Dưa leo hay dưa chuột là một loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng và quá quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Vậy dưa leo có tác dụng gì với cơ thể con người? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về tác dụng của dưa leo trong nội dung bài viết này nhé!
Contents
- 1 Dưa leo có tác dụng gì?
- 1.1 1. Bù nước, bổ sung các loại vitamin cho cơ thể
- 1.2 2. Phòng ngừa ung thư
- 1.3 3. Tốt cho tim mạch
- 1.4 4. Tốt cho thần kinh, cải thiện sức khỏe tinh thần
- 1.5 5. Vệ sinh răng miệng, giúp giảm hôi miệng
- 1.6 6. Ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa
- 1.7 7. Hỗ trợ sức khỏe xương
- 1.8 8. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- 1.9 8. Làm đẹp
- 1.10 10. Giảm khó chịu sau khi say rượu
- 2 Một số thắc mắc khi ăn dưa leo
Dưa leo có tác dụng gì?
Trong dưa leo có chứa đến 95% là nước, các loại vitamin như A, B1, B2, B6, C, D cùng hàm lượng lớn canxi, kali, axit folic, lignans,… Đây đều là những hợp chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người, mang đến lợi ích về sức khỏe.
1. Bù nước, bổ sung các loại vitamin cho cơ thể
Dưa leo chứa hàm lượng nước, khoáng chất, vitamin dồi dào chính là cách bù nước và bổ sung vitamin đầy đủ cho cơ thể. Do đó, ăn dưa leo giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước trong thời tiết nóng bức hoặc sau khi tập luyện.
Cơ thể con người cần bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Thế nhưng nếu bạn không quen uống nước thường xuyên thì có thể ăn dưa leo để bổ sung nước.
2. Phòng ngừa ung thư
Theo giải thích từ khoa học, các vitamin trong dưa chuột như vitamin A, B, C sẽ đem lại năng lượng cho cơ thể và đồng thời tăng cường hoạt động miễn dịch giúp nâng cao sức đề kháng ở người. Nhờ đó chống lại sự tấn công của những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh, hạn chế bệnh tật và khả năng mắc ung thư.
Các bác sĩ khuyến nghị rằng, dưa chuột chính là một biện pháp ngăn ngừa ung thư đơn giản, rẻ tiền nhưng có thể đem lại hiệu quả bất ngờ.
3. Tốt cho tim mạch
Dưa leo là thực phẩm nổi tiếng với khả năng ổn định nồng độ cholesterol trong máu, có lợi cho tim mạch. Đồng thời, hàm lượng kali, magie và chất xơ dồi dào trong dưa chuột là 3 yếu tố chính hỗ trợ điều hòa huyết áp giúp huyết áp luôn ổn định.
Một số nghiên cứu tìm ra sterols trong dưa chuột có thể chống oxy hóa tại khu vực động mạch. Vậy nên nếu như bạn gặp các vấn đề liên quan đến huyết áp và tim mạch, hãy thử uống 1 ly nước ép dưa chuột hàng ngày để khắc phục tình trạng bệnh lâu dài.
4. Tốt cho thần kinh, cải thiện sức khỏe tinh thần
Nếu là người phải thường xuyên sống và làm việc trong môi trường căng thẳng, thì chắc hẳn sức khỏe tinh thần ít nhiều chịu nhiều ảnh hưởng. Một số triệu chứng điển hình bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
Dưa leo với nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B phức hợp gồm vitamin B1, B5 và B7. Đây đều là các chất có tác dụng tích cực đối với hệ thần kinh, có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm bớt những tác động từ căng thẳng, mệt mỏi và lo âu hàng ngày. Thưởng thức một ly nước ép sau giờ làm việc căng thẳng là cách đơn giản giúp bạn lấy lại năng lượng nhanh chóng.
5. Vệ sinh răng miệng, giúp giảm hôi miệng
Theo mẹo dân gian, ăn dưa leo có thể giúp cải thiện và giảm tình trạng hôi miệng. Mách bạn, để có được hiệu quả nhanh nhất thì bạn có thể ngậm một miếng dưa leo khoảng chừng 30 giây; khi đó các phytochemicals có trong loại quả này sẽ làm sạch, khử mùi hôi miệng một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, các loại nước ép từ dưa leo cũng có tác dụng làm dịu các ổ viêm bên trong khoang miệng. Nó hoạt động như một loại singum tự nhiên đem đến cho bạn cảm giác thơm mát và sạch sẽ.
6. Ngừa táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa
Với nguồn nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, dưa leo vì thế mà có tính mát, vị ngọt thanh trở thành món ăn lý tưởng giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như ợ chua, ợ nóng, đầy hơi hay khó tiêu.
Đặc biệt, pectin trong dưa chuột là một loại chất xơ hòa tan giúp tăng dần số chuyển của đại tràng, từ đó kích thích đi ngoài giúp hạn chế tình trạng táo bón. Mặt khác, ăn dưa leo còn có thể tăng cường lợi khuẩn đường ruột; bảo vệ và nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa.
7. Hỗ trợ sức khỏe xương
Dưa leo chứa hàm lượng vitamin D, K cao – các loại vitamin có vai trò quan trọng đối với xương do nó thúc đẩy hoạt động tạo xương. Vitamin K sẽ giúp cải thiện khả năng hấp thụ canxi; khi kết hợp với nhau thì dưỡng chất này góp phần giúp xương khỏe mạnh. Hơn thế, các lignans trong dưa leo có thể giúp ngăn ngừa loãng xương.
8. Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Với hàm lượng calories thấp, lượng nước và chất xơ dồi dào thì dưa chuột chính là loại thực phẩm phù hợp với thực đơn của người muốn giảm cân. Khi ăn dưa leo sẽ giúp ức chế quá trình chuyển hóa đường thành mỡ. Vậy nên kết hợp dưa leo vào chế độ ăn giảm cân hàng ngày chính là cách nạp năng lượng hiệu quả, đồng thời giúp cảm giác no kéo dài hơn.
8. Làm đẹp
Dưa leo có lợi cho sức khỏe của da; đắp dưa chuột lên da có thể làm giảm đau do bị tổn thương, sưng tấy hay cháy nắng. Vậy nên đặt một hoặc 2 lát dưa chuột dưới mắt có thể làm co mạch máu và làm giảm bọng mắt.
Các loại kháng chất khác trong dưa leo như magie, kali giúp tái tạo tế bào da. Đặc biệt, silica chính là một khoáng chất tuyệt vời giúp làm mượt, sáng bóng móng tay chân.
10. Giảm khó chịu sau khi say rượu
Khi say rượu, hãy ăn vài lát dưa chuột trước khi đi ngủ để giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn,… sau khi thức dậy. Bởi, dưa chuột được ví như chất điện giải tự nhiên cùng lượng đường và các vitamin nhóm B cần thiết giúp bạn đỡ mệt hơn.
Một số thắc mắc khi ăn dưa leo
Bên cạnh câu hỏi dưa leo có tác dụng gì, các tác dụng tuyệt vời của dưa leo đối với con người thì một số vấn đề đáng quan tâm xoay quay nguồn thực phẩm này.
1. Ăn dưa leo nhiều có tốt không?
Dưa leo dù là thực phẩm mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng thực tế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên cân đối chế độ ăn uống và không nhất thiết phải ăn quá nhiều dưa leo.
Việc ăn quá nhiều dưa leo hàng ngày có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vào đó, ta chỉ nên ăn khoảng 400g/ 1 ngày là đủ.
2. Ai không nên ăn dưa leo?
Một số nhóm đối tượng cần hạn chế ăn dưa leo để tránh các tác dụng ngược không mong muốn:
- Người bị đầy bụng, lạnh bụng: Dưa leo có tính lạnh nên sẽ không thích hợp cho người bị đầy bụng hay lạnh bụng. Chất cucurbitacin trong dưa chuột rất khó tiêu sẽ khiến cơ thể đầy hơi và phù nề, vì đang cố loại thải độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.
- Người bị rối loạn tiêu hóa: Người bị rối loạn chức năng tiêu hóa khi ăn nhiều dưa chuột sẽ làm khí lạnh sẽ tích tụ trong cơ thể, khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Người bị đau dạ dày: Lượng vitamin C dồi dào trong dưa leo không tốt cho người bị đau dạ dày. Khi tiêu thụ thực phẩm này quá nhiều, dạ dày sẽ tiết dịch vị và co thắt nhiều hơn. Từ đó, làm tăng các cơn đau thượng vị và tình trạng viêm loét niêm mạc.
- Người mắc bệnh thận: Ăn dưa leo nhiều dễ đi tiểu nhiều lần, đặc biệt với người thận yếu có thể bị són tiểu. Không chỉ thế, hạt dưa leo chứa cucurbitin và dầu béo có đặc tính lợi tiểu nhẹ nên khi ăn nhiều dưa leo sẽ gây ra tình trạng lợi tiểu dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải.
- Những người bị viêm xoang: Người bị viêm xoang hay mắc các bệnh về hô hấp không nên ăn dưa leo. Vì có thể khiến cho các biểu hiện bệnh xấu đi và ngày càng nghiêm trọng.
- Người hay bị ngộ độc: Hiện nay, nhiều nơi trồng dưa leo đã phun thuốc kích thích và trừ sâu nên hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn trên quả dưa. Do đó, khi ăn rất dễ gây ngộ độc. Bên cạnh đó, các loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid khiến dưa chuột bị đắng cũng chính là nguyên nhân gây ngộ độc.
- Phụ nữ đang mang thai: Mặc dù việc tiêu thụ dưa leo trong thời kỳ mang thai vẫn được xem là an toàn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì có thể gây ra một số tình trạng khó chịu cho thai phụ. Cụ thể, tác dụng lợi tiểu sẽ buộc bạn phải đi vệ sinh nhiều hơn; hay do có nhiều chất xơ nên dưa leo dễ gây đầy hơi, khó tiêu và thậm chí bị đau bụng.
3. Ăn dưa leo như thế nào là tốt nhất?
Phần lớn dưa leo sau khi được mua hoặc hái về thì thường được rửa sạch rồi ăn sống hoặc ăn kèm nó với một số rau củ khác trong món salad. Đây được xem là cách chế biến đơn giản, hiệu quả nhất vì dưa leo sẽ giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng so với các cách chế biến khác.
Dẫu vậy, để đảm bảo an toàn cũng như diệt vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, bạn có thể làm sạch dưa leo bằng nước vo gạo và bột mì hoặc cách khác là bằng baking soda và nước ấm.
Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đã biết dưa leo có tác dụng gì. Có thể nói, dưa leo không chỉ là nguyên liệu tạo ra hương vị tươi mát và thanh đạm cho các bữa ăn trong gia đình, mà còn là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ đối với có thể thì bạn cũng chỉ nên ăn lượng vừa phải mỗi ngày!
>> Xem thêm: Hạnh nhân là gì?
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.