Cảnh sát cơ động là gì? Trách nhiệm và nghĩa vụ như thế nào?

Không thể phủ nhận những đóng góp tuyệt vời của những chiến sĩ cảnh sát cơ động đối với tình trạng an ninh xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ thậm chí họ còn phải đương đầu với những thành phần phá rối, chống phá lực lượng an ninh. Vậy cảnh sát cơ động là gì? Cảnh sát cơ động gồm những lực lượng nào? Nhiệm vụ cùng trách nhiệm của tổ chức này ra sao? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được đưa ra lời giải trong bài viết tham khảo dưới đây, mời quý vị cùng theo dõi. 

cảnh sát cơ động là gì
Bạn có biết cảnh sát cơ động là gì? Quyền hạn và nhiệm vụ của lực lượng này như thế nào?

Cảnh sát cơ động là gì? 

Hiểu một cách đơn giản, cảnh sát cơ động là những người phục vụ nhân dân, quản lý và xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông để đảm bảo sự an toàn cùng trật tự giao thông trên từng địa bàn. 

Cùng với đó đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra.

Thành phần của cảnh sát cơ động gồm những lực lượng nào? 

Về thành phần, đội cảnh sát cơ động được cấu thành gồm những lực lượng sau: 

– Đầu tiên cảnh sát cơ động sẽ được phân chia theo nhiệm vụ cùng chức năng gồm: Lực lượng đặc nhiệm cùng những đơn vị tác chiến, bảo vệ mục tiêu, lực lượng sử dụng và huấn luyện động vật nghiệp vụ ví dụ như chó nghiệp vụ,..

cảnh sát cơ động
Lực lượng huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ cũng thuộc cảnh sát cơ động

– Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động cùng lực lượng chiến sĩ cơ động công an trực thuộc thành phố, trung ương. Trong đó bao gồm các cơ quan bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc các cấp cùng các cục nghiệp vụ 

– Cuối cùng là lực lượng cảnh sát cơ động và lính nghĩa vụ với nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, an ninh tổ quốc, chống tội phạm,…

Làm rõ nghĩa vụ và quyền hạn của lực lượng cảnh sát cơ động

Căn cứ theo điều 7 tại Pháp lệnh 08/2013/UBTVQH13 Cảnh sát cơ động có chỉ rõ quyền hạn cũng như nghĩa vụ của lực lượng cảnh sát cơ động. Cụ thể như sau:

– Thực hiện tham mưu cho Đảng ủy, Công an trung ương cùng Bộ công an trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội cũng như phương hướng xây dựng và phát triển lực lượng Cảnh sát cơ động.

– Thực hiện phương án tác chiến ngăn cản, kiếm soạt những hành động chống phá an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc đồng thời trấn áp bạo động gây rối, ẩu đả có vũ khí hay biểu tình trái phép gây mất trật tự xã hội.

– Tham gia vào các hoạt động tuần tra, kiểm soát đồng thời nghiêm minh trong việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật gây mất trật tự an toàn xã hội. 

cảnh sát cơ động làm gì
Giữ gìn trật tự an toàn giao thông, ổn định xã hội là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cảnh sát cơ động

– Đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu về chính trị, kinh tế, ngoại giao cũng như lĩnh vực khoa học, văn hóa cùng các hội nghị, sự kiện theo sự sắp xếp của chính phủ. 

– Bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo cũng như hỗ trợ các công việc bảo vệ tại trại giam, tạm giam. Đồng thời đây cũng chính là lực lượng đảm nhận thi hành các bản án hình sự đã được giải quyết bởi Bộ công an. 

– Thường xuyên tham gia vào các khóa học, huấn luyện bồi dưỡng chính trị, pháp luật cùng nghiệp vụ xây dựng, tác chiến, tuần tra cũng như bảo vệ mục tiêu theo đúng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát cơ động. 

– Tham gia các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cực hộ cũng như các hoạt động phòng, chống và khắc phục những thảm họa, thiên tai có thể gây thiệt hại về cả người và của. 

– Được quyền huy động người, phương tiện của các cơ quan, cá nhân trong tình huống cấp thiết cần đuổi bắt những đối tượng, phương tiện vi phạm pháp luật. 

chức năng cảnh sát cơ động
Bắt giữ, ngăn chặn những hành vi bạo lực chống đối gây ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân

– Có thể trưng dụng tài sản phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động dựa trên quy định về trưng dụng, trưng mua tài sản được của pháp luật. 

– Phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế theo đúng quy định của pháp luật. 

Tìm hiểu về những khó khăn mà đội ngũ Cảnh sát cơ động đều đang gặp phải

Công bằng mà nói, nghề nào cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Đặc biệt khi phải thường xuyên đối mặt với các đối tượng chống phá, gây rối an ninh trật tự bên cạnh khó khăn còn là những nguy hiểm tiềm ẩn ảnh hưởng đến an nguy của các chiến sĩ. 

Một thời gian trở lại đây, không ít những trường hợp cảnh sát cơ động thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ. Họ luôn phải đối đầu với những nguy hiểm rình rập, trộm cướp, gây rối có vũ khí hoặc thậm chí là bạo loạn để đối lại sự bình yên, an toàn cho nhân dân. 

Hoặc thậm chí khi mọi người còn đang say giấc, những chiến sĩ cơ động vẫn phải đi tuần tra ngăn chặn các hội nhóm đua xe trái phép, những đối tượng mua bán vận chuyển ma túy,…. Tất cả những nỗ lực này cũng là vì hoàn thành nhiệm vụ, đổi lại bình yên để mỗi sớm mai học sinh có thể đi học, nhân viên có thể đi làm. 

nhiệm vụ cảnh sát cơ động
Sự hy sinh thầm lặng đổi lại những ngày tháng yên bình để mọi người có thể tiếp tục học tập và làm việc

Dĩ nhiên chúng ta không thể khẳng định toàn bộ cảnh sát cơ động cả nước đều tốt, tuy nhiên với những hy sinh thầm lặng, những nỗ lực bảo toàn sự an toàn trong xã hội sau tất cả họ xứng đáng được trân trọng và biết ơn.

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về Cảnh sát cơ động là gì? Đội cảnh sát cơ động gồm những lực lượng nào? Cũng như những khó khăn cùng nghĩa vụ và quyền hạn của lực lượng này. Hy vọng những chia sẻ được đề cập đến trong bài viết có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu và tham khảo thông tin.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →