Vạch kẻ đường là gì? Có những loại vạch kẻ đường nào?

Vạch kẻ đường là hình ảnh quen thuộc chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các tuyến đường phố lớn. Vậy vạch kẻ đường là gì? Có công dụng gì và có những loại vạch kẻ đường nào? Cùng theo dõi bài viết này để có đáp án cho những câu hỏi này nhé!

Giải đáp: Vạch kẻ đường là gì?

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu có chức năng chỉ dẫn, điều hướng giao thông để nâng cao sự an toàn và tạo ra sự thông xe. Người tham gia giao thông cần hiểu nó để chấp hành. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp cùng với các biển báo giao thông, đèn báo giao thông. 

vach-ke-duong-la-gi
Giải đáp vạch kẻ đường là gì?

Hiện nay vạch kẻ đường được chia làm 2 loại theo màu sắc đó là vạch kẻ đường vàng và trắng. Bên cạnh đó thì nó còn được phân chia theo nhiệm vụ, hình dạng như vạch kẻ liền, các nét đứt, xương cá chữ V… 

Các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa

Trong phần này chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về những loại vạch kẻ đường phổ biến để các bạn có thể hiểu rõ và thực hiện đúng luật giao thông đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác. 

Vạch dọc (kẻ theo tim đường)

Vạch kẻ đường dọc theo tim đường màu trắng được chia thành các loại như sau: 

  • Vạch dọc liền trắng: Xe cơ giới và thô không được vượt quá hay đè lên vạch này. Nó có chức năng là phân chia đường thành 2 chiều (chiều đi và chiều về), phân chia làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ. Khi có vạch này ô tô đi sau không được phép vượt ô tô đi trước. 
  • Vạch kẻ dọc liền kép trắng: Được dùng để làm người điều khiển phương tiện giao thông tăng thêm sự chú ý và đi đúng theo quy định của vạch trắng dọc liên. Từ đó đảm bảo an toàn giao thông cho người tham gia giao thông thông. Loại vạch kẻ này thường được dùng ở những đoạn đường vòng, có tính nguy hiểm cao và những đoạn đường thẳng rộng cho phép xe có thể chạy với tốc độ cao.
  • Vạch dọc đứt quãng trắng: Cũng được dùng để phân chia làn xe cơ giới, phân chia làn xe thô sơ và xe cơ giới. Tuy nhiên ô tô chạy trên đoạn đường có vạch kẻ dọc đứt quãng được phép lấn vạch vượt ô tô đi trước nhưng sau đó phải về lại làn đường của mình. 
vạch kẻ đường
Vạch kẻ dọc tim đường màu trắng

Vạch ngang đường

Vạch kẻ đường ngang được chia được làm 2 loại đó như sau: 

  • Vạch ngang liền trắng: Có tác dụng yêu cầu mọi phương tiện di chuyển trên đường phải dừng lại trước vạch chờ hiệu lệnh của người điều khiển hoặc đèn giao thông. 
  • Vạch đứt quãng ngan đường: Vạch để phân chia đường dành cho người đi bộ sang đường.

Vạch kẻ đường màu vàng

Vạch kẻ đường vàng có những dạng phổ biến như sau: 

  • Vạch kẻ vàng nét đứt: Loại vạch kẻ này được vẽ dọc theo tâm của đường, nó được dùng để phân chia làn xe chạy ngược chiều nhau tại các đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Khi có vạch kẻ đường này các phương tiện được phép đi qua làn ngược chiều.
  • Vạch vàng nét liền: Có tác dụng phân chia hai chiều xe chạy đối với đường có 2 hoặc 3 làn xe mà không có dải phân cách giữa (đường kẻ ở tâm đường). Khi có vạch kẻ đường này các phương tiện không được đè lên vạch hoặc lấn làn. Nó được sử dụng cho những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn đối đầu cao. 
  • Vạch kẻ vàng nét liền đôi: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho những đoạn đường có từ 4 làn xe trở lên và không có dải phân cách giữa. Khi có vạch kẻ này xe không được lấn làn và không được đè lên vạch. Vạch này thường sử dụng tại những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.
vạch kẻ đường màu vàng
Vạch kẻ đường màu vàng
  • Vạch kẻ vàng 1 liền 1 đứt: Dùng để phân chia hai chiều phương tiện đi cho đường từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách hai chiều xe chạy. Phương tiện đi trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều trong trường hợp cần thiết. Ngược lại xe đi trên làn đường tiếp giáp với vạch vàng kẻ liền nét không được cắt qua vạch.
  • 2 vạch kẻ vàng đứt song song: Vạch dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng của phương tiện chạy trên đó theo thời gian. Hướng đi của phương tiện tại một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi tín hiệu đèn, biển báo, người điều khiển giao thông hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch kẻ trắng

  • Vạch kẻ trắng đứt: Có công dụng là phân chia các làn xe cùng chiều. Khi có vạch này người tham gia giao thông được thực hiện chuyển làn đường qua vạch
  • Vạch kẻ trắng nét liền: Vạch được sử dụng để phân chia các làn xe cùng chiều và không cho phép xe chuyển làn, lấn sang làn khác. Khi thấy trên đường có vạch này xe không được lấn làn, không được đè lên vạch
  • Vạch kẻ trắng nét liền đôi: Hai vạch liên tục màu trắng (hay còn gọi là vạch kép) có chiều rộng bằng nhau được dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đoạn đường có từ 4 làn xe trở lên. Khi có vạch kẻ này xe không được đè lên vạch.

vạch kẻ đường trắng

Vạch xương cá chữ V

Theo quy chuẩn 41/2016, đây là vạch kênh hóa dòng xe, được dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi. Khi trên đường xuất hiện vạch này các phương tiện không được phép lấn vạch, cắt qua vùng vạch trừ những trường hợp khẩn cấp được luật giao thông đường bộ quy định. 

Ví dụ minh hoạ: Một hướng lên cầu vượt và một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện di chuyển trên đường không được phép đi vào vùng vạch này.

Vạch mắt võng tại ngã tư

Là loại vạch có hình dáng như mắt võng màu trắng, nó không có trong quy chuẩn 41 do đó không có hiệu lực về luật. Trên thực tế, loại vạch này chỉ mang tính chất hình ảnh, giúp người tham gia giao thông có thể phân biệt rõ hơn. Đi cùng với nó là mũi tên chỉ phần đường rẽ phải. Do có mũi tên rẽ phải đi kèm nên nếu xe chạy vào phần đường này nhưng lại đi thẳng sẽ bị xử phạt vi phạm lỗi “không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường”.

Bên cạnh đó, nó được sử dụng để thông báo cho người điều khiển các phương tiện giao thông không được dừng trong phạm vị vạch kẻ mắt võng nhằm tránh ùn tắc giao thông. 

Vạch kẻ đường mắt võng
Vạch kẻ đường mắt võng

Lỗi vi phạm vạch kẻ đường

Như ở những phần trên chúng ta đã tìm hiểu thì vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, nó có thể dùng độc lập hoặc kết hợp cùng với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn dùng để điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe trên đường. Vậy lỗi vi phạm vạch kẻ đường là gì và hình thức xử phạt như thế nào? 

Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường. Các phương tiện thường mắc phải lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp cùng với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. 

vach-ke-duong-de-lam-gi
Tìm hiểu về lỗi đi sai làn

Một số vi phạm mà người tham gia giao thông hay mắc phải có thể kể đến như:

  • Lỗi đè hoặc lấn sang vạch kẻ liền
  • Người điều khiển phương tiện giao thông rẽ trái nhưng lại đi vào làn có mũi tên đi thẳng
  • Dừng đèn đỏ trên khu vực có kẻ ô chéo, có mũi tên rẽ phải

 Khi phạm lỗi này người điều khiển giao thông sẽ bị phạt từ 100 – 200 ngàn đồng chiếu theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt 

Lưu ý:

  • Trong trường hợp có vạch mắt võng nhưng lại không có biển phụ “đèn đỏ được phép rẽ phải” hoặc không có đèn xanh phụ mũi tên rẽ phải thì các phương tiện tham gia giao thông cần rẽ phải vẫn phải dừng lại trên vạch mắt võng này. Bởi theo quy định thì đèn tín hiệu có hiệu lực cao hơn vạch kẻ đường nên “vạch cho phép rẽ” mà “đèn cấm đi” thì người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng theo đèn.
vach-ke-duong-la-gi-2022
Vạch kẻ đường là gì?
  • Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch kẻ liền, các phương tiện buộc phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực chia làn bằng vạch liền và không được đè vạch.
  • Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được phép chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng buộc phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe. 
  • Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ là: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về vạch kẻ đường chúng tôi đã tổng hợp lại để chia sẻ với các bạn. Hy vọng thông qua bài viết các bạn đã biết được vạch kẻ đường là gì và có công dụng như thế nào? 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →