Những điều cần biết về bảng cấm xe tải mới nhất hiện nay

Bảng biển báo cấm xe tải là một trong những biển báo cấm thuộc hệ thống biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn không biết đâu là biển báo cấm xe tải 5 tấn hay đâu là biển cấm xe tải trên 3.5 tấn. Vậy thực hư về thắc mắc này như thế nào, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bảng cấm xe tải là gì ?

Theo quy chuẩn mới 41:2019 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nay, biển P.106b là biển cấm xe ô tô tải, một loại biển thường gặp trên đường và được giải thích cụ thể như sau:

Biển P.106a có ý nghĩa là cấm tất cả các loại ô tô tải kể cả máy kéo cùng xe máy chuyên dùng ngoại trừ xe ưu tiên. Ô tô tải được định nghĩa là những loại ô tô được dùng để chở hàng có khối lượng chuyên chở từ 1.500 kg trở lên. 

biển cấm xe tải
Biển P.106a

Trong đó, khối lượng chuyên chở là tổng khối lượng của tất cả hàng hóa và người cùng đồ vật trên xe mà không tính khối lượng riêng của xe tải đó.

Tại thị trường Việt Nam, các loại xe bán tải phổ biến thường có khối lượng chuyên chở dưới 1.500 kg và có 5 chỗ ngồi sẽ được áp dụng theo quy chuẩn mới là: Loại xe này được coi như xe con do đó khi thấy biển P.106a thì sẽ không bị cấm.

Biển báo cấm xe tải P.106a là loại biển cấm xe tải chuyên chở 1.500kg, còn với biển P.106b có ý nghĩa là cấm ô tô tải có khối lượng chuyên chở lớn hơn 2.5 tấn. Nghĩa là ô tô tải không được đi vào làn đường có biển này khi có khối lượng chuyên chở lớn hơn 2.5 tấn, không tính khối lượng của xe tải đó là bao nhiêu.

Như vậy, với xe tải 5 tấn và 3,5 tấn khi thấy bảng cấm xe tải P.106a và P.106b thì sẽ không được phép đi vào đoạn đường đó. Nhưng nếu tính tổng khối lượng của bản thân xe và hàng hóa lớn hơn 2.5 tấn trong đó khối lượng chuyên chở của xe nhỏ hơn 2.5 tấn, xe tải này vẫn được đi vào. 

Ví dụ cụ thể là, tổng khối lượng xe tải nặng 3 tấn nhưng khối lượng hàng hóa và người nặng 2 tấn, chiếc xe tải này vẫn được đi vào làn đường có bảng cấm xe tải P.106b.

Biển số P.106c là điểm báo cấm các xe chở hàng nguy hiểm.

Cách phân biệt bảng cấm xe tải P.106a và P.106b

Biển báo cấm xe tải mang số hiệu 106a có hình dạng tròn với viền màu đỏ cùng nền trắng phía trong. Trên nền trắng của biển có một vạch kẻ đỏ kéo dài từ góc trên bên trái đến góc dưới bên phải, và ở giữa nền trắng được in hình một chiếc ô tô tải.

Biển báo cấm này thường xuất hiện trên các tuyến đường có cầu yếu hoặc một số các tuyến đường nội đô. Với mục đích là để tránh việc ùn tắc giao thông hay thường được đặt ở những đoạn đường hẹp.

phân loại biển cấm xe tải
Phân loại biển cấm xe tải

Biển báo cấm xe tải mang số hiệu 106b cũng có dạng hình tròn với viền màu đỏ cùng nền trắng phía trong. Trên nền trắng của biển có vẻ vạch kẻ đỏ kéo dài từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải.

Ở giữa nền có in hình một chiếc ô tô tải màu đen với kí hiệu số cùng chữ trên thùng ô tô. (2,5T= 2,5 tấn hay 5T = 5 tấn…). Biển báo cấm ô tô tải này thường được đặt tại những nơi có cầu cống cũ hoặc đang xuống cấp.

Biển cấm xe tải và xe khách là gì ?

Biển báo cấm ô tô khách và ô tô tải là biển mang số hiệu 107. Loại biển báo giao thông này có ý nghĩa cấm ôtô chở khách và các loại ôtô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy thi công chuyên dùng đi qua, ngoại trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

biển cấm xe tải xe khách
biển cấm xe tải xe khách 107

Biển báo cấm ô tô khách và ô tô tải có dạng hình tròn, nền trắng và viền màu đỏ. Biển này có gạch đỏ kéo xiên từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. Ở góc trên bên phải có hình xe khách còn ở góc dưới bên trái có hình ô tô tải. 

Biển báo cấm này thường được sử dụng trong một số tuyến đường nội đô hay đường nhỏ hẹp và đường 1 chiều cùng một số đường nhỏ ở vùng quê. 

Mức phạt dành cho các phương tiện vi phạm biển báo cấm

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ cùng Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thể hiện rõ như sau:

Phương tiện là ô tô khi đi vào đường có biển báo cấm như bảng cấm xe tải sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.

Phương tiện là xe mô tô và xe gắn máy kể cả xe máy điện khi đi vào đường có biển báo cấm sẽ phải chịu mức phạt là từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, cùng với tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.

Phương tiện giao thông là máy kéo hay xe máy chuyên dùng đi vào đường có biển cấm sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Với trường hợp phương tiện là xe đạp sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Như vậy có thể nói rằng, việc nắm rõ các loại biển cấm nói chung và với bảng cấm xe tải nói riêng sẽ giúp các tài xế an tâm hơn trong quá trình lái xe. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích cho bạn đọc có thêm kiến thức về các loại biển cấm thông dụng nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →

Trả lời