhớ nguồn - Biết ơn sâu sắc thầy cô giáo!
Uống nước nhớ nguồn – Biết ơn sâu sắc thầy cô giáo!

Việt Nam cũng chính là một trong những quốc gia thể hiện rất tốt tinh thần tôn sư trọng đạo. Từ đời xưa các cụ đã răn dạy: “Một chữ cũng là thầy, mà nửa chữ cũng là thầy” hay “Qua sông phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”,… đã cho thấy từ ngàn đời nay truyền thống ấy đã được hình thành, giữ gìn và phát triển cho đến tận bây giờ. 

Vào ngày 20/11 hàng năm, những bó hoa tươi thắm được gửi tặng đến người thầy người cô; kèm theo đó là những lời cảm ơn tri ân sâu sắc của các cô cậu học trò nhỏ. Những món quà dù nhỏ bé, nhưng lại chất chứa trong đó tấm lòng biết ơn vô bờ bến của thế hệ học trò dành cho người thầy cô giáo của mình. 

3. “Uống nước nhớ nguồn” – Nhớ về quê hương nguồn cội

“Uống nước nhớ nguồn” – Hướng về tổ tiên và cội nguồn để góp phần bảo vệ, xây dựng quê hương đất nước chính là bổn phận, trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai đang mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.

“Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Không hiểu câu ca dao ấy có tự bao giờ, tuy nhiên nó đã truyền tụng trong dân gian từ thế hệ này qua thế hệ khác và trở thành biểu tượng cao đẹp của đạo lý, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, cũng trở thành một chuẩn mực đạo đức, sự kính trọng của con cháu với ông bà và tổ tiên.

Nhớ về nguồn cội thiêng liêng, tri ân công đức tổ tiên!
Nhớ về nguồn cội thiêng liêng, tri ân công đức tổ tiên!

Có câu: “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người!” để thấy được rằng quê hương mỗi người chỉ có một. Và nếu không nhớ về nguồn cội, nếu quay lưng ngoảnh mặt với mảnh đất sinh ra chúng ta thì chúng ta sẽ cô độc trên cõi đời này. 

Bên cạnh đó, “Uống nước nhớ nguồn” cũng đơn giản chỉ là chúng ta quan tâm hỏi han tình hình của gia đình hay nhớ đến ngày giỗ của những người của thế hệ trước, tu sửa bàn thờ, mộ mạc,… Mỗi hành động đơn giản lấy lại làm mở rộng thêm tình cảm, giúp mối quan hệ của những thế hệ trong gia đình thêm gắn kết.

Nội dung trên đây đã giải thích cho câu hỏi uống nước nhớ nguồn là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Có thể nói, câu tục ngữ này không chỉ để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về cách ứng xử, cách sống; mà đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →