Cách sử dụng cầu nâng 2 trụ và nguyên tắc vận hành chuẩn nhất

Cầu nâng 2 trụ là thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ đắc lực cho công việc sửa chữa hoặc bảo dưỡng ô tô. Tuy nhiên, để sản phẩm này phát huy được tối đa hiệu quả thì người dùng cần nắm rõ cách sử dụng cầu nâng 2 trụ cũng như quy trình vận hành. Do đó, trong nội dung của bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đưa chia sẻ đến bạn thông tin chính xác nhất. 

Cách sử dụng cầu nâng 2 trụ và nguyên tắc vận hành chuẩn nhất
Cách sử dụng cầu nâng 2 trụ và nguyên tắc vận hành chuẩn nhất

Cầu nâng 2 trụ ô tô là gì?

Hiện nay, các sản phẩm cầu nâng 2 trụ đã và đang được sử dụng phổ biến tại các gara chuyên nghiệp. Nó có tác dụng nâng hạ các phương tiện như ô tô, xe tải nhỏ,… lên xuống để nhân viên sửa chữa, làm sạch hoặc thay thế bộ phận dưới gầm. Nhờ vào thiết bị này, công việc của con người trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. 

Trên thị trường, cầu nâng 2 trụ được chia thành 2 loại gồm cầu nâng có cổng và cầu nâng không cổng. Cụ thể:

Cầu nâng 2 trụ ô tô là gì?
Cầu nâng 2 trụ ô tô là gì?
  • Cầu nâng 2 trụ có cổng được thiết kế thanh chắn (cổng) giới hạn độ cao ở phía trên đỉnh. Ở phía trên đỉnh của 2 trụ sẽ có một giằng kim loại vắt ngang và khiến cầu nâng trông như một chiếc cổng. Còn các bộ phận khác như dây cáp, dây điện,… sẽ được đặt bên trong thanh giằng. 
  • Cầu nâng 2 trụ không cổng sẽ không có thanh giới hạn chiều cao ở phía trên 2 trụ. Thay vào đó thì thanh giằng sẽ được lắp đặt ở bên dưới, nối 2 đầu dưới của 2 trụ. Do đó, khi di chuyển thì ô tô phải đi qua giằng dưới mới lên tới cánh tay cầu nâng. 

Cấu tạo cầu nâng 2 trụ ô tô

Tuy được phân loại thành 2 loại riêng, nhưng cầu nâng 2 trụ vẫn có cấu tạo chung như sau:

Cấu tạo cầu nâng 2 trụ ô tô
Cấu tạo cầu nâng 2 trụ ô tô
  • Trụ nâng: Hai thanh trụ của cầu nâng được đặt cách nhau một khoảng vừa phải, thích hợp với kích thước ô tô. Bộ phận này được cấu thành từ chất liệu cao cấp, thép không gỉ, chắc khỏe và vô cùng bền vững.
  • Cánh tay giữ xe: Mỗi bên trụ cầu nâng đều được thiết kế một cánh tay, tạo từ 2 thanh thép chất lượng cao hình chữ V đặt vuông góc với trụ. Bộ phận này có chức năng giữ xe, không để rơi tự do trong quá trình nâng hạ.
  • Bộ cảm biến: Bộ phận này được trang bị riêng cho loại cầu nâng có cổng, có chức năng tự dừng khi phương tiện gần chạm đến đỉnh.
  • Khóa an toàn: Là chi tiết quan trọng của cầu nâng, được thiết kế 2 bên trụ hỗ trợ gia tăng sự an toàn cho người và phương tiện trên cầu nâng.
  • Dầu thủy lực: Khi kết hợp với bơm thủy lực sẽ giúp cầu nâng vật hành ổn định.
  • Bơm thủy lực: Được xem như động cơ cầu nâng, để đẩy dầu thủy lực phục vụ cho quá trình vận hành. 
  • Bình chứa dầu: Nơi đựng dầu thủy lực trước và sau quá trình nâng hạ.

Có thể thấy, mỗi bộ phận đều đảm nhiệm một vai trò và nhiệm vụ riêng biệt. Và sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận này sẽ giúp cầu nâng vận hành tốt nhất. Do đó, nếu như một bộ phận nào đó gặp phải sự cố thì giàn nâng 2 trụ không thể hoạt động. Chính vì vậy, nắm bắt rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì khi áp dụng cách vận hành sẽ dễ dàng hơn.

Tìm hiểu nguyên lý vận hành của cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ ô tô vận hành theo hai quá trình riêng biệt là nâng lên và hạ xuống. Cụ thể là: 

Quy trình nâng xe của cầu nâng 2 trụ
Quy trình nâng xe của cầu nâng 2 trụ

Đối với quá trình nâng xe lên, sau khi xe tiến vào cầu nâng sẽ được đặt trên cánh tay giữ xe và khóa an toàn sẽ tự động khóa lại để đảm bảo sự an toàn khi hoạt động. Cùng lúc này, người điều khiển ấn nút UP – lên để bơm thủy lực dẫn dòng dầu thủy lực đi qua van khóa đi vào xi lanh rồi đẩy xi lanh lên. Sau đó, hai bàn tay giữ xe sẽ thực hiện việc nâng lên dần dần và dừng hẳn khi ở vị trí trung tâm.

Đối với quá trình hạ xe xuống, người điều khiển ấn nút DOWN – xuống. Khi đó, dòng dầu thủy lực tại xilanh sẽ bị thu hồi về bình chứa dầu và cầu nâng cùng ô tô sẽ dần hạ xuống. Ở trong suốt quá trình nâng hạ, khóa an toàn sẽ luôn hoạt động để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả người và phương tiện. 

>> Xem Thêm: Barie Tự Động Yên Phát Và Những Bí Mật Bạn Chưa Biết

Hướng dẫn cách vận hành cầu nâng 2 trụ chuẩn nhất

Cách vận hành cầu nâng 2 trụ được cụ thể hóa theo các bước dưới đây:

Cách vận hành cầu nâng 2 trụ an toàn
Cách vận hành cầu nâng 2 trụ an toàn

Quy trình nâng ô tô lên

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải loại bỏ các vật cản trên đường di chuyển của ô tô đến cầu nâng 2 trụ.
  • Bước 2: Tiến hành hạ cánh tay giữ cố định của cầu nâng ở mức thấp nhất, đồng thời mở rộng nó hết mức bằng cách sải thẳng.
  • Bước 3: Tiến xe lên phía cầu nâng 2 trụ, đảm bảo xe nằm giữa cầu nâng.
  • Bước 4: Kéo tay cố định xe ô tô vào gầm ô tô rồi điều chỉnh tay cao su.
  • Bước 5: Người điều khiển di chuyển lên mớm cầu nâng, kiểm tra tay đỡ cao su xem đã vào đúng vị trí hay chưa.
  • Bước 6: Ấn nút UP, cầu nâng sẽ được nâng lên dần dần.
  • Bước 7: Thả nút này khi ô tô đã được nâng lên ở vị trí mong muốn.
  • Bước 8: Nhấn nút khóa cầu để đảm bảo cố định cáp rồi tiến hành sửa chữa, thay thế và lắp đặt.

Quy trình hạ ô tô xuống

  • Bước 1: Tiến hành thu dọn các vật dụng, đồ đạc trước trước khi tiến hành hạ cầu.
  • Bước 2: Nhấn nút nâng cầu, nâng cầu thêm từ 3-5cm để mở khóa cáp an toàn.
  • Bước 3: Nhấn nút thả cầu, chú ý là nên thả cầu chậm chậm rồi khi cầu xuống ổn định thì có thể hạ xuống nhanh hơn.
  • Bước 4: Khi ô tô tiếp đất, hãy hạ tay cao su rồi kéo tay cố định ra khỏi gầm ô tô (2 tay kéo thẳng). 
  • Bước 5: Tiến hành lùi ô tô ra ngoài để hoàn thành quy trình sửa chữa, điều chỉnh tay cao su vào vị trí vá gầm xe.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi vận hành cầu nâng 2 trụ

Trong quá trình vận hành cầu nâng, người dùng cần đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản nhằm bảo vệ sự an toàn khi sử dụng và tuổi thọ bền bỉ của cầu nâng. Cụ thể:

  • Nắm rõ thông tin trọng tải của cầu nâng, tránh trường hợp nâng quá tải gây ra các sự cố nghiêm trọng như sập cầu nâng.
  • Trước khi sử dụng, cần kiểm tra kỹ các bộ phận của cầu nâng để phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố hỏng hóc.
  • Khi phát hiện sự cố, không được tự ý vận hành cầu nâng.
  • Đối với những người chưa nắm bắt được cách sử dụng và vận hành thì không nên điều khiển.
Tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng cầu nâng để đảm bảo an toàn
Tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng cầu nâng để đảm bảo an toàn
  • Không vận hành cầu nâng khi có người hoặc động vật trong ô tô, đồng thời đối những người không phận sự thì cần đứng ngoài xa khu vực cầu nâng hoạt động.
  • Đảm bảo việc lắp đặt các tay nâng vào đúng vị trí, khi cầu nâng lên đúng vị trí phải đóng khóa an toàn.
  • Với mỗi loại xe sẽ có trọng tâm khác nhau nên khi thay đổi trọng tâm thì người dùng nên chú ý đặt tay nâng ở một vị trí thích hợp.
  • Mở khóa an toàn trước khi hạ xuống, hạ từ từ và cần quan sát gầm xe đảm bảo không có người hoặc vật cản. 
  • Đưa tay nâng về vị trí ban đầu khi cầu nâng hạ xuống an toàn.
  • Sau khi kết thúc mỗi buổi làm việc, cần phải nâng tay cầu lên khoảng 50cm so với mặt sàn để mạng lưới không bị đảo pha hay gây hư hỏng. 
  • Tiến hành vệ sinh, lau chùi các bộ phận cầu nâng và tuân thủ quy trình bảo dưỡng cầu nâng theo định kỳ.

Như vậy, ở nội dung của bài viết này thì chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc cách sử dụng cầu nâng 2 trụ chuẩn nhất. Hy vọng với thông tin này thì chúng tôi đã giúp bạn biết cách vận hành cầu nâng 2 trụ. Vì vậy, để tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích hãy ghé thăm website của chúng tôi thường xuyên nhé!