Chăm sóc xe cũ thế nào cho đúng?

Sau nhiều năm sử dụng, ô tô thường sẽ xuất hiện tình trạng hao mòn về máy móc. Đây là thời điểm chiếc xế của bạn cần được hưởng một chế độ chăm sóc đặc biệt cho phù hợp với tình trạng. Để biết nên chăm sóc xe cũ như thế nào, bạn có thể tham khảo thông tin chia sẻ dưới đây. 

Xe đi được bao nhiêu km nên áp dụng chế độ chăm sóc xe cũ?

Thông thường, 160.000 km là mốc tiêu chuẩn cho những chiếc xe được xếp vào hạng “xe cũ”, có số km cao và bắt đầu cần một chế độ bảo dưỡng đặc biệt hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia khuyên người dùng nên áp dụng chế độ chăm sóc xe cũ sớm hơn, khi xe đi được khoảng 120.000 – 150.000 km.

cham-soc-xe-cu   Khi xe đi được một số km nhất định, xe cần được chăm sóc bằng một chế độ đặc biệt hơn

Khi đã đi được khoảng 150.000 km, một số chi tiết quan trọng của xe hơi sẽ xuống cấp. Ở thời điểm này, chúng ta sẽ cần kiểm tra và thay thế một số bộ phận của xe như ống dẫn nước, bugi, dây đai truyền động,… Các phụ tùng của xe bị thoái hóa do ảnh hưởng của thời gian và quãng đường di chuyển.

Hướng dẫn chăm sóc xe cũ

– Thay dầu định kỳ với thời gian ngắn hơn

Với xe ô tô cũ, thời gian thay dầu định kỳ sẽ ngắn hơn so với xe ô tô mới. Theo đó, chủ xe nên thay dầu sau khi xe chạy được khoảng 4.000 km hoặc sau 4 tháng lái xe. Việc thay dầu thường xuyên giúp động cơ ô tô luôn sạch và có thể làm việc hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, máy móc của những chiếc xe “cao tuổi” thường bị hao mòn nhiều nên người dùng cũng cần chú ý thay dầu có độ nhớt cao hơn để tăng khả năng làm kín, kéo dài tuổi thọ cho động cơ xe.

thay-dau-dinh-ky-cho-xe-o-to-cuThay dầu định kỳ cho xe ô tô cũ

– Kiểm tra thường xuyên hơn

Chủ xe nên kiểm tra xe định kỳ sau mỗi 4 hoặc 8 tháng để kịp thời phát hiện vấn đề hư hỏng và có phương án khắc phục hiệu quả. Những bộ phận trong khoang động cơ như acquy, dây đai dẫn động hay ống dẫn chất lỏng cần được chú ý kiểm tra định kỳ. Bên cạnh đó, hệ thống phanh, đường ống dầu phanh, phuộc giảm xóc, ống lót và độ mòn của lốp,… cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động.

Người dùng nên thay bugi cho những chiếc xe đã đi được 150.000 km vì ở thời điểm này các điện cực của bugi đã mòn nhiều, khó đánh lửa hơn và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để phóng tia lửa điện, khiến động cơ khó nổ, tốn nhiên liệu. Bên cạnh đó, cảm biến oxy, ly hợp lốc lạnh, bộ căng đai,… cũng nên được kiểm tra và thay thế khi chúng có dấu hiệu cảnh báo hỏng hóc.

thay-bugi-cho-nhung-chiec-xe-da-co-thoi-gian-su-dung-daiThay bugi cho những chiếc xe đã có thời gian sử dụng dài

– Thay dầu phanh xe

Dầu phanh dễ hút ẩm nên người dùng cần loại bỏ nước lẫn trong dầu phanh càng sớm càng tốt bởi khi dầu phanh bị nhiễm nước thì khả năng chịu nhiệt và chịu ăn mòn sẽ giảm xuống. Lúc này, kẹp phanh sẽ bị nóng, ảnh hưởng tới hiệu suất phanh và sự an toàn của chính người lái xe cũng như hành khách. Các chuyên gia khuyên chủ xe nên thay dầu phanh định kỳ 3 năm/lần hoặc sau khi xe di chuyển được 14.000km để giảm thiểu tình trạng hơi ẩm lẫn trong dầu phanh.

– Thay acquy xe

Ắc quy xe ô tô thường “chết” trước thời hạn bảo hành. Khi xe ô tô bước sang năm thứ 4 kể từ ngày sản xuất, người dùng cần thay mới acquy cho xe, nhất là trước thời điểm mùa đông. 

kiem-tra-va-thay-acquy-xe-hoi-cu-neu-can-thietKiểm tra và thay acquy xe hơi cũ nếu cần thiết

– Thay dầu hộp số

Theo kinh nghiệm của nhiều người sử dụng, chúng ta nên thay dầu hộp số tự động sau 120.000 – 150.000 km. Việc thay dầu hộp số định kỳ có ưu điểm là giúp bảo vệ các chi tiết trong hộp số, cho phép thiết bị làm việc hiệu quả và êm ái hơn. Đối với xe mới, người dùng cần thay dầu hộp số sau 10.000 km đầu tiên để loại bỏ hoàn toàn cặn kim loại còn dư trong quá trình sản xuất. Sau lần đó, bạn có thể thay dầu hộp số sau khi xe di chuyển được 50.000 km. Khi mua xe hơi cũ, người dùng nên kiểm tra chất lượng dầu hộp số bằng que thăm dò, nếu chất lượng kém thì cần thay ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một lượng nhỏ chất làm mát dầu hộp số nhằm bảo vệ các bộ phận đắt tiền trong hệ dẫn động.

– Thay nước làm mát

Nhiệt độ là một trong những “kẻ thù” của động cơ xe, đặc biệt là với xe hơi cũ. Động cơ quá nóng có thể làm hỏng vòng đệm cũng như các chi tiết máy khác tới mức không thể sửa chữa. Do vậy, nước làm mát đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của động cơ ô tô. Tuy nhiên, cũng như dầu máy, nước làm mát động cơ cũng cần được súc rửa và thay thế định kỳ (tần suất 3 năm/lần) để không bị biến tính gây ăn mòn các bộ phận đắt tiền trong động cơ.

thay-nuoc-lam-mat-deu-dan-de-xe-hoat-dong-hieu-qua-honThay nước làm mát đều đặn để xe hoạt động hiệu quả hơn

– Chú ý tới các bộ lọc

Người dùng cần thường xuyên kiểm tra bộ lọc gió động cơ bằng cách tháo bộ lọc gió ra, gõ nhẹ lên mặt đất để giũ sạch bụi bẩn và kéo dài tuổi thọ cho phụ kiện này. Với bộ lọc gió khoang lái, người dùng có thể vệ sinh bằng máy hút bụi đa năng. Ngoài ra, chủ xe chú ý nên thay bộ lọc gió thường xuyên để cải thiện hiệu suất hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trong xe cũ.

– Vệ sinh buồng đốt

Sau một thời gian động cơ làm việc lâu ngày, muội than sẽ tích tụ, bám trên đỉnh piston, xupap. Muội than quá nhiều dễ gây nhiễu loạn trong buồng đốt, làm gia tăng tỷ số nén và gây ảnh hưởng xấu tới động cơ của xe hơi. Vì vậy, khi chăm sóc xe cũ, người dùng cần chú ý kiểm tra, vệ sinh buồng đốt, loại bỏ hoàn toàn muội than bám trên đó.

– Thay lốp nếu cần thiết

Người dùng cần định kỳ kiểm tra thành lốp và ta-lông lốp xe cũ xem có bị mòn hay xẹp hay không, có vết nứt hay không. Nếu lốp đã mất độ đàn hồi thì chứng tỏ xe đã cũ nhiều, cần phải thay lốp mới. Bên cạnh đó, người dùng còn cần phải so sánh giữa các lốp trên xe. Ở xe cũ, thường thì độ mòn của các lốp xe sẽ không giống nhau. Để đảm bảo an toàn và tiết kiệm nhiên liệu thì tốt nhất chủ xe nên thay toàn bộ lốp xe giống nhau.

Nên thay lốp cho xe ô tô nếu lốp đã quá cũNên thay lốp cho xe ô tô nếu lốp đã quá cũ, mòn

– Định kỳ lau rửa trong và ngoài xe

Cuối cùng, một trong những việc mà người chăm sóc xe cũ không nên bỏ qua chính là lau rửa xe từ ngoài vào trong. Đầu tiên, chúng ta sử dụng máy phun rửa xe áp lực cao để rửa sạch bụi bẩn, bùn đất bám bên ngoài xe. Sau đó, bạn chờ xe khô, kiểm tra các vết xước, có thể dùng các chất trám để làm mờ vết xước trên vỏ xe. Tiếp theo, người dùng thực hiện bôi sáp để đánh bóng ngoại thất ô tô.

Về nội thất, bạn dùng máy hút bụi mini để dọn sạch bụi bẩn, rác vụn, tàn thuốc lá trong xe. Sau đó, bạn nên dùng khăn ướt đa dụng để lau bảng taplo, ốp cửa, ghế và vô lăng xe. Nếu không thực hiện tại nhà, bạn có thể mang xe tới các trung tâm bảo dưỡng xe hơi chuyên nghiệp để được dọn nội thất bằng các thiết bị hiện đại như máy hút bụi đa năng, máy giặt thảm, máy rửa xe hơi nước nóng,…

Người dùng có thể nắm được cách chăm sóc xe cũ bền bỉ, hoạt động ổn định và an toàn cùng thời gian khi áp dụng theo những lời khuyên trên đây.

Trả lời