Drama là gì? Thuật ngữ này đã quá quen thuộc với người dùng Facebook và trở thành ngôn ngữ thông dụng của giới trẻ. Trong các tình huống khác nhau, Drama sẽ được hiểu theo nhiều nghĩa. Để hiểu chính xác ý nghĩa của từ Drama là gì? Vì sao Drama lại được sử dụng phổ biến? Và các biến thể của từ ngữ này trên mạng xã hội… Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phía dưới đây.
Contents
Drama là gì?
Drama trong tiếng anh có nghĩa là kịch, ý chỉ các vở kịch hay tác phẩm nghệ thuật với các tình huống và mâu thuẫn cao trào, gay cấn, kịch tính. Drama thường bao gồm các yếu tố như cốt truyện, nhân vật, diễn đạt, bối cảnh, chủ đề và tượng trưng. Không chỉ mang tính giải trí, drama còn phản ánh xã hội, khám phá trải nghiệm con người, tạo nên cảm xúc hồi hộp, xúc động cho người xem.
Trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là Facebook từ drama được sử dụng khá phổ biến. Cụ thể, từ ngữ này ám chỉ những câu chuyện, scandal hoặc vụ bóc phốt về các vấn đề hoặc cá nhân nào đó. Những vấn đề thường có tính chất gay cấn khiến người xem tò mò nên hưởng ứng và bàn luận rất sôi nổi. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp từ này trên các tin báo và status cá nhân.
Nguồn gốc của từ drama
Từ drama có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại, từ “Dramá” (δρᾶμα) có nghĩa là “hành động” hoặc “sự diễn ra”. Trong thời kỳ cổ đại, drama được dùng để chỉ các vở kịch truyền thống được biểu diễn trên sân khấu với sự tham gia của các diễn viên và bối cảnh. Drama xuất hiện trong tác phẩm “Poetics” (Nghệ thuật Thi ca) của nhà hiền triết Aristoteles từ thế kỉ IV TCN. Ông cho rằng “drama” là kịch – dạng tác phẩm thơ mộng có tính “hành động”.
Drama là gì trên Facebook?
Sau khi hiểu được nghĩa drama là gì thì không khó để lý giải vì sao thuật ngữ này lại được giới trẻ sử dụng nhiều như vậy. Ngày nay, drama được dùng rất nhiều trên mạng xã hội Facebook, Tiktok. Về cơ bản, các bạn trẻ sẽ dùng từ drama trong hai tình huống điển hình sau đây:
- Nói về một câu chuyện có nhiều tình huống lắt léo, kịch tính thậm chí có vài phần phi lý: Khi lướt bảng tin Facebook, nhiều khi bạn sẽ gặp những tình huống, câu chuyện tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim. Ví dụ như: các câu chuyện chia sẻ tình cảm có phần hơi lố hoặc lâm li bi đát nhằm thu hút lượng tương tác lớn từ cộng đồng mạng.
- Khi nói đến phốt hoặc scandal của người nổi tiếng hay những người có tầm ảnh hưởng đến công chúng: Mạng xã hội là nơi lan truyền thông tin nhanh chóng, nếu như các nghệ sĩ hay hot girl, hot boy, influencer, KOL có bất cứ tai tiếng hay lùm xùm nào, mọi người sẽ truyền tai nhau về drama, nói cách khác là bàn tán về phốt liên quan đến người nổi tiếng đó.
Các biến thể phổ biến nhất của thuật ngữ drama
Trong suốt thời gian dài, thuật ngữ drama đã sinh ra nhiều biến thể và được sử dụng cho nhiều mục đích, tình huống khác nhau. Dưới đây là những biến thể phổ biến nhất của drama mà các bạn cần tìm hiểu để tránh lạc hậu và không biết nghĩa drama là gì nhé!
-
Hít drama
Cụm từ này ám chỉ việc ai đó đang “bật chế độ” hóng hớt, theo dõi, quan sát và tham gia vào các tình huống, cuộc tranh cãi, mâu thuẫn “hot” trên mạng xã hội. Những người hóng hớt sẽ xem đây là hoạt động giải trí hoặc để tìm kiếm thông tin mới, bất ngờ để chia sẻ cho mọi người. Thậm chí, không ít người còn tham gia bàn luận, chỉ trích hoặc bảo vệ cá nhân nào đó liên quan đến drama.
-
Drama cẩu huyết
Cẩu huyết là tiếng lóng trên mạng xã hội là từ chỉ những yếu tố quá phi lý nhưng lại thường diễn ra trong cuộc sống. Drama cẩu huyết là thể loại câu truyện có nội dung rất bi thương, đau đớn và tình tiết thảm khốc. Đố cũng có thể là câu chuyện hơi vô lý đi theo lối mòn cũ khiến người nghe, người xem day dứt, khó chịu, không muốn tiếp tục theo dõi.
-
Web drama
Từ này chỉ những bộ phim ngắn, được phát hành trực tuyến trên như Youtube, Vimeo hay các ứng dụng xem phim khác. Những bộ phim này thường có số tập và thời lượng ngắn hơn so với phim truyền hình thông thường. Một số phim web drama nổi tiếng như: Phượng Khấu, Tháng năm dữ dội, Bố già, Nam Phi liên hoàn kế, Thập Tam Muội, Ai chết giơ tay, Ai là người thứ ba,…
-
Drama tính kịch
Khi một câu chuyện đời thật được nói quá lên khiến nó trở nên hư cấu sẽ được gọi “drama tính kịch”. Bên cạnh đó, thuật ngữ này được dùng để chỉ các tình huống được thêu dệt hoặc làm quá lên cố tình gây sự chú ý cho người xem. Ví dụ như các chương trình giải trí thường đi kèm với các tình huống tính kịch để thu hút sự quan tâm của khán giả.
-
K-drama
Là từ viết tắt của Korean drama, ý chỉ những bộ phim truyền hình hoặc phim trực tuyến của Hàn Quốc. Các bộ phim này thường có nội dung đa dạng về chủ đề tình yêu, hài hước, bi kịch gia đình, hành động, lịch sử, tâm lý,… Một số bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng phải kể đến như: Bạn trai tôi là hồ ly, Bản tình ca mùa đông, Vườn sao băng, Thế giới hôn nhân, Penthouse…
-
Truyện drama
Thuật ngữ này trong anime và manga Nhật Bản dùng để ám chỉ những bộ phim anime khai thác về một hoặc nhóm nhân vật cụ thể nào đó. Những truyện drama thường tập trung vào thể loại bi kịch, tình cảm, trinh thám,… Ví dụ một số truyện drama của Nhật Bản từng là cả một bầu trời tuổi thơ của các bạn trẻ như: Vua Hải Tặc, Doremon, Bảy Viên Ngọc Rồng,…
- Drama queen, Drama king
Drama queen, drama king được dùng để gọi tên Nữ hoàng/ ông hoàng phim truyền hình, những diễn viên xuất sắc nhất trong thể loại phim drama. Ngoài ra, hai khái niệm này còn dùng để ám chỉ những chàng trai, cô gái có tính cách “bất thường, hỗn loạn”. Họ thích tạo nên những câu chuyện giật gân khiến người khác chú ý và đắm chìm trong “bi kịch” do chính mình tạo ra.
Điều gì khiến các bộ phim drama luôn hấp dẫn người xem?
Các thể loại phim drama luôn hấp dẫn người xem bởi hội tụ những yếu tố sau đây:
- Dàn diễn viên đẹp: Yếu tố nhân vật và diễn viên trong điện ảnh cũng góp phần quan trọng vào sự hấp dẫn của một bộ phim. Khả năng diễn xuất cũng rất quan trọng, diễn viên tài năng và thể hiện tốt vai diễn có thể gợi cảm xúc và tạo sự chân thực cho nhân vật mà họ đảm nhận.
- Cốt truyện mới lạ, độc đáo: Luôn có sự đổi mới tạo nên sự mới mẻ sẽ mang đến cho người xem cảm giác thích thú. Những bộ phim, truyện có cốt truyện nhàm chán, quá quen thuộc thường sẽ không nhận được sự quan tâm của khán giả.
- Kịch tính và bất ngờ: Drama thường chứa đựng các yếu tố kịch tính, từ plot twist đến những tình huống căng thẳng. Sự không chắc chắn, bất ngờ khiến người xem không thể rời mắt và luôn muốn biết điều gì sẽ xảy ra.
- Bối cảnh tuyệt đẹp: Khi bối cảnh được đầu tư kỹ lưỡng sẽ giúp người xem mãn nhãn. Đây là yếu tố quan trọng để tạo ra trải nghiệm hứng khởi và lôi cuốn, khiến câu chuyện trở nên sống động và thú vị hơn.
- Gợi cảm xúc mạnh mẽ: Drama tạo ra sự xúc động và kích thích cảm xúc của người xem. Những tình tiết căng thẳng, xung đột, phức tạp sẽ tạo cảm thấy hứng thú, tò mò và đồng điệu với diễn biến của câu chuyện.
- Phản ánh xã hội và con người: Thường mang yếu tố phản ánh xã hội, drama chứa đựng thông điệp về cuộc sống, văn hóa, đấu tranh, hay các vấn đề xã hội quan trọng. Điều này giúp người xem thấy rằng drama không chỉ là giải trí mà còn góp phần đưa ra câu hỏi và suy ngẫm về thế giới xung quanh.
Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết drama là gì và ý nghĩa sâu xa của các biến thể từ đó. Nắm được những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách dùng thuật ngữ hot hit này một cách ấn tượng và hợp lý nhất nhé!
Xem thêm:: Hướng nội nghĩa là gì?
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.