“Trình độ chuyên môn” là thuật ngữ chuyên dụng trong hồ sơ xin việc, sơ yếu lý lịch hay CV của một người. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Cách viết trình độ chuyên môn đúng chuẩn như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung dưới đây để có thể giải đáp tất cả thắc mắc liên quan!
Contents
- 1 Trình độ chuyên môn là gì?
- 2 Phân biệt trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa và trình độ học vấn
- 3 Những cấp bậc trong trình độ chuyên môn
- 4 Yếu tố đo lường trình độ chuyên môn là gì?
- 5 Hướng dẫn chi tiết cách viết trình độ chuyên môn cho đúng chuẩn
- 6 Một số lỗi phổ biến khi ghi trình độ chuyên môn
- 7 Một số lưu ý quan trọng khi ghi trình độ chuyên môn
- 8 Một số cách nâng cao trình độ chuyên môn hiệu quả
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn là từ dùng để chỉ khả năng, năng lực của một cá nhân về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Trình độ chuyên môn có thể đạt được qua quá trình đào tạo tại trường lớp hoặc cơ quan, tổ chức – Cơ quan quản lý giáo dục Nhà nước cấp phép.
Trình độ chuyên môn sẽ được dùng với những người có cấp bậc nhất định như cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,… Ví dụ về trình độ chuyên môn như cử nhân báo chí, cử nhân tài chính, cử nhân quản trị kinh doanh, thạc sĩ luật, kỹ sư cơ khí, tiến sĩ y dược, kỹ sư công nghệ thông tin, giáo sư y,…
Phân biệt trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa và trình độ học vấn
Trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa và trình độ học vấn là 3 trình độ thường gây nhầm lẫn trong mục có trên tờ khai sơ yếu lý lịch tự thuật. Vậy thì sự khác nhau giữa chúng là gì? Cụ thể như sau:
- Trình độ chuyên môn: Chỉ khả năng, năng lực của một cá nhân về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Trình độ chuyên môn đòi hỏi bạn cần phải có kiến thức chuyên môn trong một môi trường làm việc cụ thể.
- Trình độ văn hóa: Là sự phát triển về nhận thức và văn hóa ứng xử tuân theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Hiểu đơn giản là trình độ giáo dục phổ thông (lớp học hoàn thành 12); được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học: cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Trình độ học vấn: Là trình độ học vấn của một người ở 1 mức độ nhất định. Ví dụ như cử nhân quản trị kinh doanh, Đại học Kinh Tế TPHCM (UEH) – 09/2018 – 09/2022. GPA: 3.8/4.0.
Những cấp bậc trong trình độ chuyên môn
Hiện nay, trình độ chuyên môn được chia thành các cấp bậc như sau:
- Sơ cấp: Thường áp dụng cho chương trình đào tạo ngắn hạn và cho những ngành nghề kỹ thuật để vừa học vừa thực hành, được đào tạo trong các trường dạy nghề. Học viên sau khi hoàn thành chương trình học sơ cấp có thể thành thạo công việc và áp dụng công việc trong thực tế.
- Trung cấp: Dành cho người học đã tốt nghiệp cấp trung học phổ thông và cả trung học cơ sở. Thời gian học trung cấp sẽ thường kéo dài trong 2 năm đối với học viên đã tốt nghiệp THPT, 4 năm đối với người tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên sau khi hoàn thành chương trình trung cấp sẽ có các kiến thức chuyên môn và có khả năng làm việc độc lập.
- Cao đẳng: Áp dụng cho người đã tốt nghiệp cấp trung học phổ thông. Tại đây, học viên được đào tạo kiến thức chuyên sâu về 1 ngành nghề cụ thể. Sinh viên tốt nghiệp vừa có đủ kiến thức chuyên sâu về nghề nghiệp và vừa có kỹ năng thực hành cùng kỹ năng quản lý, giám sát cơ bản.
- Đại học: Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên các kiến thức chuyên môn vững chắc, từ cơ bản đến chuyên sâu cùng kiến thức lý thuyết toàn diện. Đồng thời, sinh viên được đào tạo kỹ năng phản biện, tổng hợp, phân tích vấn đề trong thực tiễn và giải quyết vấn đề có tính phức tạp cao. Thời gian đào tạo sẽ tùy thuộc vào từng ngành học, kéo dài 4 – 6 năm.
- Thạc sĩ, tiến sĩ: Những người sau khi tốt nghiệp đại học có thể theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là dành cho học viên hướng tới trình độ chuyên môn chuyên sâu hơn so với đại học.
Xem thêm:: Consumer nghĩa là gì?
Yếu tố đo lường trình độ chuyên môn là gì?
Các yếu tố đặc trưng để đo lường trình độ chuyên môn bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn: Để đánh giá trình độ và năng lực, nhà tuyển dụng sẽ dựa trên kiến thức, kỹ năng mà ứng viên có được trong quá trình đào tạo. Ví dụ với các công việc thuộc lĩnh vực kế toán sẽ đòi hỏi các ứng viên nắm vững kiến thức kế toán và cần các kỹ năng như lập chứng từ, xử lý dữ liệu,…
- Kỹ năng mềm liên quan: Các kỹ năng mềm là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá trình độ chuyên môn của bạn. Tùy theo từng tính chất công việc thì vị trí ứng tuyển sẽ có những kỹ năng liên quan không giống nhau. Chẳng hạn như vị trí làm việc trong đối ngoại, marketing, dịch thuật thì kỹ năng ngoại ngữ chính là điểm cộng lớn.
- Sức khỏe nghề nghiệp: Yếu tố sức khỏe là điều không thể thiếu trong đo lường trình độ chuyên môn của bạn. Vì khi sức khỏe được đảm bảo thì bạn mới có thể đảm nhận được các công việc yêu cầu cao trong điều kiện căng thẳng, khắc nghiệt. Khi đó bạn mới có đủ khả năng để hoàn thành tốt các công việc và nhiệm vụ được giao phó.
Hướng dẫn chi tiết cách viết trình độ chuyên môn cho đúng chuẩn
Điều tiên quyết của việc ghi sơ yếu lý lịch đúng chuẩn đó chính là tính trung thực. Cá nhân cần phải thể hiện chính xác về trình độ chuyên môn của mình. Bởi:
- Điều này chứng minh sự phù hợp của cá nhân với vị trí ứng tuyển, tuyệt đối không được vì muốn làm công việc đó mà ghi sai sự thật.
- Ở khía cạnh người tuyển dụng, họ hoàn toàn kiểm chứng về trình độ chuyên môn rất qua bằng cấp chuyên môn của người ứng tuyển và năng lực mà họ thể hiện trong quá trình làm việc.
- Sau khi hiểu rõ “trình độ chuyên môn”, các bậc phổ biến của trình độ chuyên môn, việc ghi thế nào ở trong sơ yếu lý lịch đã trở nên dễ dàng hơn.
- Ghi bậc cao nhất đã được đào tạo và đồng thời có giấy chứng nhận việc hoàn thành chương trình học. Để khẳng định sự phù hợp của bạn với công việc đang ứng tuyển, bạn cũng cần thêm chuyên ngành đã được đào tạo.
Ví dụ: Bạn Nguyễn Thị A đã tốt nghiệp chương trình đại học ngành Luật thì sẽ ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch là “Đại học Luật”.
Một số lỗi phổ biến khi ghi trình độ chuyên môn
Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi ghi trình độ chuyên môn mà bạn cần nắm được để tránh mắc phải.
1. Lỗi chính tả và ngữ pháp
Vì trình độ chuyên môn là mục phản ánh phần nào năng lực của bạn, vì vậy nếu như để xảy ra sai sót dù là một lỗi chính tả hay sai ngữ pháp cũng sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Do đó, bạn cần kiểm tra lại lỗi chính tả và ngữ pháp trước khi chuyển sang trình bày phần khác.
2. Thể hiện không đúng nội dung
Thể hiện không đúng nội dung là lỗi dễ mắc phải đối với người hay nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn. Và điều này sẽ dẫn đến việc viết sai nội dung. Nó cũng làm cho nhà tuyển dụng không thể nhận biết chính xác năng lực của bạn. Chính vì vậy, bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm trình độ chuyên môn và trình độ học vấn trước khi trình bày vào CV.
Bên cạnh đó, bạn nên trình bày một cách ngắn gọn, rõ ràng và đảm bảo có đầy đủ những thông tin quan trọng mà mình muốn truyền đạt đến nhà tuyển dụng.
3. Thiếu trung thực khi cung cấp các thông tin
Ai cũng muốn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, tuy nhiên việc thiếu trung thực khi cung cấp thông tin sẽ khiến cho bạn mất điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng nếu bị phát hiện. Thậm chí bạn sẽ mất quyền tham gia ứng tuyển, đồng thời không có cơ hội làm việc tại công ty mình yêu thích trong tương lai.
Thế nên bạn hãy trung thực khi trình bày về bậc học và những thành tích đạt được – nó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể cung cấp các loại bằng cấp chứng minh khi được yêu cầu.
4. Thiếu nhất quán về nội dung, cách trình bày
Khi bạn thiếu đi tính nhất quán về nội dung và cách trình bày trong CV của mình, đặc biệt là phần trình độ chuyên môn sẽ làm cho nhà tuyển dụng khó nắm rõ được các thông tin mà bạn muốn đề cập. Từ đó dẫn đến việc họ không biết bạn muốn trình bày những gì.
Vì vậy, bạn cần phải có sự nhất quán về cả nội dung và cách trình bày. Điều này sẽ giúp bạn có thể trình bày 1 cách rõ ràng hơn, và nhà tuyển dụng cũng nắm được các thông tin quan trọng.
5. Không có sự sắp xếp khoa học
Với bất cứ một phần nào được thể hiện trong CV cũng rất cần sự sắp xếp có khoa học, bao gồm trình độ chuyên môn. Khi bạn trình bày theo những gì mình nghĩ, không có sự sắp xếp dễ khiến nhà tuyển dụng nhận biết sai năng lực của bạn.
Họ còn dễ bị nhiễu loạn thông tin khi không biết đâu là kiến thức, kỹ năng đặc biệt và đáng chú ý mà bạn muốn đề cập đến. Do đó, bạn cần phải hệ thống lại những gì mình muốn trình bày; sau đó sắp xếp một cách khoa học để nhà tuyển dụng nắm rõ được thông tin bạn muốn đề cập đến.
Một số lưu ý quan trọng khi ghi trình độ chuyên môn
Trước khi ghi trình độ chuyên môn vào CV xin việc, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu vị trí ứng tuyển: Mọi yêu cầu nhà tuyển dụng cần ở ứng viên đều nằm ở trong bản mô tả công việc (JD). Vì thế, bước đầu tiên cần nghiên cứu thật kỹ JD, không chỉ để xem mình có phù hợp không mà nó còn là cách để trả lời câu hỏi khi nhà tuyển dụng phỏng vấn. Nghiên cứu vị trí ứng tuyển sẽ giúp bạn biết rõ được ở vị trí này, thị trường lao động hiện tại đang yêu cầu những gì để từ đó bổ sung cho bản thân mình.
- Văn phong trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý: Không phải cứ viết dài là sẽ đầy đủ các ý. Bạn nên tối ưu số trang để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi, đồng thời nói về trình độ chuyên môn một cách ngắn gọn, dễ hiểu, trung thực, đầy đủ ý và để ở vị trí dễ chú ý. Ngoài ra, bạn cũng chuẩn bị sẵn bằng cấp và chứng chỉ để chứng minh trình độ của mình khi tham gia phỏng vấn.
- Mỗi vị trí cần trình độ chuyên môn khác nhau: Dù bạn có rất nhiều trình độ chuyên môn, nhưng chỉ nên đưa các thông tin phù hợp với vị trí cần ứng tuyển và nên lược bỏ thông tin không liên quan. Ví dụ, bạn ứng tuyển công việc kế toán nên đưa bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính hoặc kế toán, cùng các chứng chỉ nghiệp vụ kế toán; có các dẫn chứng rõ ràng về bằng cấp như trường cấp, năm tốt nghiệp, chuyên ngành, điểm GPA,…
Một số cách nâng cao trình độ chuyên môn hiệu quả
Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của bạn trong việc ứng tuyển cũng như cả khi được chọn làm việc. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tham khảo để giúp bạn nâng cao trình độ chuyên môn:
- Hiểu rõ điểm mạnh và yếu của bản thân: Đối với điểm mạnh thì hãy cố gắng thể hiện và phát huy, còn đối với điểm thì bạn cần tập trung học hỏi, rèn luyện để cải thiện nó mỗi ngày.
- Đăng ký học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn: Với các kiến thức được đào tạo ở trường sẽ chỉ đủ để bạn đảm nhận các vị trí cơ bản như nhân viên. Nếu bạn muốn phát triển bản thân, có cơ hội thăng tiến thì cần bổ sung thêm rất nhiều kỹ năng khác. Và tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn chính là giải pháp tối ưu, tập trung đúng kỹ năng cần học và đồng thời tiết kiệm thời gian chi phí.
- Học hỏi từ đồng nghiệp và cấp trên: Môi trường làm việc sẽ dạy cho bạn nhiều điều quý giá, mà không trường lớp nào có thể dạy được. Đó chính là các kiến thức thực tế, là kinh nghiệm học được từ những người đồng nghiệp xung quanh và cấp trên. Theo đó, bạn chỉ cần chú ý quan sát, chịu khó học hỏi và kiên trì thì sẽ giúp kỹ năng nâng cao.
- Đọc nhiều sách, báo và tài liệu về chuyên ngành: Đây là một kho tàng kiến thức quý giá để bạn mở rộng được lượng kiến thức cả về chiều sâu và chiều rộng.
Trên đây là thông tin được chia sẻ qua bài viết trên, quý độc giả đã hiểu được trình độ chuyên môn là gì. Mong rằng đã giúp bạn biết cách viết trình độ chuyên môn như thế nào trong sơ yếu lý lịch để tăng tỷ lệ thành công khi ứng tuyển!
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.