Lỗi không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu ?

Đối với phương tiện khi tham gia giao thông như: xe máy, mô tô, xe máy điện hay các loại xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm theo quy định bắt buộc để hạn chế rủi ro xảy ra tai nạn giao thông đồng thời bảo vệ người tham gia giao thông. Và nếu như bạn đi xe mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời nhé !

không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu
Chở người không đội mũ bảo hiện cũng là vi phạm luật

Đối tượng phải đội mũ bảo hiểm

Theo quy định những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, nếu không có sẽ bị xử phạt:

– Người trực tiếp điều khiển mô tô xe gắn máy.

– Người điều khiển xe đạp máy và xe đạp điện.

– Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện hoặc các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy và xe đạp máy, xe đạp điện.

Tuy nhiên, Nghị định này có loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp đặc biệt sau:

– Trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu khẩn cấp.

– Chở trẻ em dưới 06 tuổi (có mũ vẫn an toàn hơn).

– Áp giải người có những hành vi vi phạm pháp luật.

>> Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp học luật giao thông nhanh nhất

Những kinh nghiệm đi đường cao tốc an toàn nhất

Gương chiếu hậu xe máy được yêu thích hiện nay

Đối tượng bị xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm

– Người điều khiển mô tô, xe gắn máy hoặc xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:

+ Bản thân người lái không đội mũ bảo hiểm.

+ Chở người ngồi sau nhưng không đội mũ bảo hiểm.

– Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy hoặc xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.

Theo quy định trên, nếu người ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm thì cả người ngồi sau và người cầm lái đều bị phạt. Như vậy, sẽ xảy ra 01 tình huống, đó là trong trường hợp chỉ có 01 mũ bảo hiểm thì bạn nên để cho người ngồi sau đội. Bởi lúc này, Cảnh sát giao thông sẽ chỉ xử phạt người ngồi trước lỗi không đội mũ bảo hiểm. 

Lỗi không đội mũ bảo hiểm 2020

lỗi không đội mũ bảo hiểm
Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm

Không phải chỉ trường hợp người lái hoặc người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm mới bị xử phạt. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự tuy có đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau nhưng vẫn bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm, cụ thể:

– Đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai, sai quy cách.

– Đội mũ bảo hiểm không đúng loại dành cho mô tô, xe máy. 

Mức phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm

Theo Nghị định 100 do Chính phủ ban hành từ ngày 01/01/2020 sẽ có hiệu lực, mức phạt đối với các trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm tăng đáng kể so với trước đây.

Cụ thể như sau:

STT Đối tượng bị xử phạt Mức phạt theo Nghị định 46

 (đã hết hiệu lực)

Mức phạt theo Nghị định 100

(hiện đang có hiệu lực)

1 Người điều khiển xe mô tô hoặc xe gắn máy từ 100.000 – 200.000 đồng Từ 200.000 – 300.000 đồng
2 Người điều khiển xe đạp máy hoặc xe đạp điện Từ 100.000 – 200.000 đồng

(theo NĐ 46 xe đạp điện không bị phạt)

Từ 200.000 – 300.000 đồng
3 Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy và xe máy điện Từ 100.000 – 200.000 đồng

(theo NĐ 46 xe đạp điện không bị phạt theo NĐ 46)

Từ 200.000 – 300.000 đồng

Vậy đội mũ bảo hiểm không cài quai phạt bao nhiêu?

không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt thế nào
Đội mũ không cài quai vẫn bị coi là vi phạm luật

Theo Nghị định 100, có quy định về lỗi đội mũ bảo hiểm không cài quai cụ thể như sau:

Mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mắc lỗi sau:

  • Người đi mô tô, xe máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.
  • Đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy nhưng không cài quai đúng cách khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về lỗi không mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu ?. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định trong nghị định 100. Từ đó có tinh thần chấp hành luật lệ và tham gia giao thông an toàn.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →

Trả lời