Triều cường là gì? Tìm hiểu app cảnh báo triều cường trên điện thoại

“Triều cường” là một thuật ngữ quen thuộc, thường xuất hiện trong các bản tin dự báo thời tiết. Vậy triều cường là gì? Triều cường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết này!

Triều cường là gì?

Triều cường là gì?
Triều cường là gì?

Triều cường là hiện tượng thủy triều dâng lên cao nhất và thường được tính theo tháng. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do sự thay đổi lực hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời với Trái Đất.

Phân biệt triều cường và thủy triều

Khái niệm “triều cường” thường gây nhầm lẫn với “thủy triều”, tuy nhiên đây lại là 2 hiện tượng hoàn toàn khác biệt. Cụ thể:

  • Thủy triều: Là hiện tượng nước biển hay nước sông lên xuống trong 1 chu kỳ thời gian (phụ thuộc biến chuyển thiên văn). Nói cách khác; nhờ vào lực hút của Mặt Trăng và các thiên thể khác vào 1 thời điểm nào đó lên bề mặt Trái Đất sẽ tạo ra hiện tượng thủy triều. Thủy triều gồm 4 chu kỳ:
Thủy triều là gì? 
Thủy triều là gì?
  • Triều dâng: Xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ và làm ngập vùng gian triều.
  • Triều cao: Nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó.
  • Triều xuống: Mực nước biển hạ thấp trong vài giờ và làm lộ ra vùng gian triều.
  • Triều thấp: Nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó.
  • Triều cường: Hay còn gọi là triều cao, là 1 trong 4 chu kỳ của thủy triều. Thời điểm nước dâng lên cao nhất, vượt mốc cảnh báo mực nước thủy triều trong khu vực được gọi là triều cường. 
Triều cường là 1 trong 4 chu kỳ của thủy triều
Triều cường là 1 trong 4 chu kỳ của thủy triều

Triều cường xảy ra khi nào?

Triều cường là hiện tượng tự nhiên phụ thuộc vào lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng (là chủ yếu) và Mặt Trời với Trái Đất. Theo đó, triều cường cường xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất nằm trên cùng 1 đường thẳng. Đó là 2 thời điểm trong tháng:

Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất nằm trên cùng 1 đường thẳng
Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất nằm trên cùng 1 đường thẳng
  • Ngày 30, 1 Âm lịch (tối trời): Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất.
  • Ngày 15,16 Âm lịch (ngày Trăng tròn): Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Vào thời điểm này, Mặt Trăng và Trái Đất ở khá gần nhau nên lực hấp dẫn càng lớn, do đó xảy ra hiện tượng triều cường.

Xem thêm:: Chân lý nghĩa là gì?

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng triều cường là gì?

Nguyên nhân chính dẫn đến triều cường là do sự thay đổi lực hấp dẫn. Nói cách khác là do sự thay đổi vị trí của Trái Đất so với Mặt Trời và Mặt Trăng trên quỹ đạo quay của nó. Tùy theo từng mùa mà tình trạng triều cường diễn ra sẽ mạnh yếu khác nhau.

1. Mùa xuân, mùa thu

  • Ngưỡng triều cường: Trung bình
  • Thời gian diễn ra triều cường: Ngày 19/03 Âm lịch
Vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mùa xuân, mùa thu
Vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mùa xuân, mùa thu

Vào mùa xuân và mùa thu thì Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng vận hành khá cân bằng. Lúc này thời tiết ít mưa hoặc mưa nhỏ, thủy triều ở mức trung bình nên triều cường gần như không xảy ra. Ngoài ra, mùa thu triều cường cao hơn mùa xuân do mưa nhiều hơn.

2. Mùa hè

  • Ngưỡng triều cường: Thấp
  • Thời gian diễn ra triều cường: Ngày 30-01/05 và 15-16/05 Âm lịch
Vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mùa hè
Vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mùa hè

Vào mùa hè, 2 đầu cực âm của Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ gần nhau hơn dẫn đến lực đẩy yếu hơn bình thường. Mặt Trăng cách xa Trái Đất hơn so với các mùa khác nên thủy triều cũng sẽ thấp hơn. Tùy theo lượng mưa của khu vực mà mức độ ảnh hưởng của triều cường sẽ có sự khác nhau.

3. Mùa đông

  • Ngưỡng triều cường: Cao
  • Thời gian diễn ra triều cường: Tháng 10 và 11 Âm lịch
Vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mùa hè, mùa đông 
Vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mùa hè, mùa đông

Vào mùa đông thì Mặt Trăng gần Trái Đất nhất. Thời điểm này nửa cầu Nam của Mặt Trời là cực dương, Trái Đất là cực âm gần nhau hơn nửa cầu Bắc (trái ngược với mùa hè) nên lực hút mạnh hơn dẫn đến triều cường sẽ dâng cao hơn. Mặt Trăng cũng sẽ chịu tác động từ hiện tượng này. 

Các ảnh hưởng của triều cường đến đời sống người dân

Triều cường là hiện tượng tự nhiên, diễn ra theo một cách tất yếu trong đời sống. Vì vậy, nó cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

1. Ảnh hưởng tích cực

Một số ảnh hưởng tích cực đáng kể của triều cường đó là:

  • Phát triển thủy sản theo sự lên xuống của thủy triều, không tốn sức người và sức của. Sản lượng thủy sản tăng cao nhờ tận dụng sự lên xuống của triều cường; chu trình nước của ao, hồ, kênh, rạch khi thủy triều lên xuống thuận tiện cho việc nuôi trồng. 
Ảnh hưởng tích cực của hiện tượng triều cường
Ảnh hưởng tích cực của hiện tượng triều cường
  • Người dân tranh thủ triều cường lên xuống để tưới ruộng, tiêu úng, rửa mặn, khử phèn trên từng vùng quy hoạch.

2. Ảnh hưởng tiêu cực

Triều cường xảy ra hầu hết vào mùa đông, gây ra rất nhiều khó khăn và những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân.

  • Vào mùa lũ, triều cường đi sâu vào sông khiến cho nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng ở hạ lưu. Vào mùa mưa bão, nước dâng mạnh theo thủy triều ảnh hưởng đến vùng đồng bằng ven biển sâu và liên quan trực tiếp đến vận chuyển phù sa; dẫn đến làm thay đổi dòng chảy hạ lưu. 
Triều cường gây ảnh hưởng đến sản xuất 
Triều cường gây ảnh hưởng đến sản xuất
  • Triều cường gây ngập úng diện rộng, chậm thoát nước ảnh hưởng tới việc đi lại. Tình trạng ngập lụt khiến cho các phương tiện giao thông bị chết máy, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
  • Gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt là đối với nông nghiệp, triều cường cao khiến cho ruộng đất bị xâm nhập mặn làm năng suất và chất lượng cây trồng bị giảm sút.
 Triều cường gây ra ngập lụt trên các tuyến đường
Triều cường gây ra ngập lụt trên các tuyến đường
  • Triều cường dâng cao gây ảnh hưởng lớn cho đời sống sinh hoạt của người dân; tạo áp lực lên hệ thống thoát nước của các vùng đô thị và thành phố. Thậm chí nước còn tràn vào cả nhà dân gây thiệt hại nặng nề.

Tìm hiểu về app theo dõi triều cường trên điện thoại – UDI Maps

Hiện nay, người ta đã phát triển ra 1 ứng dụng theo dõi và dự báo triều cường trên điện thoại để người dân có thể nắm được diễn biến của hiện tượng tự nhiên này. Thông qua đó sẽ có những biện pháp phù hợp để đảm bảo đời sống sinh hoạt và sản xuất có thể diễn ra bình thường.

1. Đặc điểm ứng dụng UDI Maps

Ứng dụng theo dõi triều cường tên là UDI Maps do Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị TP.HCM phát triển. Mục tiêu của ứng dụng này là trở thành kênh thông tin 2 chiều giữa nhà quản lý và người sử dụng về tình trạng ngập úng tại TP.HCM để giúp người dân có sự chuẩn bị kịp thời và tránh khỏi các đoạn đường ngập úng do triều cường, mưa gió,… 

UDI Maps – Tra cứu địa điểm ngập nước nhanh nhanh chóng, đơn giản
UDI Maps – Tra cứu địa điểm ngập nước nhanh nhanh chóng, đơn giản

Theo đó, app theo dõi triều cường UDI Maps trên điện thoại sử dụng bản đồ nền giao thông và các tính năng tìm đường được cung cấp bởi Google. Do đó sẽ có độ chi tiết và chính xác cao với nhiều tính năng đa dạng như:

  • Thông tin về tình hình mưa, triều cường và những điểm ngập úng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh theo thời gian thực.
  • Hỗ trợ tìm tuyến đường thay thế để tránh đường ngập úng.
  • Phân tích và đưa ra các thông tin cảnh báo về vùng có thể xuất hiện ngập úng giúp người dân kịp thời có kế hoạch ứng phó.
UDI Maps nhiều tính năng đa dạng 
UDI Maps nhiều tính năng đa dạng
  • Cập nhật thông tin mới nhất và các cảnh báo khẩn cấp liên quan tới ngập lụt cho người dùng thông qua tin nhắn.
  • Hỗ trợ tương tác 2 chiều; người dùng cũng có thể gửi thông tin, hình ảnh những vị trí ngập được khi tham gia giao thông qua ứng dụng.

Bạn có thể tải ứng dụng UDI Maps thông qua đường link dưới đây:

  • Download app theo dõi triều cường UDI Maps trên điện thoại Android từ 5.0 trở lên tại đây.
  • Download app theo dõi triều cường UDI Maps trên điện thoại iOS từ 9.0 trở lên tại đây

2. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng ứng dụng UDI Maps

Để sử dụng ứng dụng UDI Maps, mời bạn tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây của chúng tôi. 

  • Bước 1: Download và cài đặt ứng dụng từ kho ứng dụng của Android hoặc iOS. 
Tải app UDI Maps về điện thoại 
Tải app UDI Maps về điện thoại
  • Bước 2: Mở ứng dụng, bạn sẽ nhận được thông báo yêu cầu bật định vị thì hãy bấm vào “Đồng ý”. 
  • Bước 3: Sau khi mở GPS lên, giao diện chính của ứng dụng sẽ hiện ra.
  • Bấm vào “Hiện trạng” để xem thông tin về cường độ mưa, trạng thái ngập úng tại các địa điểm mà bạn cần thông tin. Nếu điểm đang ngập thì ứng dụng sẽ hiển thị dòng chữ “NGẬP” hoặc “TRIỀU”, tức là khu vực này đã ngập hoặc triều cường đang lên. 
  • Bấm vào phần chữ để xem chi tiết những thông tin như tên điểm ngập, đoạn đường ngập, độ sâu, mức độ ngập, thời gian dự kiến hết ngập và thời điểm ngập.
Chức năng các danh mục trên ứng dụng UDI Maps
Chức năng các danh mục trên ứng dụng UDI Maps
  • Để tìm tuyến đường thay thế và tránh tuyến đường ngập, bạn vào phần “Tìm đường”, tại ô “Đến đường” thì nhập địa chỉ muốn đến rồi bấm “Tìm đường”. Nếu như ứng dụng hiện thông báo không thấy tín hiệu GPS hoặc vị trí hiện tại của bạn, thì bạn bấm vào “Vị trí hiện tại” rồi nhập địa chỉ vị trí của mình.
  • Để xem thông tin dự báo tình trạng ngập, chọn phần “Dự báo ngập”. Nếu không có triều cường, app sẽ hiển thị thông báo “Hiện chưa có dự báo ngập”. Còn nếu có triều cường, app sẽ hiển thị thông tin cảnh báo gồm vị trí ngập từ đoạn đường nào đến đoạn đường nào, độ ngập sâu, lượng mưa và thời điểm ngập để người dùng có thể theo dõi và chủ động điều chỉnh kế hoạch di chuyển.
Gửi thông tin cho hệ thống quản trị 
Gửi thông tin cho hệ thống quản trị
  • Để gửi thông tin cho hệ thống quản trị thì bạn ấn vào biểu tượng đám mây có mũi tên. Khi đó, ứng dụng sẽ hiển thị phần thông tin bao gồm tên, số điện thoại và mô tả điểm ngập kèm hình ảnh. Bạn chỉ cần điền các thông tin mình muốn gửi rồi bấm vào mũi tên đen ở bên phải là được.

Trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi triều cường là gì. Chúng tôi hy vọng bài viết trên có thể mang đến cho bạn những thông tin và ứng dụng hữu ích của hiện tượng tự nhiên này!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →