“Chân lý” là một phạm trù khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống thực tiễn. Vậy chân lý là gì? Các tính chất của chất lý ra sao? Vai trò của chân lý với thực tiễn của loài người như thế nào? Để có câu trả lời giải đáp chuẩn xác nhất, mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi!
Contents
Chân lý là gì?
Theo Wikipedia; chân lý hay sự thật, lẽ thật là khái niệm để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan. Trong đó, sự phù hợp đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Sự tồn tại của chân lý và khả năng nhận thức của con người đã đạt đến chân lý – là những vấn đề cơ bản của nhận thức luận.
Như vậy, khái niệm “chân lý” sẽ không đồng nhất với khái niệm “tri thức”; cũng không đồng nhất với khái niệm “giả thuyết”. Mà chân lý là sản phẩm của quá trình con người nhận thức, chấp nhận thế giới; chân lý là sự thật bất biến, hiển nhiên, không đổi của con người và sẽ tồn tại mãi theo thời gian.
Về bản chất, “chân lý” là kết quả được đúc kết ra từ chính nhận thức hiện thực khách quan của con người. Vì thế, không có chân lý nào nằm ngoài khả năng nhận thức và sự hiểu biết của loài người; nghĩa là phải có con người tồn tại thì chân lý mới được hình thành và phát triển.
Nhận thức của con người luôn phát triển, mở rộng theo thời gian và có những điều dù tất cả chúng ta đều tin nhưng chúng vẫn không được coi là chân lý (vì không đúng với thực tế). Chẳng hạn “con người từng tin rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, tuy nhiên nó lại không được coi là chân lý”, chỉ là niềm tin của 1 nhóm người.
Chân lý được hình thành và phát triển phụ thuộc vào các yếu tố:
- Quá trình phát triển khách quan của các sự vật và hiện tượng.
- Điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của nhận thức.
- Tất cả hoạt động thực tiễn của con người.
Phân loại chân lý
Chân lý được chia thành chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Cụ thể:
- Chân lý tương đối: Là loại chân lý chưa phản ánh được đầy đủ đối với hiện thực khách quan.
- Chân lý tuyệt đối: Là loại chân lý đã phản ánh được đầy đủ đối với thực tại khách quan. Đồng thời là sự tổng hợp vô tận những chân lý tương đối. Không có tri thức cụ thể nào của con người có thể được xem hoàn toàn là chân lý tuyệt đối, mà thực chất chỉ là 1 phần rất nhỏ của chân lý tuyệt đối.
Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối sẽ không tồn tại tách rời nhau, mà có sự thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, chân lý tuyệt đối chính là tổng số của các chân lý tương đối; mặt khác thì trong mỗi chân lý tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối.
Ví dụ, 2 khẳng định sau đều là chân lý nhưng chỉ là chân lý tương đối: “bản chất của ánh sáng có đặc tính sóng” và “bản chất của ánh sáng có đặc tính hạt”. Trên cơ sở 2 chân lý đó có thể tiến đến 1 khẳng định đầy đủ hơn “ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là sóng và hạt”.
Các tính chất của chân lý
Mọi chân lý đều sở hữu tính khách quan, tính cụ thể, tính tương đối và tính tuyệt đối. Nếu như không thỏa mãn một trong 4 yếu tố trên thì chúng sẽ không được công nhận là chân lý.
1. Tính khách quan
Tính khách quan của chân lý là tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người. Nội dung của tri thức cần phải phù hợp với thực tế khách quan. Có nghĩa là nội dung của các tri thức đúng đắn không phải là sản phẩm thuần túy chủ quan, cũng không phải là sự xác lập tùy tiện của con người hoặc có sẵn trong nhận thức. Trái lại, nội dung đó sẽ thuộc về thế giới khách quan và do thế giới khách quan quy định.
Ngoài ra, việc khẳng định chân lý có tính khách quan cũng vô cùng quan trọng. Vì nó là 1 trong những điểm cơ bản để phân biệt quan niệm về chân lý trong chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri – Các học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, phủ nhận khả năng con người nhận thức được thế giới đó.
Ví dụ, quan niệm “Trái Đất hình cầu chứ không phải hình vuông” là phù hợp với thực tế khách quan. Vì nó không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã từng có hàng nghìn năm trước ở thời Phục hưng.
2. Tính cụ thể
Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và phù hợp nhất giữa nội dung phản ánh với 1 đối tượng trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Điều này có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn bao giờ cũng có 1 nội dung cụ thể xác định. Nội dung đó không phải là sự trừu tượng thuần túy thoát ly với hiện thực, mà luôn gắn liền với 1 đối tượng xác định (diễn ra trong 1 không gian, thời gian, hoàn cảnh, mối liên hệ).
Do đó, bất cứ 1 chân lý nào đều phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể. Nếu như thoát ly điều kiện cụ thể thì những tri thức được hình thành trong quá trình nhận thức sẽ rơi vào sự trừu tượng thuần túy. Nó sẽ không phải là những tri thức đúng đắn, không được coi là chân lý.
Ví dụ, mọi phát biểu về định lý trong khoa học đều sẽ kèm theo các điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác. Ví dụ nước sôi ở 100°C với điều kiện là nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe.
3. Tính tuyệt đối & tính tương đối
Tính tuyệt đối của chân lý nói đến sự phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung mà chân lý phản ánh với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, con người có thể đạt đến chân lý tuyệt đối vì trong thế giới khách quan không tồn tại 1 sự vật và hiện tượng nào mà con người không thể nhận thức được.
Song, khả năng đó lại bị hạn chế bởi các điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, từng thực tiễn cụ thể và điều kiện xác định không gian, thời gian của đối tượng được phản ánh.
Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp, nhưng lại chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà bản thân nó phản ánh. Nó có nghĩa là giữa nội dung của chân lý với khách thể được phản ánh sẽ chỉ đạt được sự phù hợp từng phần, từng bộ phận; ở một số mặt hay một số khía cạnh nào đó trong điều kiện nhất định.
Ví dụ, trong giới hạn mặt phẳng (độ cong bằng 0) thì tổng các góc trong của tam giác tuyệt đối bằng 2 góc vuông – đây là tính tuyệt đối. Nhưng nếu điều kiện đó thay đổi đi (tức là có độ cong khác 0) thì định lý đó sẽ không còn đúng nữa – đây là tính tương đối.
Xem thêm:: Nhu cầu là gì?
Vai trò của chân lý đối với thực tiễn cuộc sống con người
Chân lý là 1 trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Bởi, để sinh tồn và phát triển con người cần phải tiến hành hoạt động thực tiễn giúp cải biến môi trường tự nhiên và xã hội. Qua đó thực hiện 1 cách tự giác hoặc không tự giác quá trình hoàn thiện – phát triển chính bản thân mình.
Ngoài ra, quá trình này cũng sẽ làm phát sinh – phát triển hoạt động nhận thức của con người. Tuy nhiên, hoạt động chỉ có thể thành công và có hiệu quả khi con người vận dụng tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong hoạt động thực tiễn của mình.
Chân lý và hoạt động thực tiễn có mối quan hệ “song trùng” trong quá trình vận động – phát triển của cả chân lý và thực tiễn. Chân lý phát triển nhờ thực tiễn, đồng thời thực tiễn cũng phát triển nhờ vận dụng đúng đắn chân lý mà con người đã đạt được trong hoạt động thực tiễn.
Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa chân lý với thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần phải xuất phát từ thực tiễn. Từ đó đạt được chân lý và coi chân lý cũng là một quá trình. Đồng thời, phải thường xuyên và tự giác vận dụng chân lý vào trong hoạt động thực tiễn để phát triển thực tiễn, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động cải biến giới tự nhiên và xã hội .
Việc coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo các tri thức đó vào trong hoạt động kinh tế – xã hội. Sau đó, nâng cao hiệu quả của các hoạt động đó về thực chất cũng chính là phát huy vai trò của chân lý khoa học trong thực tiễn hiện nay.
Tại sao nói “thực tiễn” là tiêu chuẩn của “chân lý”? Lấy ví dụ cụ thể
Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý và bác bỏ sai lầm. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể thực hiện việc chứng minh và kiểm nghiệm chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn thì mới có thể vật chất hoá được tri thức và hiện thực hóa được tư tưởng; qua đó mới khẳng định được chân lý hay phủ định một sai lầm nào đó.
Như C.Mác đã khẳng định: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt đến tính chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là 1 vấn đề lý luận mà là 1 vấn đề thực tiễn”.
Có nhiều hình thức thực tiễn khác nhau, vì thế sẽ có nhiều hình thức kiểm tra chân lý khác nhau. Cụ thể, có thể bằng thực nghiệm khoa học hay áp dụng lý luận xã hội vào quá trình cải biến xã hội,… Tuy nhiên, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tuyệt đối và vừa có tính chất tương đối. Cụ thể:
- Tính tuyệt đối của thực tiễn trong tư cách “tiêu chuẩn chân lý” thể hiện ở chỗ: Thực tiễn chính là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra, khẳng định chân lý và bác bỏ sai lầm. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể sẽ chứng minh được chân lý và bác bỏ được sai lầm.
- Tính tương đối của thực tiễn trong tư cách “tiêu chuẩn chân lý” thể hiện ở chỗ: Thực tiễn có quá trình vận động, biến đổi và phát triển nên “không bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ 1 cách hoàn toàn 1 biểu tượng nào đó của con người, dù cho biểu tượng ấy là như thế nào đi chăng nữa”.
Chính vì vậy; nếu xem xét thực tiễn trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài, trong chỉnh thể thì sẽ càng rõ đâu là chân lý và đâu là sai lầm. Trong triết học Mác – Lênin, quan điểm về đời sống – về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức. Đồng thời khẳng định “con người chứng minh bằng thực tiễn của mình; sự đóng dấu khách quan của những ý niệm, khái niệm tri thức của mình và của khoa học”.
Những ví dụ dưới đây sẽ chứng minh cho thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi vì chỉ có đem tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra và kiểm nghiệm mới thì có thể khẳng định được tính đúng đắn:
- Mặt trăng quay xung quanh Trái Đất.
- Nước sôi ở nhiệt độ 100 độ C.
- Con người khi không có thức ăn có thể sống được từ 8-21 ngày.
- Khủng long là loài vật sống cao cấp nhất trên Trái Đất trước khi con người xuất hiện.
- Mặt trời mọc ở đằng Đông và sẽ lặn ở đằng Tây.
- Nhà bác học Galilê đã tìm ra định luật về sức cản của không khí.
Trên đây là lý giải chi tiết của chúng tôi về chân lý là gì, mong ra rằng những thông trong bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu các vấn đề về thực tiễn và chân lý. Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính trừu tượng và tương đối nên rất khó để hình dung ra nếu không áp dụng vào thực tế; vì vậy hãy dành nhiều thời gian hơn để đọc bài viết của chúng tôi nhé!
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.