Mộng du là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mộng du

Người bị mộng du có thể di chuyển, nói chuyện thậm chí là hoạt động như người đang thức bình thường. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không hề nhận thức được điều này, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô cùng nguy hiểm. Vậy mộng du là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến mộng du? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh trạng này qua những chia sẻ ngay sau đây.

Mộng du là gì?

Mộng du có tên khoa học là somnambulism hay còn được gọi là sleepwalking. Mộng du được xếp vào trong nhóm rối loạn giấc ngủ. Người bị mộng du có thể nói chuyện, đi lại khi đang ngủ, thậm chí là thực hiện một số hành động thông thường như: mặc quần áo, ăn uống, lái xe,…

Mộng du thường phổ biến ở trẻ nhỏ
Mộng du thường phổ biến ở trẻ nhỏ

Với những người bị mộng du, sau khi ngủ từ 1 – 2 giờ, cơn mộng du sẽ xuất hiện và thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Người bị mộng du thường có nét mặt trống rỗng, đờ đẫn với đôi mắt mở. Khi mộng du, họ có thể làm nhiều việc khi đang ngủ như nói chuyện, đi lại, ăn uống, mặc quần áo, lái xe,… nhưng không hề nhận thức được những việc mình đang làm. Những người mộng du rất khó đánh thức, và khi thức giấc họ thường không nhớ những điều mà mình đã làm đêm hôm trước.

Cơn mộng du thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 1 – 2 giờ sau khi người bệnh ngủ. Mỗi cơn mộng du trung bình kéo dài khoảng 30 phút/lần. 

Nguyên nhân dẫn đến mộng du

Đái dầm có liên quan đến mộng du
Đái dầm có liên quan đến mộng du

Các chuyên gia ước tính tỷ lệ mắc mộng du chiếm khoảng 1 – 15% dân số, trong đó phổ biến nhất là trẻ em với độ tuổi từ 3 – 7 là chủ yếu. Tuy nhiên khi chúng lớn lên, những triệu chứng này sẽ dần mất đi.  Theo thống kê của tổ chức Sleep thì có đến 29% trẻ em từ 2 – 13 tuổi bị mộng du và khoảng 4% người lớn mắc bệnh này.

Mộng du ở trẻ nhỏ có liên quan đến tình trạng đái dầm. Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện hoàn toàn khiến trẻ chưa thể duy trì giấc ngủ sâu suốt đêm.

Mặc dù nhiều trẻ sẽ mất dần triệu chứng này nhưng cũng có người kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc xuất hiện muộn đối với một số người lớn tuổi.

Thực tế hiện nay chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng mộng du. Nguyên nhân ở người mắc mộng du lại khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng rối loạn này là những yếu tố gây căng thẳng về cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể như môi trường ngủ quá ồn ào, thiếu ngủ, căng thẳng mệt mỏi, chênh lệch múi giờ do di chuyển giữa các nước liên tục,…

Người trưởng thành có tỷ lệ mộng du thấp hơn trẻ nhỏ
Người trưởng thành có tỷ lệ mộng du thấp hơn trẻ nhỏ

Ngoài ra, chứng mộng du còn có thể liên quan đến một số tác nhân khác như chứng ngưng thở, thuốc ngủ, đau nửa đầu, tiền sử chấn thương đầu,…

Xem thêm::
Hoài niệm là gì?
Kiên cường là gì?

Điều trị bệnh mộng du

Để có thể điều trị chứng mộng du thì chúng ta cần xác định được nguyên nhân. Từ đó điều trị từ từng nguyên nhân, kết hợp cùng thói quen ngủ lành mạnh. Cụ thể như sau:

Xác định nguyên nhân, điều trị các bệnh lý dẫn đến mộng du

Như ở nguyên nhân đã nói, mộng du có thể xuất phát từ những bệnh lý có trước như ngưng thở, đau nửa đầu, hội chứng chân không yên,… khi đó người bệnh sẽ cần điều trị triệt để những bệnh lý này.

Điều trị những bệnh lý sẵn có trước
Điều trị những bệnh lý sẵn có trước

Nếu những người bị mộng du khi phát bệnh có nguy cơ làm ra những hành động nguy hiểm, tự làm thương chính mình hoặc những người trong gia đình,… thì bác sĩ có thể kê thuốc điều trị. Các thuốc thường được kê đơn gồm: Clonazepam, Trazodone, Estazolam,… Có thể ngưng thuốc sau vài tuần khi mộng du không còn tái phát.

Sử dụng các phương pháp thư giãn, đánh thức dự đoán

Khi bị mộng du, người bệnh có thể sử dụng kỹ thuật thư giãn cùng với hình ảnh tinh thần. Những phương pháp này được thực hiện bởi các nhà điều trị hành vi hoặc thôi miên. Phương pháp này sẽ tác động đến mặt tinh thần của người bệnh để cải thiện bệnh.

Phương pháp đánh thức dự đoán chính là đánh thức người bệnh trước thời điểm cơn mộng du xảy ra khoảng từ 15 – 20 phút. Trong khoảng thời gian cơn mộng du bình thường, người bệnh sẽ được giữ cho tỉnh táo rồi sau đó có thể ngủ bình thường. 

Thư giãn giúp hạn chế mộng du
Thư giãn giúp hạn chế mộng du

Một số biện pháp ngăn mộng du

Nếu bạn bị mộng du, có thể thiết lập một số thói quen, tập các biện pháp sau để giảm chứng mộng du.

  • Đi ngủ và thức dậy trong cùng một thời điểm trong ngày. Ngủ đủ giấc, tránh ngủ quá khuya trong thời gian dài.
  • Thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ bằng cách ngâm chân, massage chân, tắm nước ấm, đọc sách, nghe nhạc,… Không dùng thiết bị điện tử kéo dài.
  • Tạo môi ngủ trường an toàn, thoải mái, yên tĩnh,… Loại bỏ những vật nguy hiểm xung quanh, tránh người mộng du gây nguy hiểm cho bản thân cũng như người khác.

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về bệnh mộng du. Hẳn bạn đã biết mộng du là gì rồi. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám sớm nhất.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →