Sinh vật là gì? Môi trường sống của sinh vật là gì? Đặc điểm cơ thể của sinh vật sống

Có thể bạn không biết, sinh vật chính là những loài đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất và là một phần không thể thiếu của môi trường sống. Sinh vật phân bố khắp tự nhiên và tồn tại rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.Vậy sinh vật là gì? Cùng chúng tôi đi giải đáp tất các vấn đề liên quan đến sinh vật thông nội dung bài viết hôm nay!

Sinh vật là gì?

Trong sinh học và sinh thái học, sinh vật hay sinh vật sống, dạng sinh học là một thực thể bất kỳ thể hiện đầy đủ những biểu hiện của sự sống. Sinh vật sẽ được phân loại dựa theo đơn vị với các nhóm xác định như sinh vật đa bào, động vật, thực vật và nấm; hay thực vật đơn bào như sinh vật nguyên sinh, vi khuẩn và vi khuẩn cổ. 

Con người chính là một động vật đa bào gồm hàng nghìn tỷ tế bào biệt hóa trong quá sinh học phát triển thành các mô và cơ quan sinh học chuyên biệt.

Sinh vật là gì?
Sinh vật là gì?

Tất cả loại sinh vật đều có khả năng đặc trưng như trao đổi chất, cần bằng nội môi, sinh trưởng phát triển, sinh sản và một số mức độ phản ứng đối với kích thích sinh lý từ bên ngoài. Nhiều sinh vật không có khả năng tự chuyển động và phản ứng trực tiếp với môi trường hoặc không có khả năng tự sinh sản. 

Một sinh vật có thể là sinh vật nhân sơ hoặc một sinh vật nhân thực. Loại sinh vật nhân sơ được đại diện bởi 2 vực riêng biệt (hệ thống 3 vực) gồm vực vi khuẩn và vực cổ khuẩn. Đối với loại sinh vật nhân chuẩn được đặc trưng bởi sự hiện diện của nhân tế bào bị ràng buộc gắn với màng tế bào và có thêm các ngăn liên kết màng gọi là các tế bào quan, như ty thể ở động thực vật, hay lạp thể trong thực vật và tảo – tất cả được gọi là có nguồn gốc từ thuyết nội cộng sinh vi khuẩn.

Ước tính số lượng sinh vật hiện tại của Trái Đất dao động từ 10-14 triệu. Trong đó có khoảng 1.2 triệu đã được ghi nhận, hơn 99% tất cả các loài chiếm hơn 5 tỷ loài đã từng sống được ước tính là tuyệt chủng. Vào năm 2016, một bộ 355 gen từ tổ tiên chung phổ biến cuối cùng của tất cả các sinh vật đã được xác định. 

Ngoài ra, trong hóa học thì sinh vật được định nghĩa là những hệ thống hóa học rất phức tạp, được tổ chức theo cách thức thúc đẩy sự sinh sản và một số biện pháp phát triển bền vững hoặc sinh tồn. Các quy luật giống nhau sẽ chi phối hóa học sinh học không sự sống (đá, nước, không khí), đồng thời áp dụng cho các quá trình hóa học sinh vật có sự sống. Vậy nên có thể xem nó là một hiện tượng của toàn thể sinh vật xác định thể lực của chúng trong một môi trường và khả năng sống sót của các gen dựa trên DNA.

Môi trường sống của sinh vật

Để hiểu rõ về môi trường sống của sinh vật, mời bạn theo dõi những nội dung bên dưới đây:

1. Khái niệm môi trường sống của sinh vật là gì?

Môi trường sống của sinh vật sẽ bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành môi trường, nó có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Tùy thuộc vào từng loài mà chúng có thể thích nghi với môi trường sống khác nhau. 

Môi trường sống có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật
Môi trường sống có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật

Ví dụ, chim sống trên cao, cá sống trong nước hay giun sống dưới lòng đất. Thậm chí, nhiều loài sinh vật còn là nơi sinh sống của các loài khác như nấm ký sinh sống trong thân và lá cây, hay ruột là nơi trú ngụ của giun sán. 

Ngoài ra, những thay đổi của sinh vật cũng có thể tác động làm thay đổi các nhân tố sinh thái và tính chất của môi trường. Điển hình, rừng trồng sau khi khép tán đóng vai trò lớn trong việc cải tạo môi trường tự nhiên; tán rừng sẽ che phủ mặt đất làm tăng độ ẩm không khí và đất. Lúc này, trong đất xuất hiện nhiều vi sinh vật làm cho đất rừng thêm màu mỡ và tơi xốp. Đồng thời, nhờ có rừng mà đất không bị xói mòn để từ đó nâng cao khả năng giữ nước giúp cung cấp cho các vùng nông nghiệp xung quanh. 

2. Có mấy loại môi trường sống sinh vật?

Môi trường sống của sinh vật cực kỳ đa dạng và phong phú, bởi sinh vật có thể sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Theo đó, môi trường sống của sinh vật được chia thành 4 loại sau: 

  • Môi trường đất: Trong thổ nhưỡng đất sẽ bao gồm đất cát, đất sỏi, đá,… tùy theo tính chất của mỗi loài mà chúng sống ở những loại đất khác nhau. Một số loại sinh vật thích nghi với đất ẩm cao, trong khi nhiều sinh vật khác thích nghi với đất có độ ẩm thấp. Ví dụ, giun sống dưới lòng đất; tê tê có thể bơi trong cát;… 
  • Môi trường nước: Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của sinh vật, là môi trường mà hàng triệu sinh vật phụ thuộc vào đó để tồn tại và sinh sản. Môi trường nước gồm môi trường nước ngọt, nước mặn, nước lợ và một số môi trường nước khác. Ví dụ môi trường sống của sinh vật như cá mè, chép, rô phi ở môi trường nước ngọt; hay cá thu, cá ngừ, cá mập ở môi trường nước mặn; tôm thẻ chân ngắn sống ở môi trường nước lợ; tôm sống ở môi trường nước mặn;… 
Có 4 loại môi trường sống của sinh vật
Có 4 loại môi trường sống của sinh vật
  • Môi trường mặt đất: Môi trường mặt đất bao gồm đồi núi, đồng bằng, khí quyền,… là môi trường sống của nhiều sinh vật, trong đó có con người chúng ta. Có thể nói, mặt đất chính là môi trường sống của đa dạng các loài sinh vật nhất. Ví dụ, mặt đất là môi trường sống của các loài thực vật trên mặt đất như cây xanh, cây ăn quả, cây lương thực,… và các loài động vật như lợn, gà, vịt,… 
  • Môi trường sinh vật: Các sinh vật sống cũng chính là môi trường sống cho nhiều loại sinh vật sống khác. Đây là một môi trường đa dạng, sở hữu ưu và nhược điểm riêng biệt. Ví dụ, cây xanh là môi trường sống của nấm; hay lông trên cơ thể chó là nơi sinh sản của rận, bọ ve; ruột là nơi cư trú của các loại ký sinh trùng.

3. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến môi trường sống sinh vật

Môi trường sống của sinh vật phải chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Những yếu tố này sẽ chi phối lẫn nhau và tác động xấu hoặc tốt đến môi trường sống của sinh vật. Cụ thể như sau:

Yếu tố vô sinh

  • Ánh sáng: Chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống của sinh vật ở trên Trái Đất, chịu ảnh hưởng sâu sắc đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật.
  • Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật sống, nhiệt độ thích hợp nằm trong khoảng từ 0 – 50०C.
  • Độ ẩm: Giúp điều hòa thân nhiệt; tham gia vào quá trình bài tiết ở động vật và đặc biệt trong quá trình quang hợp ở thực vật.
Những yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến môi trường sống sinh vật
Những yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến môi trường sống sinh vật

Yếu tố hữu sinh 

  • Con người
  • Các sinh vật khác như vi sinh vật, nấm,… 

Đặc điểm của một cơ thể sinh vật sống 

Để tồn tại, trong cơ thể sinh vật đòi hỏi phải có những đặc điểm. Cụ thể với 10 đặc điểm quan trọng chính dưới đây: 

1. Đặc điểm sinh sản

Sinh sản là một quá trình tạo ra thế hệ, nòi giống tiếp theo; những cá thể bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Sinh sản được phân chia thành 2 loại hữu tính và vô tính.

Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ở động vật
Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính ở động vật
Tiêu chí  Sinh sản hữu tính Sinh sản vô tính
Khái niệm – Là sự kết hợp của bố và mẹ, tức sự kết hợp của đực và cá, là sự hợp nhất của các giao tử.

– Sinh sản hữu tính tạo ra con cái là duy nhất về mặt di truyền và làm gia tăng sự biến đổi di truyền ở trong một loài.

Là hình thức sinh sản sẽ chỉ liên quan đến một cá thể duy nhất, có thể là bố hoặc là mẹ.
Ưu điểm Động vật có thể thích nghi cũng như phát triển trong điều kiện sống thay đổi, do sự tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền. – Cá thể dù sống độc lập vẫn có thể tự sinh sản.

– Trong thời gian ngắn có thể tạo ra số lượng giống rất lớn.

– Cho phép tăng hiệu suất sinh sản, bởi không tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.

Nhược điểm Sẽ không có lợi trong trường hợp mật độ của quần thể thấp.  – Không đa dạng di truyền.

– Dễ chết hàng loạt khi có sự thay đổi bất kỳ về điều kiện sống.

Ví dụ Loài động vật bậc cao như con người, hổ,  sư tử, khỉ, chó, mèo,… Loài thực vật như hoa lan, hoa hướng dương,…

2. Có sự tăng trưởng, phát triển và thay đổi

Những sự thay đổi về kích thước, ngoại hình, màu sắc,… sẽ là khác nhau và tùy thuộc vào điều kiện sống, điều kiện môi trường cùng sự sinh trưởng, phát triển. Ví dụ, một hạt giống nhỏ nếu được ở trong điều kiện thích hợp có thể hình thành và phát triển thành một cây cao lớn. Nói cách khác, tất cả các cơ thể sinh vật sống đều có khả năng tăng trưởng, phát triển và thay đổi.

Dấu hiệu nhận biết lớn nhất của một sinh vật sống đó chính là bị tuyệt chủng. Nếu các cơ thể còn sống thì đều có khả năng tăng tăng trưởng, phát triển và thay đổi. 

3. Sự trao đổi chất

Bất kỳ sinh vật sống nào cũng cần cần trao đổi chất mới tồn tại, phát triển được. Và đồng thời cần đòi hỏi năng lượng.

Sự trao đổi chất ở người
Sự trao đổi chất ở người
  • Đối với loài sinh vật dị dưỡng bao gồm động vật ăn thịt, động vật ăn cỏ, động vật ăn tạp và động vật phân hủy sẽ tìm thức ăn từ các sinh vật khác. 
  • Đối với sinh vật tự dưỡng như thực vật phù du và vi khuẩn sắt sẽ tự tạo thức ăn cho chúng, nhưng tất cả sinh vật này đều sử dụng thực phẩm để tạo ra năng lượng bằng cách tự trao đổi chất nhằm duy trì sự sống. 

4. Phải được cấu tạo từ tế bào

Từ sinh vật đơn bào như vi khuẩn cho đến sinh vật đa bào như con người đều có cấu tạo từ tế bào. Tế bào là cơ sở bản chất nhất để xây dựng sự sống cho bất cứ sinh vật sống nào.

Tế bào có vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật sống. Một cơ thể sống có thể được tạo ra từ một hoặc là hàng nghìn tỷ tế bào. 

5. Sự thay đổi và thích nghi với môi trường sống

Sinh vật sống sẽ biết được điều gì đang diễn ra xung quanh chúng và chúng sẽ có các sự thay đổi phù hợp với môi trường. Sự thích nghi có thể bao gồm những đặc điểm cấu trúc, sinh lý hoặc hành vi giúp cải thiện khả năng sống sót của tất cả sinh vật sống.

6. Sự cân bằng nội môi

Sự cân bằng nội môi
Sự cân bằng nội môi

Quá trình sinh vật duy trì môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định. Chính tế bào sẽ giữ cho sinh vật ở nhiệt độ ổn định bằng cách cân bằng các hợp chất hóa học, sinh học để loại bỏ chất thải bên trong cơ thể được gọi là cân bằng nội môi. Sự mất cân bằng nội môi có thể gây ra nguy hiểm đến sự sống. 

Nội môi diễn ra ở bất cứ sinh vật nào dù sinh vật lớn, nhỏ, đơn giản hay phức tạp. 

7. Khả năng di truyền

Tất cả sinh vật đều mang DNA để phục vụ như một quy tắc cho sự tăng trưởng, phát triển và những đặc điểm cá nhân. Nó sẽ hiện diện trong mọi tế bào bên trong cơ thể sinh vật và điều chỉnh tất cả các khía cạnh vật lý của cuộc sống sinh vật đó.

8. Có thể di chuyển

Không chỉ động vật mới có thể di chuyển mà tất cả các sinh vật đều biết di chuyển để thích nghi và tồn tại. 

Khả năng di chuyển ở sinh vật sống
Khả năng di chuyển ở sinh vật sống

Thực tế, cây cối có thể xoay lá về phía mặt trời, đóng cánh hoa hay uốn cong thân cây khi cần thiết. Còn động vật thì di chuyển đến đâu mà chúng thích mang lại lợi ích phục vụ cho sự sinh tồn. Khả năng di chuyển được xem là một đặc điểm quan trọng của cuộc sống.

9. Thực hiện các quá trình sống cơ bản nhất

Cơ thể sinh vật sống có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản đó là cảm ứng và vận động, dinh dưỡng, sinh dưỡng, hô hấp, bài tiết và sinh sản.

10. Những đặc điểm của cơ thể sống đầu tiên

Những cơ thể sống đầu tiên gồm những đặc điểm về cấu tạo đơn giản – dị dưỡng – yếm khí.

Mối quan hệ giữa các loài ở trong quần xã sinh vật

Trong quá trình tìm kiếm thức ăn – nơi ở, các sinh vật trong cùng một quần xã đôi khi sẽ có mối quan hệ tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Nó có thể là một mối quan hệ hỗ trợ hoặc mối quan hệ đối đầu. 

Mối quan hệ giữa các loài ở trong quần xã sinh vật
Mối quan hệ giữa các loài ở trong quần xã sinh vật
  • Các mối quan hệ hỗ trợ bao gồm cộng sinh, hội sinh và hợp tác là hợp tác chặt chẽ giữa 2 hoặc nhiều loài, trong đó thì tất cả các loài tham gia đều có lợi. Đặc biệt, quan hệ hội sinh giữa 2 loài nghĩa là 1 bên có lợi và bên còn lại thì không có lợi cũng không có hại. 
  • Các đối kháng (đối đầu) bao gồm cạnh tranh, ký sinh trùng, ức chế sự lây nhiễm hoặc một sinh vật ăn thịt sinh vật khác. Trong quan hệ đối địch, loài được lợi sẽ chiếm ưu thế và có được cơ hội phát triển; thay vào đó thì các loài bị ảnh hưởng sẽ dễ bị tổn thương và dần dần suy thoái, bị loại bỏ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường cả 2 loài ít nhiều đều bị đào thải.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sinh vật là gì, môi trường sống của sinh vật cùng những đặc điểm cơ bản của cơ thể sinh vật sống. Hy vọng thông tin kiến thức đã giúp bạn hiểu hơn về sinh vật. Theo dõi Chamsocxehoi.org để có thêm nhiều kiến thức bổ ích các môn học khác nữa bạn nhé! 

>>> Xem thêm: Ngày môi trường thế giới là ngày nào?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →