CEO là gì? Những yếu tố để trở thành một CEO chuyên nghiệp

Hiểu được CEO là gì chúng ta sẽ biết được công việc và yêu cầu của một CEO. Theo đó, CEO chính là giám đốc điều hành, người có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và định hướng công ty. Tuy nhiên, nhiều người còn khá mơ hồ về chức danh này. Vậy thực chất CEO là gì? Để hiểu sâu hơn về CEO, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau. 

CEO là gì?

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, trong tiếng Việt có thể hiểu là “Giám đốc điều hành”. CEO là người đứng đầu trong một công ty hoặc tổ chức và có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của công ty. CEO thường định hướng chiến lược, đưa ra quyết định quan trọng, có vai trò lãnh đạo trong việc đạt được mục tiêu và thành công của công ty.

CEO là gì trong doanh nghiệp?
CEO là gì trong doanh nghiệp?

Hiểu theo cách đơn giản nhất, CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Có thể nói CEO là kim chỉ nam, là “ngọn hải đăng” dẫn đường cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời chịu trách nhiệm quyết định sự thành – bại của tổ chức bằng việc đưa ra quyết định cấp cao. Trong một số doanh nghiệp, CEO chính là Chủ tịch hội đồng quản trị. 

Vai trò và trách nhiệm của một CEO chuyên nghiệp

Qua định nghĩa trên, chắc hẳn bạn đã biết CEO là gì, và phần nào hình dung được trách nhiệm cực kỳ quan trọng của chức vụ này. Theo đó, CEO có vai trò duy trì hoạt động có lợi nhuận, đảm bảo mục tiêu chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty. Mặc dù ở mỗi công ty, giám đốc điều hành có thể khác nhau, tựu chung CEO sẽ có những vai trò cụ thể như sau: 

CEO là người trực tiếp điều hành, quản lý và lập ra các kế hoạch mục tiêu
CEO là người trực tiếp điều hành, quản lý và lập ra các kế hoạch mục tiêu
  • Lãnh đạo chiến lược

CEO chịu trách nhiệm định hướng chiến lược của công ty. Xác định mục tiêu và kế hoạch để đạt được sự phát triển và thành công của công ty. Họ phải có khả năng nhìn xa trông rộng, đánh giá thị trường, đưa ra quyết định phù hợp.

  • Quản lý tài chính

Giám đốc điều hành giúp quản lý tài chính của công ty một cách hiệu quả. Bao gồm xây dựng và thực hiện ngân sách, quản lý dòng tiền, đảm bảo tài chính ổn định, tối ưu hóa hiệu suất tài chính. 

  • Xây dựng, phát triển nhân sự

CEO có trách nhiệm xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh mẽ và đáng tin cậy. Tuyển dụng và giữ chân nhân viên tài năng, đào tạo và phát triển nhân viên hiện có, xây dựng môi trường làm việc tích cực. 

  • Đại diện cho công ty

CEO là gì? Đây chính là người đại diện chính của công ty trong các cuộc họp, sự kiện và giao dịch với các bên liên quan. Họ phải xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, công chúng, và các cơ quan chính phủ.

CEO đại diện công ty đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại
CEO đại diện công ty đàm phán và ký kết các hợp đồng thương mại
  • Quản lý quan hệ đối tác

CEO phải xây dựng và duy trì các mối quan hệ chiến lược với đối tác, khách hàng, và cổ đông. Họ cần biết cách thương lượng và đàm phán hiệu quả, từ đó tìm kiếm cơ hội hợp tác và mở rộng mạng lưới kinh doanh cho doanh nghiệp. 

  • Định hình văn hóa tổ chức

Chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì một văn hóa tổ chức tích cực và động lực. CEO phải định hình được các giá trị, mục tiêu và quy tắc đạo đức của công ty, đảm bảo rằng mọi thành viên trong tổ chức tuân thủ và thực hiện chúng.

  • Tuân thủ quy định về pháp luật, kinh doanh

CEO cần đảm bảo công ty tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc kinh doanh, thực hiện các trách nhiệm xã hội. Đảm bảo công ty hoạt động một cách bền vững và có tác động tích cực đến cộng đồng và môi trường.

Những yếu tố để trở thành một CEO là gì?

Để trở thành một CEO, các bạn cần có những yếu tố dưới đây. 

Kinh nghiệm về quản lý

CEO cần có kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo trong ngành hoặc lĩnh vực mà công ty hoạt động. Với kinh nghiệm này sẽ giúp CEO hiểu về các quy trình, thách thức và cách làm việc trong môi trường kinh doanh. Vì vậy, họ cần phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.

Có kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo để điều hành mọi hoạt động trong tổ chức
Có kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo để điều hành mọi hoạt động trong tổ chức

Biết về khoa học quản trị

Đây được xem là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội hết các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng các kiến thức mới. Từ đó có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.

Là người truyền cảm hứng

CEO được ví là ngọn đuốc truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên. Hơn ai hết, người điều hành cấp cao cần “nằm lòng” triết lý: “Nếu muốn đi nhanh thì đi một mình, nếu muốn đi xa hãy đi cùng nhau”. Giám đốc điều hành cũng giống như người làm vườn tận tâm gieo những mầm xanh hy vọng về một tương lai tươi sáng cho nhân viên cũng như cho chính vườn ươm doanh nghiệp. 

Truyền cảm hứng làm việc cho toàn bộ nhân viên trong tổ chức
Truyền cảm hứng làm việc cho toàn bộ nhân viên trong tổ chức

Hiểu biết về nhiều lĩnh vực

Không chỉ là kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn, người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, hiểu về việc đối nhân xử thế. Vì vậy, muốn trở thành một CEO chuyên nghiệp để tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân mình ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau.

Có tố chất bẩm sinh

Để trở thành một CEO thành công, ngoài việc được đào tạo, học tập bài bản thì tố chất bẩm sinh là điều kiện cực quan trọng. Các tố chất bẩm sinh thường có ở một CEO đó là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, phân tích, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán và có thần thái uy lực của một người cầm quyền.

Sở hữu phong thái uy lực của người cầm quyền
Sở hữu phong thái uy lực của người cầm quyền

Có đạo đức, trách nhiệm

Đạo đức và trách nhiệm là hai khía cạnh quan trọng trong vai trò của một CEO chuyên nghiệp. Công ty tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức kinh doanh, và thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty. Có như vậy mới đảm bảo hoạt động kinh doanh công bằng, minh bạch và có tác động tích cực đến cộng đồng và môi trường. 

Học ngành gì để trở thành Chief Executive Officer?

Để trở thành Chief Executive Officer (CEO) đòi hỏi một sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: kiến thức về kinh doanh và quản lý, kỹ năng lãnh đạo vượt trội, kinh nghiệm trong ngành. Dù ở bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào, bạn cũng có thể thăng tiến và phấn đấu trở thành CEO. Theo đó học ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn tiến gần hơn mục tiêu trở thành CEO của mình.

Để trở thành CEO, nên học quản trị kinh doanh
Để trở thành CEO, nên học quản trị kinh doanh

Cụ thể khi học ngành này, các bạn sẽ được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu về quản trị kinh doanh. Học cách điều hành một doanh nghiệp, quản lý tài chính tốt, quản trị marketing, giải quyết rủi ro, thông thạo về chứng khoán, thống kê và kỹ năng lãnh đạo. Ngoài những kiến thức được học, bạn cũng nên trau dồi kiến thức về xã hội, con người và xây dựng tốt các mối quan hệ.

Ngoài ra, người được chọn làm CEO là những người đã có kinh nghiệm làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong công ty. Đồng thời họ cũng đã dành được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo. Do đó, việc xây dựng sự nghiệp thành công và tích lũy kinh nghiệm trong ngành công ty của bạn là rất quan trọng khi hướng đến vai trò CEO.

Trên đây là tất tần tật những thông tin tổng quan nhất về CEO là gì?. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vị trí cấp cao này. Để trở thành Giám đốc điều hành sẽ phải chịu nhiều áp lực cũng như đối mặt với vô vàn khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, phần thưởng cho những người luôn nỗ lực và cố gắng chắc chắn sẽ vô cùng xứng đáng.

>>> Xem thêm:: Hạnh nhân là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →