Hoài niệm là gì? Những điều thú vị về hoài niệm

Hoài niệm có thể mang đến cho chúng cảm xúc vui, cũng có thể mang đến cảm xúc buồn thương đôi khi là tiếc nuối. Vậy hoài niệm là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

Hoài niệm là gì?

Hoài niệm là từ được dùng để chỉ cảm xúc khi hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, có thể là chuyện vui, cũng có thể là kỷ niệm buồn hay một điều gì đó làm con người ta tiếc nuối nên nhớ mãi không quên. Hoài niệm mang sắc thái của sự khao khát những điều thuộc về quá khứ và thường lý tưởng hóa những điều đó lên. Do vậy mà khi nói về hoài niệm chúng ta thường nghiêng về cảm xúc buồn, thương tiếc nhiều hơn…

Hoài niệm là gì?
Hoài niệm là gì?

Trước đây hoài niệm được coi là một chứng bệnh có tên là Nostalgia. Khi người mắc bệnh này sẽ rơi vào trạng thái luyến tiếc quá khứ, mong mỏi được trở về quá khứ dẫn đến tâm trạng luôn u sầu, không có tinh thần, cơ thể mệt mỏi, trở nên yếu đuối. Tuy nhiên, hiện nay nostalgia hay “hoài niệm” thường được dùng để chỉ một cảm xúc của con người tiếc nuối về những sự vật, sự việc đã thuộc về quá khứ.

Thông tin về căn bệnh hoài niệm – Nostalgia

Trong quá khứ Nostalgia (hoài niệm, hoài cổ) được sử dụng để nói về dấu hiệu bệnh lý. Nó được nhắc đến vào đầu năm 1968 bởi một sinh viên y khoa tên Johannes Hofer người Thụy Sĩ. Tên của bệnh lý này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, Nostos (có nghĩa là trở về quê hương) và algos (có nghĩa là nỗi đau, niềm khao khát.

Bắt đầu từ giữa thế kỉ 17 đến những năm cuối của thế kỷ 19, tùy theo từng nước mà căn bệnh này có những tên khác nhau. Ví dụ như như ở Pháp người ta gọi nó là mal du pays ( có nghĩa là nhớ nhà, nỗi đau quê hương), ở Tây Ban Nha thì là mal de corazón (nhói trong tim), ở Đức là heimweh (vết thương vì quê nhà). Như vậy chúng ta có thể thấy đây là căn bệnh mà bệnh nhân phải chịu sự đau khổ vì vừa mong nhớ hoài niệm về quê hương, muốn trở về quê hương nhưng lo sợ rằng sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy nơi đó.

Hoài niệm từng được coi là một căn bệnh
Hoài niệm từng được coi là một căn bệnh

Căn bệnh này được đánh giá là khá nguy hiểm vì nó có thể gây chết người, đặc biệt là với những đối tượng là lính chiến đấu phải chiến đấu xa nhà. Cách chữa trị những bệnh tốt nhất cho những đối tượng này đó là cho họ giải ngũ và trở về quê hương. Các ca bệnh hoài niệm, được cho là có thể lây từ người này sang người khác. Nó thường ít gặp hơn ở những đội quân đang trong đà giành chiến thắng và rất hay xảy ra ở những đội quân đang thất bại.

Từ khoảng năm 1850, nostalgia (hoài niệm) không còn mang nghĩa là một căn bệnh nữa, mà nó thường chỉ được coi là một triệu chứng hoặc một dấu hiệu bệnh lý. Hoài niệm trở thành một dạng của bệnh u uất tinh thần và có thể là nguyên nhân chính dẫn tới tự tử.

Ngày nay nostalgia (hoài niệm) được dùng không chỉ còn với nghĩa hẹp là một biểu hiện bệnh lý, mà nó được hiểu là một cảm xúc có ở bất cứ người bình thường nào. Nostalgia thường gắn liền với những ký ức về thời thơ ấu tươi đẹp, hạnh phúc, một trò chơi hay một hoạt động nào đó, những điều này thường sẽ đi cùng với một người cụ thể hoặc một đồ vật được cá nhân được trân trọng.

Con người thường hoài niệm về những ký ức tuổi thơ đẹp
Con người thường hoài niệm về những ký ức tuổi thơ đẹp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất nhiều người tin rằng khoảng thời gian trước đây của họ tốt đẹp hơn hiện tại và rằng họ đã có một cuộc sống đầy đủ, tươi đẹp hơn trong quá khứ, dù rằng thực tế không phải hoàn toàn như vậy. Niềm tin này rất tiêu biểu cho cái được gọi là nostalgia hay “những ngày tươi đẹp đã qua”. Có  nhiều bộ phim, chương trình truyền hình cùng các sản phẩm văn hóa khác khai thác chủ đề này.

Các dạng hoài niệm và nguyên nhân

Qua những thông tin ở trên chúng ta có thể thấy bắt đầu từ thế kỷ 20 nostalgia (hoài niệm) không còn là một bệnh lý. Nó có thể có ở bất cứ người bình thường. Song nó đặt ra vấn đề đó là khi thường xuyên hoài niệm về những điều xưa cũ là yêu những kỷ niệm trong quá khứ hay chỉ là nỗi sợ bắt đầu một hành trình mới .

Trong cuốn The Future of Nostalgia của Svetlana Boym đã tạm chia Nostalgia thành 2 loại đó là:

  • Restorative (có nghĩa phục hồi): Đây là một hình thức mà bạn cố gắng xây dựng lại hoặc sống lại mọi thứ như ở trong quá khứ.
  • Reflective (phản xạ): Đây là hình thức mà cảm giác khao khát về quá khứ nhưng trong tiềm thức con người chấp nhận rằng quá khứ là quá khứ.
Nguyên nhân dẫn đến hoài niệm
Nguyên nhân dẫn đến hoài niệm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ chế tự kích hoạt sự hoài niệm ở mỗi người. Nó có thể xảy đến khi chúng ta xem lại một bộ phim cũ, một câu nói từ người cũ, khi nhìn lại một món đồ được ông bà tặng từ thời thơ ấu,… Những điều mà chúng ta nhớ về có thể trở đi trở lại nhiều lần trong đời. Thậm chí gây nên nỗi ám ảnh khiến chúng ta lệ thuộc vào những gì đã qua và xem chúng như là báu vật mà không thể tìm cho mình cảm giác hạnh phúc với những việc của hiện tại và có những mong đợi trong tương lai.

Hoài niệm là tốt hay xấu

Trước đây, các nhà tâm lý học từng có xu hướng coi hoài niệm là một điều tồi tệ – một sự rút lui, trốn chạy khi đối mặt với hiện thực, với những điều mới. Vào năm 1985, nhà lý thuyết phân tâm học Roderick Peters đã mô tả nỗi nhớ cực độ về quá khứ là một thứ gì đó “dai dẳng và cản trở sâu sắc đến nỗ lực của mỗi cá nhân đối phó với hoàn cảnh hiện tại của họ.” Con người không muốn tiến lên phía trước, mà thay vào đó là sự lý tưởng hóa quá khứ, chìm đắm trong đó và không có những mong đợi trong tương lai, muốn sống lại quá khứ.

Hoài niệm là tốt hay xấu
Hoài niệm là tốt hay xấu

Tuy nhiên một nghiên cứu diễn ra vào năm 2015 đã chỉ ra rằng sự hoài niệm có thể trở thành một động lực vô cùng to lớn để con người phát triển, trưởng thành. Những hồi ức tốt đẹp có thể thúc đẩy lòng can đảm của con người, làm tăng thêm dũng khí để đối mặt với nỗi sợ hãi, có đủ dũng cảm để chấp nhận rủi ro và học cách đối mặt với những điều mới có thể xảy đến. Từ đó, chúng ta có thể nhận ra những giá trị tích cực của hoài niệm như sau:

  • Tham chiếu lại quá khứ nhằm giúp bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, tích cực hơn.
  • Trân trọng những điều đã qua cũng như những cơ hội được sống, từ đó tìm ra điều mình muốn làm, người mình muốn trở thành trong tương lai.
  • Có thể kết nối với mọi người xung quanh lại với nhau bằng việc cùng nhau ôn lại những điều tươi đẹp trong quá khứ.
  • Hoài niệm giúp chúng ta ghi nhớ sâu sắc những bài học trong quá khứ, từ đó vững bước xây dựng tương lai tươi đẹp

Cách để hoài niệm không đẩy lùi sự phát triển

Từ góc độ của tâm lý học thì hoài niệm khi được nhìn nhận theo các tích cực có thể giúp con người vượt qua những sang chấn tâm lý do mất mát. Tuy nhiên nó không làm con người thật sự bình yên và hạnh  phúc, tệ hại hơn là hoài niệm có khiến con người chìm đắm trong quá khứ, không xây dựng phát triển tương lai. Vậy làm sao để hoài niệm không trở thành sự cản trở con người phát triển?

Cách để không bị hoài niệm ám ảnh
Cách để không bị hoài niệm ám ảnh

Học cách chấp nhận những điều đó đã qua

Hãy bắt đầu bằng cách chấp nhận những điều trong quá khứ đã qua, dù nó là kỷ niệm đẹp hay đau thương. Hãy học cách buông xuống quá khứ để nó trở thành một phần của ký ức thay vì nỗi ám ảnh theo bạn mỗi ngày. Chúng ta đang sống trong hiện tại và tương lai ở phía trước. Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp hơn quá khứ. Chính vì vậy hãy đặt những hồi ức xuống và vững bước tiến về phía trước.

Tìm về với chánh niệm

Dành thời gian cho việc tìm về mindfulness (chánh niệm ) sẽ có lợi cho bạn khi bạn đang những suy nghĩ hoài niệm kích thích sự lo lắng, tâm trạng rơi vào vòng xoáy tiêu cực. Khi có những suy nghĩ đúng đắn về hoài niệm và nhận thức được ý nghĩa của việc tập trung vào hiện tại sẽ vượt qua được cảm giác tiếc nuối một cách nhanh chóng và bắt đầu xây dựng tương lai.

Hãy nhớ rằng những điều xảy ra trong quá khứ đã qua đi, dù chúng là tiêu cực thì chúng cũng không thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn lúc này, bạn là người quyết định cuộc sống và cảm xúc của mình. Nếu nó là những điều tốt đẹp đã qua thay vì đi sâu vào hoài niệm và tiếc nuối bạn hãy nuôi dưỡng lòng biết ơn, trân quý nó và biến nó thành bước đệm vững chắc cho mình.

Hãy tập cho mình có những suy nghĩ đúng đắn
Hãy tập cho mình có những suy nghĩ đúng đắn

Tin tưởng vào chính mình ở thời điểm hiện tại

Hoài niệm về những thành tựu đã từng có, có thể là nỗi ám ảnh của chúng ta. Nếu thời điểm hiện tại bạn không thuận lợi sẽ có tâm lý tiêu cực suy nghĩ câu chuyện hạnh phúc quá khứ sẽ không bao giờ tới. Lúc này các bạn cần thật sự bình tâm để nhận ra điều mình cần làm là gì? Tin tưởng vào bản thân mình là điều mà bạn cần làm lúc này. Dù cho phía trước xảy đến, hãy nuôi dưỡng lòng tin vào bản thân và tạo nên năng lực chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình. Sau đó hãy bắt đầu một hành trình mới với kinh nghiệm của quá khứ và những dữ liệu của hiện tại. Đó là lúc những hoài niệm thật sự đẹp đẽ và có ý nghĩa to lớn cho một người.

Hãy tin tưởng vào bản thân ở thời điểm hiện tại
Hãy tin tưởng vào bản thân ở thời điểm hiện tại

Với những hoài niệm đẹp đẽ, chúng ta dễ dàng bị cám dỗ muốn sống lại ký ức ấy lần nữa. Nhưng lúc này chúng ta cần thoát ra để chủ động bắt đầu một hành trình mới để tạo ra những thành công mới. Do đó thay vì nhốt mình trong quá khứ, hoài niệm hãy thúc đẩy sự phát triển cá nhân – và tạo ra hy vọng cho tương lai.

Trên đây là những thông tin về “hoài niệm chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn đã biết được hoài niệm là gì cũng như cách để chúng ta không mắc kẹt trong hoài niệm.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →