Phanh ABS là phanh gì? Nó có thật sự an toàn cho bạn không ?

Để đảm bảo an toàn cho các thao tác phanh, dừng xe hệ thống phanh ABS xe máy là giải pháp được nhiều nhà sản xuất lựa chọn trên những dòng xe của mình. Vậy phanh ABS xe máy là phanh gì? Nó có tác dụng như thế nào trong quá trình vận hành xe? Đây đã và đang là những vấn đề được khá nhiều độc giả quan tâm. Để làm rõ vấn đề này, cùng chúng tôi tham khảo một số những thông tin được chia sẻ tại bài viết dưới đây.

phanh abs xe máy
Phanh ABS xe máy là gì? Có an toàn không?

Phanh ABS xe máy là phanh gì? 

Phanh ABS hay hệ thống chống bó cứng ABS được viết tắt từ cụm từ: Anti-Lock Braking System. ABS được phát triển và cho ra mắt lần đầu tiên trên các thiết bị máy bay vào năm 1920 bởi Gabriel Voisin. Kế đến sau mấy thập kỷ tiếp theo, hệ thống này bắt đầu được cải tiến với những thay đổi lớn sao cho phù hợp hơn với ngành công nghiệp chế tạo ô tô và sau đó là xe máy. 

Hiểu một cách đơn giản, phanh ABS xe máy là hệ thống phanh có tích hợp thiết bị điện tử hỗ trợ nhằm đảm bảo an toàn cho người lái khi vào cua, phanh gấp hay khi di chuyển trên các đoạn đường trơn trượt. Đây được coi là hệ thống phanh an toàn nhất tính tới thời điểm hiện tại. 

Trước kia hệ thống này thường chỉ được sử dụng trên các dòng moto đắt tiền. Sau đó tới một vài năm trở lại đây nó bắt đầu trở nên thông dụng trên các dòng xe tay ga hiện đại. Thậm chí tại một số nước như Ấn Độ hay các nước thuộc châu Âu, đây còn là yêu cầu an toàn bắt buộc phải được các nhà sản xuất trang bị cho bất kỳ dòng xe máy nào có dung tích xi lanh từ 125 phân phối trở lên. Điều kiện này được áp dụng cho toàn bộ những model xe được sản xuất và bán ra sau 2016. 

phanh abs trên xe máy
Phần lớn những model xe tay ga đều đã được trang bị phanh ABS chống bó cứng

Phanh ABS giá bao nhiêu? Vì sao xe sử dụng phanh ABS có giá cao hơn những model sử dụng CBS?

Nhận thấy những đặc điểm nổi bật trong việc đảm bảo, điều tiết tốc độ mà ABS có thể đem lại nhiều người đặt ra câu hỏi: Phanh ABS có giá bao nhiêu? 

Nhìn chung một bộ full kit phanh ABS tại Việt Nam đang được bán với mức giá từ 10 đến 12 triệu chưa bao gồm công lắp đặt. Giá của một bộ phanh ABS được lắp đặt hoàn chỉnh có thể chênh lệch thêm từ 1 đến 2 triệu công lắp tùy từng đơn vị cung ứng dịch vụ. Dĩ nhiên để đảm bảo tính an toàn, cùng độ chính xác quý vị nên chọn lựa những đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để phương tiện của mình được “chăm sóc” một cách tốt nhất. 

Lý giải về sự chênh lệch giá bán của 2 phiên bản xe sử dụng phanh ABS và CBS chúng ta có thể hiểu như sau: 

Đối với hệ thống CBS chúng ta chỉ cần sử dụng thêm bộ phận phân bổ lực phanh tay trái đồng thời cho cả bánh trước và bánh sau do đó dĩ nhiên chi phí đầu tư sẽ rẻ hơn nhiều so với hệ thống phanh ABS. Trong khi với hệ thống ABS, phương tiện sẽ được trang bị cảm biến để xác định chính xác lực ma sát, tốc độ để CPU có thể đưa ra điều chỉnh tác động hợp lý đối với vận tốc di chuyển xe. Đó cũng chính là nguyên nhân cho sự chênh lệch về giá thành giữa hai hệ thống này. 

phanh abs xe máy có tác dụng gì
Phanh ABS giá bao nhiêu? Ưu điểm của ABS so với CBS?

Phanh ABS có tác dụng gì? Đây liệu có phải giải pháp an toàn cho bạn?

Thay vì chỉ sử dụng nguyên lý cơ học như trên CBS, việc sử dụng thiết bị điện tử hỗ trợ giúp ABS trở thành hệ thống phanh xe đang khá được ưa chuộng hiện nay. Cụ thể phanh ABS có tác dụng gì?

Hiểu một cách đơn giản, thiết bị này được sử dụng nhằm hạn chế tình trạng trơn trượt, bó cứng bánh xe trong quá trình di chuyển tại các đoạn đường trơn trượt, kém ma sát. Quá trình hoạt động được diễn biến như sau: 

Ngay khi nhận được tín hiệu từ hành động phanh xe của người điều khiển, hệ thống cảm biến có nhiệm vụ ghi nhận tốc độ cùng lực ma sát tại từng bánh xe từ đó truyền thông tin tới hệ thống CPU. Tại đây CPU sẽ điều chỉnh lực phanh trên các bánh theo nguyên lý bánh xe chịu trọng tải nặng hơn sẽ được phân bổ lực phanh nhiều hơn. 

đặc điểm phanh abs xe máy
ABS được ưu ái với khả năng chống bó cứng, khóa bánh trong quá trình vận hành

Thao tác điều chỉnh lực phanh không cố định mà sẽ được thực hiện liên tục bám và nhả má phanh. Từ đó giúp tăng khả năng bám đường, chống trơn trượt, bó cứng bánh xe khiến việc điều khiến xe trở lên dễ dàng và an toàn hơn. Thay vì chỉ được sử dụng phanh ABS cho bánh sau thì một số dòng xe tay ga hạng sang hiện nay cũng đã được trang bị phanh ABS cho đồng thời cả hai bánh xe. 

Dĩ nhiên chúng ta không thể khẳng định ABS là loại phanh đảm bảo an toàn 100% cho xe máy nhưng đây là hệ thống phanh cho độ an toàn tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại. Trong một số trường hợp cua gấp, phanh đột ngột với lực quán tính quá lớn việc sử dụng phanh xe để can thiệp gần như hoàn toàn không có tác dụng. Do đó thay vì chủ quan với trang bị phanh xe, người tham gia giao thông cần đặc biệt tập trung trong quá trình điều khiển, vận hành xe. 

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau làm rõ những thông tin cơ bản về hệ thống phanh ABS xe máy cũng như một số đặc điểm về giá thành, tác dụng cùng đặc điểm của hệ thống này. Hy vọng với những thông tin được đưa đến trong bài viết có thể giúp quý vị hiểu hơn về hệ thống phanh hiện đại này để có thể vận  hành cũng như chọn mua cho mình phương tiện di chuyển phù hợp nhất. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →