Cầu nâng 2 trụ là gì? Tìm hiểu cấu tạo cầu nâng 2 trụ

Ngày nay, các sản phẩm cầu nâng 2 trụ đã và đang trở nên quen thuộc trên thị trường hàng tiêu dùng. Hầu hết, tại các gara sửa chữa hoặc bảo dưỡng chuyên nghiệp thì cầu nâng 2 trụ đều có mặt nhằm hỗ trợ tuyệt đối cho người sử dụng. Vậy cầu nâng 2 trụ là gì? Nguyên lý và cấu tạo cầu nâng 2 trụ ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung dưới đây để làm rõ.

Cầu nâng 2 trụ là gì? Tìm hiểu cấu tạo cầu nâng 2 trụ
Cầu nâng 2 trụ là gì? Tìm hiểu cấu tạo cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ là gì?

Cầu nâng 2 trụ là dòng thiết bị máy móc chuyên dụng được sử dụng phổ biến tại các gara sửa chữa ô tô hay trạm bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp. Sản phẩm này cho khả năng nâng hạ linh hoạt giúp các công việc sửa chữa, làm sạch, thay thế ở các vị trí khó khăn như gầm xe, bánh xe,… được dễ dàng. 

Hiện nay, các giàn nâng chuyên dụng được ứng dụng phổ biến bởi kiểu dáng gọn gàng, không quá cồng kềnh mà lại có thể hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động ổn định.

Phân loại cầu nâng 2 trụ

Căn cứ vào cấu tạo thực tế thì cầu nâng 2 trụ được chia làm 2 loại chính là:

Phân loại cầu nâng 2 trụ
Phân loại cầu nâng 2 trụ

Cầu nâng 2 trụ có cổng 

Hay còn gọi là giàn nâng 2 trụ giằng trên, được thiết kế cáp nằm ở phía trên giúp xe không bị cọ sát trong quá trình nâng hạ. Đồng thời, với giằng phía trên thì khi thực hiện quá trình nâng xe ô tô sẽ không bị chúi đầu về phía trước nên độ an toàn được nâng cao. Đặc biệt, hiện nay một số model được trang bị cảm biến hành trình cho khả năng tự động dừng khi nóc xe gần chạm đến thanh giằng.

Cầu nâng 2 trụ không cổng

Là loại cầu nâng được thiết kế đơn giản, chỉ đầu tư và sử dụng vào mục đích rửa xe. Do đó, giá thành của cầu nâng 2 trụ không cổng cũng mềm hơn so với loại có cổng. Ưu điểm nổi bật của thiết bị này là có thể nâng được loại xe có mũi cao mà không bị giới hạn về chiều cao nâng. Tuy nhiên, hạn chế là do cáp nằm ở phía dưới nên trong quá trình đưa xe vào sẽ dễ xảy ra tình trạng cọ xát làm cáp nhanh bị mòn. 

Tìm hiểu chung về cấu tạo cầu nâng 2 trụ

Hầu hết các sản phẩm cầu nâng 2 trụ đều có cấu tạo khá đơn giản, với các bộ phận cơ bản sẽ gồm trụ, cánh tay giữ xe, bộ cảm biến, thùng dầu,… Cụ thể như sau:

Tìm hiểu chung về cấu tạo cầu nâng 2 trụ
Tìm hiểu chung về cấu tạo cầu nâng 2 trụ
  • 2 Trụ cầu nâng: Hai trụ của cầu nâng được đặt cách nhau một khoảng cách định mức để đảm bảo phù hợp với kích thước của ô tô. Chúng có độ bền bỉ cao bởi được cấu thành từ thép cao cấp, dày và chịu được trọng tải lớn.
  • Cánh tay giữ xe: Mỗi bên trụ cầu nâng sẽ có được thiết kế 1 cánh tay, cánh tay này được tạo nên từ 2 thanh thép với hình dạng chữ V và được đặt vuông góc với trụ. Cánh tay có vai trò giữ xe trong quá trình nâng hạ nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển và phương tiện.
  • Khóa an toàn: Bộ phận này được trang bị 2 bên trụ giúp tăng mức độ an toàn, không để xe bị rơi trong quá trình thực hiện nâng hạ.
  • Dầu thủy lực: Là chất xúc tác để động cơ vận hành, sẽ kết hợp với bơm thủy lực để cầu nâng hoạt động ổn định.
  • Bơm thủy lực: Là bộ phận đẩy dầu thủy lực giúp quá trình vận hành diễn ra.
  • Bộ cảm biến: Chỉ có ở loại cầu nâng giằng trên, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn và cho khả năng tự dừng khi phương tiện gần chạm đến thanh giằng. 

Nguyên lý vận hành chung của cầu nâng 2 trụ

Nguyên lý hoạt động của dòng cầu nâng 2 trụ dựa vào hệ thống thủy lực, tạo áp lực để động cơ vận hành sẽ bao gồm quá trình nâng lên và hạ xuống. Cụ thể là:

  • Quá trình nâng lên: Bơm thủy lực sẽ bắt đầu hoạt động để đẩy dầu thủy lực đi qua khóa van rồi vào xi lanh. Khi đó, dưới áp suất của dầu thủy lực thì xi lanh được đẩy lên và đồng thời cánh tay giữ xe sẽ được nâng lên từ từ.
  • Quá trình hạ xuống: Thay vì bị đẩy lên thì dầu thủy lực sẽ bị đẩy ngược trở lại thùng chứa và khi đó 2 trụ cầu nâng sẽ hạ xuống mặt đất một cách từ từ.

Hướng dẫn chuẩn nhất cách sử dụng cầu nâng 2 trụ

Để sử dụng cầu nâng 2 trụ an toàn và đảm bảo thực hiện hiệu quả công việc thì người điều khiển cần thực hiện các bước chi tiết trong từng quá trình như sau:

Quy trình nâng cầu 2 trụ lên

Quy trình nâng cầu 2 trụ lên
Quy trình nâng cầu 2 trụ lên
  • Bước 1: Dọn dẹp các vật cản để đưa ô tô vào đúng vị trí giữa cầu nâng 2 trụ.
  • Bước 2: Trên bảng điều khiển, ấn nút điều khiển để cánh tay giữ xe vào đúng vị trí gầm ô tô.
  • Bước 3: Nhấn nút UP hoặc biểu tượng hình mũi tên đi lên để cầu nâng lên từ từ, khi đến chiều cao 15-20cm thì dừng lại để kiểm tra cân bằng tải.
  • Bước 4: Sau khi thấy cân bằng thì tiếp tục ấn để đạt được chiều cao như mong muốn rồi thả nút khỏi bảng điều khiển.
  • Bước 5: Tiếp tục ấn nút khóa cóc hãm để hạ thấp phụ tải và khóa chặt móc an toàn để tiến hành công việc của mình. 

Quy trình hạ cầu 2 trụ xuống

  • Bước 1: Để hạ cầu nâng, đầu tiên người dùng tháo chốt an toàn của cầu và dọn dẹp sạch sẽ các dụng cụ hoặc vật cản ở xung quanh khu vực cầu nâng.
Bảng điều khiển cầu nâng 2 trụ
Bảng điều khiển cầu nâng 2 trụ
  • Bước 2: Để cầu nâng lên một chút rồi ấn giữ nút DOWN để cánh tay giữ xe xuống vị trí thấp nhất.
  • Bước 3: Ấn nút điều khiển để bộ phận cánh tay mở ra như lúc ban đầu rồi đưa xe ra khỏi cầu nâng.

Giá thành cầu nâng 2 trụ

Trên thị trường hiện nay, cầu nâng 2 trụ giằng trên thường có giá cả cao hơn so với cầu nâng 2 trụ giằng dưới. Cụ thể:

  • Mức giá của cầu nâng 2 trụ giằng dưới dao động từ 25-30 triệu đồng.
  • Mức giá của cầu nâng 2 trụ giằng trên dao động từ 28-40 triệu đồng.

Ngoài ra, tùy thuộc vào các yếu tố như thương hiệu, xuất xứ và tải trọng tối đa thì giá cầu nâng 2 trụ sẽ có sự khác nhau. 

Các lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng cầu nâng 2 trụ

Để duy trì tốt tuổi thọ cũng như hiệu quả sử dụng cầu nâng 2 trụ, người sử dụng cần lưu ý kỹ một số vấn đề trước, trong và sau khi vận hành thiết bị này như sau:

Các lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng cầu nâng 2 trụ
Các lưu ý cần biết trong quá trình sử dụng cầu nâng 2 trụ
  • Trước khi vận hành, người dùng cần kiểm tra tổng thể hệ thống cầu nâng đảm bảo là tất cả các bộ phận đều hoạt động tốt.
  • Nếu phát hiện bất cứ một vấn đề nào bất thường thì tuyệt đối không được vận hành máy bởi nó có thể gây ra các tình huống vô cùng nguy hiểm.
  • Đối với mỗi loại cầu nâng 2 trụ sẽ được sản xuất, thiết kế với mức trọng tải định mức khác nhau. Do đó, người dùng cần nắm rõ thông số kỹ thuật của sản phẩm được cung cấp bởi nhà sản xuất hay đơn vị phân phối.
  • Không để mức trọng tải vượt quá thường xuyên bởi nó sẽ gây hư hỏng máy và có thể tạo ra sự cố bất ngờ trong quá trình sử dụng.
  • Không dùng cầu nâng để nâng hạ người hoặc động vật.
  • Hãy chắc chắn là trước khi sử dụng thì cầu nâng đã được đặt đúng vị trí thân xe.
  • Trong quá trình nâng lên, việc kiểm tra và sửa chữa có thể vô tình khiến trọng tâm xe bị thay đổi thì người dùng cần sự hỗ trợ của 1 thiết bị hoặc phụ kiện khác để xe đảm bảo luôn cân bằng.
  • Sau quá trình vận hành, cầu nâng cần được đưa lên khoảng chiều cao 50cm so với nền để đảm bảo hệ thống không bị lỗi cho lần sử dụng tiếp theo. 
  • Vệ sinh, lau chùi các bộ phận tránh làm bụi bẩn tích lũy vào cầu khiến hiệu quả vận hành bị giảm sút.
  • Bảo quản, bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. 

Trên đây là toàn bộ bài viết nói về cấu tạo cầu nâng 2 trụ và các lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Hy vọng các thông tin này đã giúp bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về thiết bị cầu nâng ô tô đang được sử dụng phổ biến này.