Hát Xoan là gì? Thông tin chi tiết về loại hình hát Xoan

Hát Xoan là loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể độc đáo nhất của nhân loại. Vậy hát Xoan là gì? Nguồn gốc, đặc điểm và các phần chính trong hát Xoan như thế nào? Mời bạn theo dõi nội dung dưới đây để có được kiến thức chính xác nhất! 

Hát Xoan là gì?

Theo Wikipedia, hát Xoan (tên gốc – “hát Xuân”) là một loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố gồm có nhạc, hát và múa. Hát Xoan thường biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến nhất ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ. 

Hát Xoan là gì?
Hát Xoan là gì?

Vào ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể (UNESCO) tổ chức tại Bali – Indonesia; hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ (Việt Nam) đã được công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. 

Tối ngày 03/02/2018, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ cùng phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Những giá trị nổi bật toàn cầu của hát Xoan

Để được công nhận là Di sản Phi vật thể của nhân loại, hồ sơ hát xoan Phú Thọ đã hội tụ đầy đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO như:

Hát Xoan sở hữu đầy đủ yêu cầu cần thiết của UNESCO
Hát Xoan sở hữu đầy đủ yêu cầu cần thiết của UNESCO
  • Mang tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác.
  • Sức sống mạnh mẽ của hát Xoan và các cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất trong đời sống hiện tại. 
  • Là 1 số ít các hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ của Hội đồng tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó.

Hát Xoan là 1 trong các di sản văn hóa phi vật thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương; thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình và hội tụ đầy đủ các yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa,… Đồng thời được vinh danh để góp phần tôn vinh các giá trị, đạo lý của Việt Nam. Từ đó khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 

Nguồn gốc của hát Xoan 

Nguồn gốc của hát Xoan có nhiều cách giải thích bằng những giai thoại được đặt vào thời các Vua Hùng dựng nước. Cụ thể:

Có chuyện kể rằng vua Hùng đi tìm đất đóng đô, 1 hôm nghỉ chân ở quê Xoan Phù Đức – An Thái thấy các trẻ chăn trâu hát múa. Vua rất yêu thích và lại dạy thêm nhiều điệu khúc nữa. Chính những điệu hát múa ấy của vua Hùng và các em chăn trâu là những điệu Xoan tiên.

Nguồn gốc hát Xoan – Huyền thoại được đặt vào thời các Vua Hùng dựng nước
Nguồn gốc hát Xoan – Huyền thoại được đặt vào thời các Vua Hùng dựng nước

Lại có chuyện kể rằng vợ vua Hùng đau bụng đã lâu ngày mà vẫn không sinh nở. Khi đó, một nàng hầu gái đã đưa ra ý kiến đón nàng Quế Hoa múa đẹp hát hay đến múa hát,… Quả nhiên, sau khi xem múa và nghe hát thì tâm trạng vợ vua đã được cải thiện và vui vẻ sinh ra được 3 người con trai tuấn tú khác thường. Vua Hùng vui mừng, truyền cho các công chúa trong cung phải học những điệu múa hát của Quế Hoa. Lúc đó vào mùa Xuân nên vua đã đặt tên các điệu múa này là hát Xuân. 

Ngoài ra, dân gian xã Cao Mại kể rằng Nguyệt Cư Công Chúa (con gái vua Hùng Vương thứ 17) lúc lọt lòng mẹ cứ khóc mãi không ai dỗ được và chỉ khi nghe được người làng An Thái hát thì mới nín khóc, cứ như thế cho đến năm lên 3 tuổi. Còn chuyện Nguyệt Cư qua làng An Thái được nghe hát rồi đau bụng đẻ, quân gia phải khiêng kiệu chạy thật nhanh về trang để bà có thể kịp sinh nở. Từ đó ở Cao Mại có lễ chạy kiệu vua Bà và có hát Xoan.  

Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu Âm nhạc lại cho rằng hát Xoan xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV (tức là đời hậu Lê). Bởi, lời ca Xoan có những đặc điểm như hình thức, văn chương của thế kỷ XV,… tức là hình thể chưa cố định – vừa gồm các thể thất ngôn vừa xen kẽ những câu 6 tiếng. 

Xem thêm:: Khổ tận cam lai nghĩa là gì?

Đặc điểm hát Xoan 

Hát Xoan có các đặc điểm điển hình dưới đây:

1. Phản ánh tín ngưỡng

Hát Xoan thuộc loại hình dân ca nghi lễ phong tục, hát trong các lễ hội làng với mục đích tín ngưỡng; tức là hát để cầu cho dân làng và các nghề được an khang, thịnh vượng. Nội dung của hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ vua Hùng, tổ tiên của người Việt – một hình thức tín ngưỡng đặc biệt ở Việt Nam.

Nghệ thuật hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng
Nghệ thuật hát Xoan phản ánh tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng

Ngoài ra, nội dung ngôn từ trong hát Xoan vừa mang tính dân dã mà vừa mang tính bác học của các nhà Nho giáo với những bài thơ phản ánh thiên nhiên, phản ánh cuộc sống lao động. Đặc biệt là thể hiện tấm lòng thành kính với các vị vua Hùng và các vị thần linh có công bảo vệ cuộc sống của dân làng. 

2. Mang giá trị nghệ thuật

Hát Xoan là một loại hình nghệ thuật đa yếu tố như múa, hát, âm nhạc, thơ, trình diễn sân khấu,… Trong đó, 2 yếu tố quan trọng nổi bật nhất đó là âm nhạc và múa sẽ được kết hợp hài hòa, chặt chẽ. 

Hát Xoan mang tính nghệ thuật vô cùng độc đáo 
Hát Xoan mang tính nghệ thuật vô cùng độc đáo

Trước bàn thờ, các cô đào vừa hát vừa múa trên chiếu; trong khi đó 1 kép nam đứng bên cột đình hát dẫn cách và cứ sau 1 đoạn các cô đào lại hát họa theo hình thức xướng xô. So với các loại hình dân ca khác cũng mang tính tín ngưỡng như ca chèo, ca trù, quan họ,… thì nghệ thuật hát Xoan có nhiều điểm tương đồng nhưng lại phong phú hơn vì có sự kết hợp của nhiều yếu tố và nội dung đa dạng. Chẳng hạn như sự giao lưu đối đáp thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa các làng Xoan. 

Bên cạnh đó, hát Xoan còn là nghệ thuật diễn xướng và ca múa; không tích trò, cốt truyện nhưng cũng không chỉ là nghệ thuật của thính giác. Người ta tụ họp ở sân đình không chỉ nghe Xoan, mà còn để xem Xoan, xem các đào Xoan múa như một chương trình ca múa làng chầu thánh. 

3. Mang tính cộng đồng

Hát Xoan ban đầu chỉ diễn ra trong không gian trước bàn thờ, nhưng hiện nay đã mở rộng sang các gian bên và thậm chí hát ngoài sân đình. Nội dung cũng chuyển dần từ hát thờ sang hát giao duyên nam nữ và nhiều nội dung khác: hát cả phú, lý, ghẹo,… với tiết tấu âm nhạc phong phú và sôi nổi hơn gồm cả múa, hát, trò chơi,… 

Hát Xoan mang tính cộng đồng, có sự tham gia sôi nổi của nhiều người 
Hát Xoan mang tính cộng đồng, có sự tham gia sôi nổi của nhiều người

Sự phát triển ở cả không gian, nội dung và hình thức biểu diễn thu hút nhiều thành phần tham gia diễn xướng. Không chỉ là phường Xoan biểu diễn, mà có cả các thanh niên nam nữ trong làng tham gia rất sôi nổi. Đây chính là nghệ thuật cộng đồng, tức là do cộng đồng tự thể hiện, tự phục vụ cho chính đời sống tinh thần của cộng đồng và được cộng đồng đón nhận một cách tự giác. 

4. Mang sự sáng tạo và có sức sống mạnh mẽ

Đầu tiên, hát Xoan được nhân dân sáng tạo và “nghệ thuật hóa” ước vọng của mình qua lời ca, điệu múa. Mỗi phường Xoan sẽ có cách trình diễn khác nhau, mang đặc trưng riêng của từng làng. Đây là sự sáng tạo mang tính chất dân gian. Lời ca và điệu múa không có tác giả mà do cộng đồng sáng tạo lên, xuất phát từ nhu cầu đời sống tâm linh – tinh thần của cộng đồng được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Ngoại khóa:“Trường học gắn với di sản văn hóa phi vật thể “hát Xoan”
Ngoại khóa:“Trường học gắn với di sản văn hóa phi vật thể “hát Xoan”

Hát Xoan có nguồn gốc ban đầu từ 4 làng cổ ở Việt Trì Phú Thọ, nhưng đã không bị bó hẹp trong 1 cộng đồng dân cư mà đã lan tỏa thành vùng rộng. Những năm gần đây, hát Xoan đã có mặt trong hầu hết 13 huyện thành thị của Phú Thọ và một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. 

Các thông tin chi tiết trong hát Xoan

Để hiểu hơn về hát Xoan; mời bạn tham khảo các thông tin về thể cách, thành phần tham gia, nhạc cụ và trang phục biểu diễn:

1. Thể cách trong hát Xoan

Hát Xoan có 3 chặng là hát nghi lễ, hát quả cách và hát hội (hát giao duyên). Cụ thể như sau:

  • Hát nghi lễ: Gồm 6 bài “Hát chào Vua, mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám” để tưởng nhớ đến công ơn các vua Hùng, các vị thần và các vị anh hùng có công trong việc xây dựng – giữ gìn đất nước.
Thể cách trong hát Xoan
Thể cách trong hát Xoan
  • Hát quả cách: Gồm 14 bài (quả nghĩa là bài, cách nghĩa là hình thức hát, lối hát) “Kiều giang cách, Tràng mai cách, Ngư tiều canh mục cách, Nhàn ngâm cách, Đối dẫy cách, Hồi liên cách, Hạ thời cách, Thu thời cách, Đông thời cách, Tứ mùa cách, Xoan thời cách, Thuyền chèo cách, Tứ dân cách và Chơi dâu cách”. Nhằm ca ngợi thiên nhiên, con người và đời sống lao động, sản xuất trong sinh hoạt cộng đồng.
  • Hát hội (hát giao duyên): Gồm nhiều bài hát tự do phóng khoáng, nội dung mang tính trữ tình sâu sắc như Thết trầu (Bợm gái), Bỏ bộ, Xin huê – Đố huê, Đố chữ, Hát đúm, Cài huê, Mò cá,… thể hiện khát vọng cuộc sống và tình yêu nam nữ.

2. Thành phần tham gia

Thành phần tham gia trong hát Xoan gồm:

  • Kép nam: Làm nhiệm vụ hát dẫn (lĩnh xướng), múa, đệm trống con hoặc trống cái. 
  • Đào nữ: Thường đóng vai trò hát phỏng (hát nhắc lại), hát đối đáp, múa,… 
  • Ngoài ra, khi phường Xoan được mời đến trình diễn ở những nơi khác thì trong phần hát Hội còn có sự tham gia của trai, gái đại diện cho các cộng đồng sở tại,… 

3. Nhạc cụ 

Nhạc cụ trong hát Xoan
Nhạc cụ trong hát Xoan

Nhạc cụ hát Xoan đơn giản, chủ đạo là chiếc trống con với 2 mặt bịt da. Trong một số bài còn có thêm phách, quạt, trống cái. 

4. Trang phục hát Xoan 

Trong các buổi trình diễn hát Xoan, nam giới thường khoác áo thể, quần trắng kết hợp với khăn xếp. Còn nữ giới thì mặc áo năm thân, áo cánh trắng; kết hợp với quần lụa, đeo khăn mỏ quạ, yếm điều, thắt lưng bằng các dải yếm nhiều màu sắc và đeo xà tích.

Những nghệ nhân hát Xoan nổi tiếng hiện nay

Các đào Xoan (nghệ nhân nữ) và các kép (nghệ nhân nam) trong làng Xoan đất Tổ đã và đang lưu giữ, phát huy nét đẹp của di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan Phú Thọ. Dưới đây là các nghệ nhân hát Xoan nổi tiếng, được nhiều người biết đến hiện nay. 

1. Nguyễn Thị Lịch

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch, sinh năm 1950 là Trùm phường Xoan An Thái thuộc xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì. Với các đóng góp to lớn trong việc giữ gìn, truyền dạy và quảng bá hát Xoan; bà đã vinh dự được trao “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam” vào năm 2021.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch

Được sinh ra trong gia đình có truyền thống 5 đời hát Xoan, có ông nội và bố đều là Trùm phường Xoan An Thái nên ngay từ nhỏ những làn điệu Xoan đã “ngấm” vào cô đào Xoan Nguyễn Thị Lịch. Khi 9 tuổi, đào Lịch được ông và bố truyền dạy tất cả các điệu hát Xoan. Đến năm 13 tuổi, bà đã được trình diễn hát Xoan trong lễ hội làng An Thái và tại các đình làng khác ở trong vùng.

Năm 1979, đào Lịch đã tự mình thành lập 1 câu lạc bộ hát Xoan gồm 15 thành viên với nhiều lứa tuổi khác nhau để truyền dạy và thực hành hát Xoan. Đến năm 2006, UBND tỉnh Phú Thọ đã quyết định tái lập phường Xoan An Thái; bà Lịch được tín nhiệm bầu làm Trùm phường Xoan cho đến nay.

2. Bùi Thị Kiều Nga

Sinh ra và lớn lên ở làng Xoan An Thái, xã Phượng Lâu; từ khi 14 – 15 tuổi nghệ nhân Bùi Thị Kiều Nga đã theo cha học hát Xoan. Nhưng cho đến khi làm dâu ở xã Kim Đức thì cơ duyên cùng tình yêu hát Xoan được truyền từ cha đã đưa bà gắn bó với phường Xoan Thét.

Sau 24 năm gắn bó với nghệ thuật hát Xoan, bà Nga đã nắm vững và trình diễn thuần thục 26 bài Xoan cổ cùng các kỹ năng hát múa của đào Xoan, đánh trống, phách của kép Xoan. Năm 2015, bà được tín nhiệm bầu làm Trùm phường Xoan Thét.

Nghệ nhân Bùi Thị Kiều Nga
Nghệ nhân Bùi Thị Kiều Nga

Cùng với những “cây đa”, “cây đề” trong phường Xoan Thét; bà Nga luôn tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành, trình diễn và khôi phục tập tục hát Xoan. Đồng thời cũng tổ chức truyền dạy cho các thế hệ trong phường Xoan, các lớp nghệ nhân kế cận, cộng đồng, giáo viên dạy âm nhạc và học sinh trong các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh. 

Đặc biệt, nghệ nhân Bùi Thị Kiều Nga đã có nhiều đóng góp tích cực từ việc tổ chức cho phường Xoan biểu diễn theo nghi thức cổ; cung cấp các bài hát Xoan cổ, tư liệu liên quan đến hát Xoan, lề lối trình diễn, phong tục,… trong quá trình lập hồ sơ di sản để đề nghị UNESCO. Và sau này cũng là người làm hồ sơ đề nghị công nhận Hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

3. Nguyễn Văn Quyết 

Chỉ mới 25 tuổi, nghệ nhân hát Xoan Nguyễn Văn Quyết sinh năm 1964 chính là Trùm phường Xoan Kim Đới. Có ông nội và ông ngoại là những nghệ nhân hát Xoan nổi tiếng trong vùng, được sống trong những làn điệu Xoan từ nhỏ và thường xuyên theo ông nội đi biểu diễn khắp nơi; anh Nguyễn Văn Quyết sớm trở thành một trong những kép Xoan chính của phường Xoan Kim Đới. 

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết 
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết

Năm 2009, anh Nguyễn Văn Quyết bắt đầu tự mở lớp dạy học hát Xoan đầu tiên tại nhà với gần 30 học viên ở đủ mọi lứa tuổi. Đến hnay, Trùm Quyết đã truyền dạy cho khoảng 600 học viên ở khắp nơi trong tỉnh; từ lớp kế cận của các phường Xoan đến giáo viên âm nhạc trong trường Tiểu học, Trung học,…

Cùng với Trùm phường Xoan Thét Bùi Thị Kiều Nga, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết đang được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Điều này nhằm ghi nhận những đóng góp của những Trùm phường xoan trẻ và tâm huyết đối với hát Xoan Phú Thọ.

4. Nguyễn Xuân Hội

Sinh năm 1951, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Xuân Hội là Trùm phường Xoan Phù Đức. Dù tuổi đã lớn nhưng ông vẫn rất say mê với việc truyền dạy hát Xoan cho các thế hệ sau. Gia đình ông có truyền thống 4 đời giữ gìn – trao truyền những bài hát Xoan gốc, tính nay ông đã có hơn 30 năm hoạt động trong việc gìn giữ di sản hát Xoan. 

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Xuân Hội – Trùm phường xoan Kim Đức
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Xuân Hội – Trùm phường xoan Kim Đức

Ngoài đảm nhận vai trò là Trùm phường Xoan, nghệ nhân Nguyễn Xuân Hội còn mở lớp dạy hát Xoan miễn phí tại nhà. Không chỉ vậy, ông Hội còn có nhiều đóng góp quan trọng cho lãnh đạo địa phương trong tu bổ, giữ gìn các không gian biểu diễn Hát Xoan cũng như biện pháp bảo tồn hát Xoan hiệu quả.

5. Nguyễn Văn Tuấn 

Với 16 năm thực hành hát Xoan, anh Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1990 ở xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì trở thành Nghệ nhân hát Xoan trẻ tuổi nhất của tỉnh. Đam mê, nhiệt huyết và trách nhiệm chính là cảm hứng bất tận trong hành trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của anh Tuấn.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1990)
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1990)

Cùng với các nghệ nhân cao niên khác, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn luôn nhiệt tình tham gia vào buổi truyền dạy hát Xoan cho câu lạc bộ hát Xoan – hát dân ca Phú Thọ, giáo viên các cấp trong tỉnh nhằm bảo tồn hát Xoan. Đồng thời tích cực tổ chức các chương trình thực hành hát Xoan trong cộng đồng và khu dân cư. 

Qua bài viết hát Xoan là gì và các thông tin chi tiết về hát Xoan ở Phú Thọ mà chúng tôi đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này. Để cập nhật các kiến thức xã hội cần thiết khác, bạn đọc hãy truy cập website Chamsocxehoi.org mỗi ngày bạn nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →