Thuật ngữ là gì?

Thuật ngữ là gì? Thuật ngữ là kiến thức quan trọng trong bộ môn Ngữ văn lớp 9 mà chúng ta cần phải nắm rõ. Trong nội dung của bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả thông tin liên quan đến thuật ngữ, đặc điểm và cách xây dựng một thuật ngữ! 

Thuật ngữ là gì?

Theo định nghĩa chính xác trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9, thuật ngữ là các từ vựng biểu thị cho những khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ cụ thể. Thuật ngữ có đặc thù riêng và không thể thiếu ở trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Thuật ngữ là gì?
Thuật ngữ là gì?

Ví dụ: Các định nghĩa về lực là gì, trọng lực là gì, lực ma sát,… đó là những khái niệm trong bộ môn Vật lý. Hoặc trong môn Địa lý có các khái niệm như xâm thực, dân số, cơ cấu,…

Đặc điểm thuật ngữ

Ngoài hiểu được thuật ngữ là gì thì ta cần phải hiểu về các đặc điểm riêng biệt của thuật ngữ, để từ đó có thể phân biệt hoặc xác định thuật ngữ một cách dễ dàng. Đặc điểm của thuật ngữ bao gồm:

  • Về nguyên tắc, mỗi thuật ngữ sẽ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại; một khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
  • Thuật ngữ không có tính tượng trưng, nội dung biểu thị chính là đặc trưng giải thích cho thuật ngữ đó; và thuật ngữ sẽ cung cấp tri thức nhất định cho chúng ta.
Các đặc điểm của thuật ngữ
Các đặc điểm của thuật ngữ
  • Thuật ngữ không có tính biểu cảm, nghĩa là thuật ngữ đưa ra lời giải thích chứ không mang tính bộc lộ cảm xúc qua thuật ngữ.
  • Thuật ngữ không bị thay đổi ở các ngôn ngữ khác nhau, tức là thuật ngữ sẽ mang tính quốc tế và biểu thị chung cho toàn cầu.

Do đó, có thể nhận thấy thuật ngữ tiếng Việt có cấu tạo đa dạng về hình thức và phong phú về kiểu cấu tạo. Đơn vị cơ sở để cấu tạo thuật ngữ trong tiếng Việt chính là ngữ tố. Đây cũng là đơn vị giới hạn cuối cùng khi phân tích thành tố trực tiếp trong tiếng Việt.

Theo kết quả thống kê thuật ngữ trong nhiều ngành khoa học cho thấy, xét về mặt hình thức cấu tạo có thể phân chia thuật ngữ thành thuật ngữ có hình thức cấu tạo là từ (tức là chỉ gồm 1 ngữ tố) và thuật ngữ có hình thức cấu tạo là ngữ định danh (tức là cụm từ được từ vựng hóa gồm 2 ngữ tố trở lên).

Cách xây dựng thuật ngữ

Mỗi thuật ngữ cần có những quy tắc riêng để đảm bảo sự chính xác và duy nhất trong các ngành nghề khoa học, công nghệ. Thuật ngữ khi được xây dựng cần dựa trên các thuộc tính sau đây:

  • Tính chính xác: Chỉ biểu thị cho một khái niệm duy nhất, không có sự đồng âm hay nhiều nghĩa.
  • Tính quốc tế: Có thể sử dụng được ở bất kỳ đâu trên thế giới, bởi thuật ngữ mang tính quốc tế.
  • Tính hệ thống: Gồm phần nội dung sẽ tương ứng với một khái niệm, có quan hệ với các thuật ngữ khác; và phần hình thức đối với các thuật ngữ cùng hệ thống sẽ có kết cấu hoàn chỉnh (chẳng hạn là từ loại một nghĩa, dấu câu chuẩn).

Theo đó, thuật ngữ có thể được kế thừa, vay mượn hoặc tạo mới. Cụ thể:

Xây dựng thuật ngữ
Xây dựng thuật ngữ
  • Kế thừa: Tức là sử dụng từ ngữ có sẵn trong từ điển, nhưng được định nghĩa lại cho phù hợp với lĩnh vực sử dụng thuật ngữ.
  • Vay mượn: Trường hợp thuật ngữ đã được dùng phổ biến hoặc không gây hiểu nhầm thì sẽ được để nguyên không thay đổi. Tuy nhiên, đối với trường hợp vay mượn từ nước ngoài thì thuật ngữ sẽ được phiên âm và sử dụng phổ biến hoặc từ mới nhưng khó phát âm đúng.
  • Tạo mới: Sử dụng từ có âm mới hoặc chữ mới, hoặc là hoàn toàn mới cả âm và chữ. 

>>> Giải đáp: Hữu danh vô thực nghĩa là gì?

Hướng dẫn cách sử dụng thuật ngữ đúng chuẩn

Từ định nghĩa và đặc điểm của thuật ngữ, chúng ta cần sử dụng thuật ngữ đúng cách và đúng hoàn cảnh. Muốn thống nhất cách dùng thuật ngữ và hiểu chính xác thì phải có định nghĩa hoặc giải thích thuật ngữ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ tương ứng. Đồng thời lưu ý đến văn cảnh sử dụng cho thích hợp.

Sử dụng thuật ngữ đúng cách và đúng hoàn cảnh
Sử dụng thuật ngữ đúng cách và đúng hoàn cảnh

Trong văn bản bên ngoài lĩnh vực, việc sử dụng thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn (bởi có nghĩa khác ở lĩnh vực khác) thì cần phải chú thích; hoặc ít nhất là lưu ý bằng cách in nghiêng hay đặt vào dấu ngoặc kép.

Ngoài ra, thuật ngữ không được biểu hiện các sắc thái cảm xúc làm gây mâu thuẫn với giới tính, sắc tộc, tôn giáo, chính trị, giai cấp, địa vị và tuổi tác. Ngoài ra, khác với từ ngữ văn chương thì việc công nhận thuật ngữ cần có cơ quan thẩm quyền phê duyệt và ban hành.

Những lưu ý quan trọng nhất khi sử dụng thuật ngữ

Dù mang ý nghĩa đặc biệt và có tính khoa học, nhưng nó vẫn nằm ở trong hệ thống ngôn ngữ chung nên có vốn từ vựng chung và hoàn toàn có thể chuyển hóa qua lại với các lớp nghĩa khác.

Thường thì thuật ngữ sẽ chỉ dùng trong các ngành đặc thù, nhưng vẫn có nhiều thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Ngoài ra cũng có những từ ngữ đang dùng trong cuộc sống hàng ngày lại trở thành thuật ngữ.

“Rượu” là từ ngữ thông thường nhưng trong Hóa học lại là thuật ngữ chuyên ngành
“Rượu” là từ ngữ thông thường nhưng trong Hóa học lại là thuật ngữ chuyên ngành

Ví dụ: 

  • “Com-pu-ter” hay “internet” là các thuật ngữ trong ngành công nghệ thông tin, nhưng lại được sử dụng phổ biến ở trong cuộc sống hàng ngày.
  • Các từ ngữ thông thường trong ngôn ngữ hàng ngày như nước, muối, không khí,… lại được đưa vào như 1 thuật ngữ trong ngành Hóa học hoặc Kỹ thuật hóa học.

Mặt khác, không phải một thuật ngữ chỉ được dùng cho một lĩnh vực mà còn có thể dùng cho nhiều ngành khác nhau và thậm chí là có thể mượn thuật ngữ của một ngành khác để biểu thị một định nghĩa mới. Chẳng hạn, “vi-rút” là thuật ngữ dùng trong ngành Sinh học để chỉ 1 dạng cá thể sống gây bệnh; và nó cũng được dùng trong Tin học chỉ những chương trình hay mã đoạn lây nhiễm từ ổ, từ file,… 

Đặc biệt, thuật ngữ yêu cầu tính chính xác tuyệt đối nên cần lưu ý khi sử dụng phải nắm được khái niệm trong từng lĩnh vực cụ thể để tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu.

Bài tập vận dụng về thuật ngữ 

Bài 1: Tìm các thuật ngữ và sắp xếp chúng vào các lĩnh vực cụ thể.

⇒ Giải đáp: 

  • Lĩnh vực Văn học: Cốt truyện, ẩn dụ, hoán dụ, từ láy, từ cảm thán,..
  • Lĩnh vực Sinh học: Di truyền, gen, biến dị, dị dưỡng,…
  • Lĩnh vực Địa lý: Dân số, khí hậu, biến đổi, bức xạ mặt trời,…
  • Lĩnh vực Toán học: Phương trình, đường phân giác, đường trung trực, góc phân giác, tam giác đều,…
  • Lĩnh vực Vật lý: Ampe kế, lực đàn hồi, tốc độ, gia tốc…

Bài 2: Tìm một số thuật ngữ mô phỏng lại thuật ngữ nước ngoài và thuật ngữ mượn nguyên từ thuật ngữ nước ngoài.

⇒ Giải đáp:

Thuật ngữ mô phỏng lại thuật nước ngoài là:

  • Software: Là phần mềm thuật ngữ trong Tin học.
  • Suffix: Hậu tố thuật ngữ trong Ngữ Văn
  • Ultrasound: Siêu âm thuật ngữ trong lĩnh Y học

Thuật ngữ mượn nguyên từ nước ngoài như: Calci, sulfur,… (trong Hóa học); Atrium, bacterium, DNA replication,… (trong sinh học).

Trên đây là nội dung giải đáp của chúng tôi cho thắc mắc thuật ngữ là gì, đặc điểm và cách sử dụng thuật ngữ. Mong rằng thông tin chia sẻ bên trên sẽ hữu ích với bạn đọc!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →