Cổ nhân có câu “Khổ tận cam lai” nhằm động viên, khuyên nhủ con cháu đừng ngại khó khăn, gian khổ mà hãy nỗ lực, phấn đấu thì đến cuối cùng thành công và hạnh phúc cũng sẽ “gõ cửa”. Để hiểu rõ hơn khổ tận cam lai là gì, mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi nội dung phân tích dưới đây!
Contents
Khổ tận cam lai là gì?
“Khổ tận cam lai” là câu thành ngữ Hán Việt “苦尽甘来” (phiên âm: Kǔ jìn gān lái), được hiểu với nghĩa “khổ mãi rồi cũng sẽ sung sướng”. Câu này tương tự với các tục ngữ như “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai” hay “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Trong tiếng Anh, “khổ tận cam lai” được viết là “Cloudy Mornings Give Way To Clear Evening”.
Đây là thành ngữ mang ý nghĩa tích cực, góp phần tạo động lực cho con người trong cuộc sống. Cụ thể như sau:
- 苦 – Khổ: Có nghĩa là đắng, khốn khổ (giống như từ “thống khổ”, tức đau khổ).
- 尽 – Tận: Có nghĩa là hết, đến tận cùng.
- 甘 – Cam: Có nghĩa là ngọt (như từ “cam thảo”, tức cỏ ngọt).
- 来 – Lai: Có nghĩa là đến, tới (như từ “tương lai”, tức sắp đến, sắp tới).
Tìm hiểu câu chuyện về nguồn gốc “khổ tận cam lai”
Ngày xưa có một anh “lùn” vốn là thương nhân rất nhỏ nhen, anh lấy người vợ cao hơn mình rất nhiều. Anh lùn thường bị mọi người khinh bỉ, nhạo báng; vì bực bội nên đã thường xuyên đánh chửi người vợ.
Tuy nhiên, bởi người thấp nên mỗi khi đánh mắng vợ thì anh ta đều phải đứng lên ghế và bắt vợ đứng ở trước mặt. Người vợ đã nghiến răng chịu đựng trong thời gian dài. Hàng xóm thấy anh chồng quá quắt nên đã nói riêng với cô vợ: “Cô cao lớn, khỏe mạnh như vậy sao lại để anh ta đánh mắng thế? Hãy đánh cho anh ta 1 trận cho anh ta biết mặt, để xem anh ta còn dám ăn hiếp cô thế nữa không!”
Đáp lại, người vợ nói rằng: “Đúng, tôi có thể làm được việc này nhưng thực ra bình thường anh ấy đã hay bị mọi người xem thường rồi. Nếu như tôi cũng làm như vậy thì thử hỏi anh ấy còn muốn sống nữa không? Anh ấy bị người ngoài khinh bỉ nhưng anh ấy lại là chồng tôi, anh ấy phải có được cảm giác làm một người đàn ông trước mặt vợ của mình chứ?”.
Sau khi nghe được câu nói của vợ, người chồng đã hoàn toành thay đổi. Anh không còn đánh mắng vợ của mình nữa mà tập trung vào làm ăn và xây dựng cơ đồ, thay đổi cuộc sống của mình. Chính vì có một người vợ hết mực yêu thương, bảo vệ nên anh chồng lùn đã thay đổi bản thân, nỗ lực phấn đấu; thoát ra khỏi cái vỏ bọc tự kỷ, luôn bị chê cười của mình.
Ngoài ra, một người vợ hiền lành, tốt bụng và độ lượng cuối cùng đã thoát được khổ đau tìm lại hạnh phúc của mình. Câu chuyện trên còn cho thấy “thiện” và “nhẫn” còn có thể hóa giải được oán hận, thay đổi được lòng người.
Xem thêm:: Chân lý nghĩa là gì?
Ý nghĩa của “Khổ tận cam lai”
“Khổ tận cam lai” – Muốn thành công thì phải trải qua gian nan vất vả! Nhân sinh vốn là như vậy, thứ gì có được dễ dàng thường sẽ không mang lại cho ta cảm giác hạnh phúc thực sự. Thành công cần phải trải qua gian nan vất vả, xuất phát từ sự nỗ lực thì mới mang lại cho ta dư vị chiến thắng ngọt ngào.
Các nhân sĩ tri thức xưa cũng không ngoại lệ, họ phải đối mặt với nhiều khó khăn và vất vả để đạt được danh vọng, lưu danh hậu thế. Những nhân vật tiêu biểu ghi dấu trong lịch sử có thể kể đến như sau:
- Khổng Tử gặp nạn ở đất Trần, đất Thái nên viết “Kinh Xuân Thu” – Là một trong những Ngũ Kinh của văn học Trung Quốc.
- Nhà thơ Khuất Nguyên khi bị vua Sở đày ải đã viết bài thơ “Ly Tao” – Là bài thơ lãng mạn trữ tình tự thuật đầu tiên, nổi tiếng và lớn nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc.
- Anh hùng Hàn Tín, thuở nhỏ nghèo khổ; chịu cảnh đói khát phải xin cơm một bà lão giặt đồ ven sông; thậm chí chịu nhục chui qua háng một tên vô lại. Nhưng cuối cùng lại trở thành 1 danh tướng lỗi lạc của Trung Quốc, giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm.
Trong tư tưởng Phật giáo; “khổ nạn” của con người đến từ nghiệp lực của bản thân, nghiệp lực còn gọi là ác nghiệp do làm việc xấu, hại người khác mà thành. Còn “hạnh phúc” đến từ phúc đức và từ làm việc tốt mà tu thành. Do đó, chúng ta cần “tích đức hành thiện”. Bởi lẽ nợ thì phải trả, nghiệp sẽ gây ra hoạn nạn, nghèo túng, phiền toái và bệnh tật. Chỉ khi con người tiêu nghiệp thì mới có thể có được hạnh phúc. Dù là việc lớn hay việc nhỏ đều sẽ xuất hiện đạo lý “khổ tận cam lai”.
Các cách để vượt qua khó khăn trong “khổ tận cam lai”
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ thường đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Đó là khi bản thân gặp phải sự khắc nghiệt của số phận và đau thương trong tâm hồn. Vậy cách để vượt qua khó khăn như trong câu nói “khổ tận cam lai” là gì?
1. Chấp nhận sự việc
Sẽ chẳng có ai quan tâm đến những nỗi buồn hay sự uất ức, cũng chẳng ai để ý đến sự cô đơn của bạn. Vì vậy, điều đầu tiên bạn biết đó là phải tự chăm sóc cho chính bản thân mình.
Vì thế khi đối diện khi đối diện với thực tế, là câu chuyện đau lòng hay sự uất ức bạn cần phải biết chấp nhận rằng “mọi thứ trong cuộc sống này đâu phải lúc nào cũng như ý muốn của mình”. Nếu bạn không thể thay đổi được sự vật, sự việc thì nên học cách chấp nhận nó là điều dĩ nhiên trong cuộc sống này!
2. Không có gì là không thể
Tất cả mọi việc dù là khó khăn đến đâu cũng đều có cách giải quyết. Điều kỳ diệu luôn hiện hữu và luôn xảy ra quanh ta. Hãy nghĩ đến điều tốt đẹp, “không có gì là không thể”; từ đó cố gắng và nỗ lực. Không phải vì muốn khiến ai cảm động, cũng chẳng phải là làm cho ai xem mà là để bản thân có thể thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của chính mình. Đặc biệt là để có thể sống cuộc đời theo cách mình muốn.
3. Không quan trọng hóa vấn đề
Một trong 14 điều răn của Đức Phật đó chính là “Kẻ thù nguy hiểm nhất của bản thân chính là bản thân chúng ta”. Theo đó, khi gặp phải một vấn đề nào đó; chúng ta cho nó là nhỏ thì nó sẽ nhỏ và rất dễ giải quyết. Do đó, bạn không nên quan trọng hóa và phóng đại tính chất của vấn đề; đừng xé chuyện bé ra to. Vì như vậy chỉ làm cho mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi.
4. Thay đổi bản thân
Chúng ta thường có lối suy nghĩ “sự thay đổi của hoàn cảnh sẽ thay đổi con người”, nhưng đúng ra khi nhìn theo chiều ngược lại thì chúng ta cần thay đổi bản thân trước khi hoàn cảnh thay đổi. Áp dụng ngoài thực tế, khi đối mặt với khó khăn, thử thách thì ta có thể tự xem xét lại quan điểm, góc nhìn và thậm chí là cả 1 phần tích cách của bản thân mình.
5. Không lệ thuộc cảm xúc vào những mong muốn
Hầu hết chúng ta thường sống với “suy nghĩ gắn bó”, nghĩa là gắn mình với những mong muốn và khi không đạt được thì cảm xúc của ta sẽ “rơi tụt” xuống mức bi quan. Thay vào đó khi cố gắng luyện tập theo lối “suy nghĩ không lệ thuộc” – Nghĩa là khi bạn muốn điều gì đó dù có đạt được hay không thì vẫn giữ được cảm giác vui vẻ, hoặc ít nhất là bình thường.
6. Hiểu và biết ơn những nỗi sợ
Mối liên hệ giữa việc hiểu – biết ơn những nỗi sợ và khổ tận cam lai là gì? “Nỗi sợ” có thể là một kho tàng tri thức của nhân loại, và khi vượt qua những nỗi sợ có thể khiến cho bạn cảm nhận được mùi vị của sự chiến thắng.
Ví dụ, thời đi học bạn sợ phải nói trước đám đông (1 trong 3 nỗi sợ phổ biến nhất). Khi cố gắng vượt qua nó, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ. Dù cho có phải đứng nói trước 1 đám đông mỗi ngày hoặc thậm chí là truyền cảm hứng cho người khác về một vấn đề gì đó. Do đó, nỗi sợ hãi thực chất chỉ là “ảo giác”, trạng thái tinh thần và sẽ phụ thuộc vào mỗi người. Việc chúng ta cần tập trung đó chính là biết vượt qua nỗi sợ.
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc của chúng tôi về câu hỏi khổ tận cam lai là gì, mong bài viết này hữu ích với các bạn. Có thể nói, vượt qua khó khăn thật không dễ dàng nhưng với sự quyết tâm và tư duy tích cực thì bạn hoàn toàn có thể vượt qua, đồng thời phát triển mạnh mẽ hơn!
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.