Hướng nội là gì? Đặc điểm tính cách người hướng nội như thế nào?

Theo thống kê, khoảng 50% dân số thế giới và 40% các nhà lãnh đạo là những người hướng nội, sống nội tâm. Vậy hướng nội là gì? Sống hướng nội là gì? Những biểu hiện trong tính cách của người hướng nội như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi khám phá thế giới của người hướng nội trong nội dung bài viết hôm nay! 

Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến hướng nội 

Để tìm hiểu rõ về hướng nội là gì, chúng ta cần đi làm sáng tỏ các khái niệm dưới đây. 

1. Hướng nội là gì? 

Hướng nội là gì?
Hướng nội là gì?

Theo Wikipedia, hướng nội là khuynh hướng chủ yếu hoặc hoàn toàn quan tâm đến cuộc sống tinh thần của bản thân người đó. “Hướng nội” là thuật ngữ được dùng trong tâm lý học để chỉ người có xu hướng tập trung vào bên trong chính mình hơn là tập trung vào mọi người xung quanh.

Các nhà tâm lý học cho rằng, hướng nội chính là một phần tự nhiên của tính cách. Hướng nội là một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu về tính cách và tâm lý học, vì nó có thể giúp giải thích sự khác biệt giữa các cá nhân và cách họ tương tác với thế giới xung quanh.

2. Người hướng nội là gì?

Người hướng nội là người thường kín đáo và ít nói trong những nhóm đông, họ có niềm vui trong các hoạt động đơn độc như đọc sách, âm nhạc, viết, vẽ, xem phim, chơi game,… cùng một số hoạt động riêng biệt ngoài trời như câu cá hoặc đi bộ. Có một sự thật là khi gặp một vấn đề lớn hay một việc quan trọng cần độ tin tưởng tối đa, người hướng nội chính là sự lựa chọn xứng đáng cho những việc đó.

Người hướng nội là gì?
Người hướng nội là gì?

Trên thực tế, các trang web mạng xã hội đã phát triển mạnh và trở thành ngôi nhà cho người hướng nội trong thế kỷ 21. Đây là nơi họ được thoát khỏi các thủ tục cư xử của xã hội, có thể thoải mái viết blog về những cảm xúc riêng tư mà bình thường họ không bao giờ để lộ. 

Lưu ý, ta không nên nhầm người hướng nội với người nhút nhát, người bị “xã hội ruồng bỏ” hay người mắc bệnh trầm cảm. Bởi, người hướng nội chọn cuộc sống đơn độc thay vì các hoạt động giao tiếp theo sở thích; người nhút nhát có thể là người hướng ngoại nhưng xa lánh giao tiếp vì sợ hãi; còn người bị “xã hội ruồng bỏ” hay mắc bệnh thì lại không có sự lựa chọn.

3. Sống hướng nội là gì? 

Sống hướng nội là lối sống hướng đến bản thân nhiều hơn là hướng đến mọi người xung quanh. Khuynh hướng sống đó có phần cô độc theo một số người nghĩ, nhưng cũng có người cho rằng đó là một khuynh hướng sống cá nhân. 

Đặc điểm tính cách hướng nội 

Người hướng nội có những đặc điểm tính cách như thế nào? Dưới đây là các dấu hiệu cơ bản nhất của người hướng nội. Cụ thể:

  • Luôn dành nhiều thời gian cho bản thân: Đâu đó, ý tưởng “ở nhà một mình” thật sự thú vị với họ. Những khoảng thời gian cho bản thân rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của người hướng nội. 
Dành nhiều thời gian cho bản thân
Dành nhiều thời gian cho bản thân
  • Bị kiệt sức bởi các tương tác xã hội: Nếu người hướng ngoại ít khi bỏ lỡ buổi tối thứ sáu bên ngoài với bạn bè, thì những người hướng nội biết khi nào họ đã sử dụng hết năng lượng và cần nạp lại. Điều đó cũng không có nghĩa người hướng nội sẽ không bao giờ đến những bữa tiệc – họ cũng tận hưởng chúng như bất kỳ người hướng ngoại nào, nhưng vào cuối buổi như vậy thì họ sẽ phải thoát ra ngoài để nạp năng lượng và thiết lập lại.
  • Thích làm việc một mình: Người có xu hướng sống khép mình sẽ hoạt động tốt nhất khi họ làm việc một mình. Sự cô lập cho phép bản thân họ tập trung sâu sắc và tạo ra kết quả cao. Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc họ không thể hợp tác làm việc với người khác, mà đơn giản chỉ là họ muốn tập trung vào nhiệm vụ cần hoàn thành hơn là để tâm đến các khía cạnh xã hội của việc làm việc nhóm.
Thích làm mọi việc một mình
Thích làm mọi việc một mình
  • Vòng bạn bè chỉ có những người thân: Với người hướng nội, vòng bạn bè của họ khá hẹp. Họ không hẳn là không thích kết giao hay tương tác xã hội; mà họ thích tận hưởng những cuộc trò chuyện, cảm nhận sự vui vẻ trong vòng bạn bè thân thiết của mình. Một mối quan hệ chất lượng sẽ là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc của người hướng nội.
  • Một cuộc sống nội tâm, có óc tò mò: Người hướng nội có thể mộng mơ và suy nghĩ về điều gì đó rất lâu trước khi quyết định thực hiện. Vậy nên họ cần cả một quá trình dài để suy ngẫm, nghiên cứu cho đến khi bản thân cảm thấy đã chuẩn bị sẵn sàng, tích lũy đủ kiến thức mới bắt tay vào theo đuổi và thực hiện. 
  • Rất dễ mất tập trung: Người hướng nội thường “chạy trốn” công việc trước mắt bằng cách sẽ thả hồn vào điều gì đó, với mục đích để tâm trí “lang thang”. Dĩ nhiên, điều này khiến họ rơi vào tình trạng mất tập trung và đôi khi gây ra ảnh hưởng xấu đến công việc chung.
Người hướng nội thường rất dễ mất tập trung
Người hướng nội thường rất dễ mất tập trung
  • Thích viết hơn là thích nói: Đây là một đặc điểm nổi bật của người hướng nội, vì sống nội tâm và ít bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài nên khả năng giao tiếp – truyền đạt của họ chưa thực sự tốt. Họ dường như rất khó sắp xếp được những điều cần nói, hoặc phải suy nghĩ kỹ về câu trả lời. Và nếu buộc phải đưa ra quyết định trong cuộc trò chuyện thì họ sẽ cần có thêm thời gian để cân nhắc để nghĩ kỹ mới tự tin với sự lựa chọn của mình.
  • Có cảm nhận nội tâm nhiều: Theo nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia của Mỹ, người hướng nội thường ít thể hiện ra ngoài mà sẽ dùng cảm nhận nhiều hơn so với người hướng ngoại. Thay vì đưa ra nhưng câu hỏi, thắc mắc hay ý kiến thì họ sẽ im lặng quan sát để đưa ra suy đoán, cảm nhận và nắm bắt vấn đề.

Hướng nội có những ưu điểm và hạn chế gì?

Giống như các xu hướng tính cách khác, hướng nội cũng hội đầy đủ các ưu và nhược điểm. Nếu bạn là người hướng nội, hãy tham khảo để có thể phát huy điểm mạnh và đồng thời khắc phục tối đa những nhược điểm để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. 

1. Ưu điểm

  • Khả năng làm việc độc lập của người hướng nội cao: Vì xu hướng tính cách cá nhân của người hướng nội thường hướng đến chiều sâu, dành thời gian trong quỹ thời gian để tìm hiểu sâu sắc nên họ sẽ có tư duy mạch lạc, kế hoạch rõ ràng – yếu tố quyết định đến hiệu quả làm việc.
  • Khả năng quan sát và tư duy tốt: do xu hướng tĩnh lặng trong tính cách, người hướng nội nhạy cảm và linh hoạt. Họ rất dễ dàng quan sát, có cái nhìn tổng thể và khách quan để nhận biết mọi điều xung quanh chính xác; rồi từ từ đánh giá, nhận xét mọi khía cạnh vấn đề và cuối cùng mới quyết định hướng giải quyết. Có lẽ chính sự cẩn thận, thấu đáo đó mà tỉ lệ thành công của người hướng nội là khá cao.
Người hướng nội luôn biết lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu với người khác 
Người hướng nội luôn biết lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu với người khác
  • Biết lắng nghe, đồng cảm và thấu hiểu: Do luôn hướng đến chiều sâu trong các mối quan hệ nên người hướng nội luôn biết cảm thông, chia sẻ với mọi người xung quanh. Và đây cũng là ưu điểm giúp họ nhận được sự yêu quý và tin tưởng.

2. Nhược điểm

  • Gặp nhiều khó khăn trong môi trường công sở: Trong công việc đòi hỏi cần có sự tương tác cao, mà bản chất của người hướng nội là không thích tương tác. 
  • Bị ảnh hưởng bởi tính lo âu: Người sống hướng nội nghĩ đến chiều sâu của vấn đề nên rất dễ hình thành cảm giác lo lắng thái quá, và điều này gây tổn thương đến não bộ.

Hướng nội có phải là do gen di truyền hay không?

Câu trả lời là có. Khoa học đã chứng minh gen đóng vai trò quan trọng trong việc di truyền đặc điểm hướng nội – hướng ngoại. Cụ thể:

  • Người hướng ngoại sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và hài lòng với mọi tác nhân xung quanh thì dopamine (hormone hạnh phúc) của họ tự tiết ra giúp tăng cảm giác hưng phấn, vui vẻ. 
  • Người hướng nội thì hoàn toàn ngược lại, họ sẽ cảm thấy bị kích thích quá mức bởi dopamine.
SLC6A4 là một trong những gen di truyền tính cách ở người
SLC6A4 là một trong những gen di truyền tính cách ở người

Theo nhà nghiên cứu, bác sĩ trị liệu tâm lý Laney – một trong các chuyên gia hàng đầu về hướng nội cho rằng: Trong tất cả đặc điểm tính cách đã được nghiên cứu thì hướng nội và hướng ngoại chính là những đặc điểm được di truyền mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên, gen cũng không quyết định 100% cho việc bạn là người hướng nội – hướng ngoại mà yếu tố môi trường hay trải nghiệm cũng là nhân tố tạo nên tính cách của mỗi người. Vì thực tế, bộ gen chỉ cho phép ta xử lý mức độ hướng nội – hướng ngoại trong giới hạn nhất định (gọi là ngưỡng trên và ngưỡng dưới); còn việc thay đổi nó là nằm ở chính bản thân mỗi chúng ta. 

Chia sẻ bí quyết giao tiếp dành cho người hướng nội

Nếu bạn là người hướng nội và đang khó khăn trong việc kết nối bản thân với mọi người, thì cũng đừng lo lắng bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng được nhiều mối quan hệ xã hội hơn.

  • Khi được mời tham dự một bữa tiệc thì bạn nên đồng ý, chứ đừng nên tìm cách để từ chối lời mời và cho rằng bữa tiệc đó sẽ làm bạn tiêu hao năng lượng. Hãy nghĩ đây là cơ hội giúp bạn có thể gặp gỡ được mọi người.
  • Hãy chuẩn bị một vài câu chuyện thú vị trước khi tham gia một cuộc gặp gỡ nào đó để giúp bạn không bị bỡ ngỡ hay hoảng hốt. Nó chính là phương tiện giúp cho bạn dễ dàng nhập cuộc một cách nhanh chóng nhất. Bạn sẽ thấy cánh cửa của các mối quan hệ mở ra thật dễ dàng và thú vị.
Luôn tự tin vào chính bản thân mình! 
Luôn tự tin vào chính bản thân mình!
  • Luôn tự tin nhưng cũng phải thật khiêm tốn bạn nhé. Khi đặt mình vào giữa đám đông, bạn không nhất thiết phải cố tỏ ra mình là một người hoạt bát. Thay vào đó thì thật bình tĩnh, tự tin bước đến bắt tay và chào hỏi với mọi người. Chắc chắn sự trung thực sẽ giúp bạn nhận được sự yêu mến từ mọi người thôi.
  • Phong cách thời trang cũng là cách giúp bạn kết nối với mọi người. Vậy nên hãy tạo cho mình một phong cách riêng, nhưng đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh và không quá lố lăng.

Hy vọng rằng với các chia sẻ trên thì chúng tôi đã giúp bạn hiểu về hướng nội là gì để từ đó có thêm phần kinh nghiệm trong tương tác xã hội. Đừng quá lo lắng về sự “hướng nội” của mình, bởi tính cách chỉ là một phần làm nên con người tuyệt vời của bạn. Chỉ cần hoàn thiện và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân mình là đủ!

>>> Xem thêm:: Slay nghĩa là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →