GGT là gì?

GGT là gì? Cùng với những chỉ số được quan tâm như chỉ số huyết áp, chỉ số BMI,… thì chỉ số men gan GGT sẽ được dùng để đánh giá sức khỏe của gan. Vậy chỉ số xét nghiệm GGT cảnh báo điều gì? Mời bạn theo dõi nội dung bài viết này để có cái nhìn chuyên sâu nhất về chỉ số GGT. 

GGT là gì?

GGT là một trong ba chỉ số quan trọng thể hiện mức độ tình trạng của gan. Cùng với ATS và ALT, thì GGT là loại men gan đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng ứ mật trong gan. 

GGT là gì?
GGT là gì?

Mỗi tế bào gan đều chứa GGT, khi tế bào gan chết đi thì men gan được giải phóng vào máu. Nếu lượng men gan xuất hiện nhiều trong máu thì đó chính là dấu hiệu bất thường về gan. Chỉ số GGT càng tăng cao thì gan càng tổn thương nặng.

Xét nghiệm GGT được chỉ định ở trong những trường hợp nào?

Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm GGT trong trường hợp cần thiết. Thông thường các trường hợp này sẽ bao gồm:

  • Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, vàng da, buồn nôn, da nổi mẩn ngứa, nước tiểu sẫm màu, mạch máu nổi nhiều dưới da,… 
  • Người nghiện rượu bia bị phát hiện bệnh.
  • Bệnh nhân đau ở vùng hạ sườn phải.
Đa số người bị đau hạ sườn phải đều mắc các bệnh về gan
Đa số người bị đau hạ sườn phải đều mắc các bệnh về gan
  • Người mắc bệnh gan.
  • Người có chỉ số ALP tăng nhưng GGT và AST ở mức bình thường. 

Khi nào thì chỉ số GGT đạt mức đáng lo ngại?

Chỉ số GGT ở người có sức khỏe bình thường rơi vào khoảng dưới 60 UI/L. Đây là mức độ chỉ số an toàn đối với tình trạng gan khỏe mạnh. Tuy nhiên, chỉ số này cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ. Cụ thể:

  • Ở nam giới, chỉ số GGT sẽ ở mức từ khoảng 7UI/L đến 32 UI/L.
  • Ở nữ giới, chỉ số GGT sẽ cao hơn và đạt khoảng từ 11 UI/L đến 50 UI/L.

Khi chỉ số GGT tăng cao hơn so với mức bình thường vốn có thì sẽ dẫn đến các nguy cơ gan bị tổn thương. Theo đó, tùy thuộc vào từng chỉ số tăng của GGT mà người ta chia thành 3 mức độ nguy hiểm khác nhau là:

Biểu đồ diễn tả khi chỉ số GGT đạt mức đáng lo ngại
Biểu đồ diễn tả khi chỉ số GGT đạt mức đáng lo ngại
  • Mức độ nguy hiểm nhẹ: Là khi chỉ số GGT tăng từ 1 đến 2 lần so với mức bình thường, thường là bởi do gan nhiễm mỡ.
  • Mức độ nguy hiểm trung bình: Là khi chỉ số GGT tăng lên từ 2 đến 5 lần so với mức bình thường. Có thể xuất phát vì viêm gan virus, xơ gan, tác dụng phụ của thuốc. 
  • Mức độ nguy hiểm nặng: Là khi chỉ số GGT tăng cao vượt quá 5 lần so với mức bình thường, do tắc mật hoặc xơ gan do rượu. 

Lưu ý: Trường hợp chỉ số GGT lên tới 5000UI/ L cho thấy bệnh nhân đã mắc bệnh gan mật cấp hoặc ung thư gan. 

Chỉ số men gan GGT tăng cao nếu như không được điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng gây hại cho sức khỏe. Cụ thể, chỉ số men gan cao làm tăng tỷ lệ tử vong; đồng thời làm tăng nguy cơ xơ gan, ung thư gan. 

Nguyên nhân chính khiến cho chỉ số GGT tăng cao

Nguyên nhân nào khiến cho chỉ số GGT tăng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của cơ thể? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến khiến chỉ số GGT tăng cao.

1. Cơ thể mắc phải các bệnh lý

Cơ thể mắc những bệnh lý là nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao 
Cơ thể mắc những bệnh lý là nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao
  • Mắc các căn bệnh lý như viêm gan A, B, C, D, E,… hoặc viêm gan cấp, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan, chết mô gan hay có khối u ở gan.
  • Mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường, viêm tuỵ, suy tim, bệnh phổi sốt rét, bệnh về đường mật, ứ sắt,… 

2. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn mặn, ít chất xơ,… Từ đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, thận.

3. Lịch sinh hoạt thiếu khoa học

Việc sử dụng rượu bia, chất kích thích thời gian dài khiến GGT tăng
Việc sử dụng rượu bia, chất kích thích thời gian dài khiến GGT tăng
  • Làm việc quá sức, căng thẳng và áp lực kéo dài.
  • Thường xuyên thức khuya, dậy muộn; giấc ngủ không đảm bảo.
  • Do lạm dụng những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,… trong một thời gian dài.

4. Một số nguyên nhân khác

  • Lượng máu đến gan bị thiếu.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc gây hại cho gan như: Phenytoin, Phenobarbital.

Phương pháp giúp kiểm soát GGT ổn định, hiệu quả

Nếu như chỉ số GGT của bạn tăng cao thì cũng đừng quá lo lắng. Khi được phát hiện kịp thời và có phương pháp giúp kiểm soát GGT hiệu quả thì tình trạng này sẽ được khắc phục. Dưới đây là những phương pháp bạn nên tham khảo để có thể kiểm soát tốt chỉ số của GGT.

1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc khám sức khỏe định kỳ là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi người. Khi khám định kỳ sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng phát hiện sớm các bệnh lý mà cơ thể mắc phải, trong đó có cả tình trạng chỉ số GGT tăng cao. Từ đó giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt và nhanh hơn.

Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để biết được tình trạng gan
Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để biết được tình trạng gan

Điều quan trọng đó là khi kiểm tra, xét nghiệm men gan và viêm gan (B, C) bạn sẽ biết được tình trạng gan của mình. 

2. Thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học

Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và lối sống khoa học sẽ giúp ích nhiều trong việc cải thiện sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

Cần có một chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước; tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, chất xơ trong rau củ và vitamin trong trái cây. Đồng thời giảm tối đa các thức ăn nhanh chứa nhiều giàu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn,… Bởi vì chất độc hại trong thực phẩm tích tụ lâu ngày sẽ vượt quá khả năng giải độc cho cơ thể của gan, và điều đó khiến cho gan mệt mỏi và chỉ số GGT cũng sẽ tăng lên.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường nhiều rau quả
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường nhiều rau quả

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… Đặc biệt với người nghiện rượu bia lâu ngày bị bệnh về gan thì cần kiêng tuyệt đối bia rượu. 

Song song với đó cũng cần để cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá độ và tránh stress kéo dài. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng kháng thể chống viêm gan sẽ được tổng hợp với vận tốc nhanh gấp 3-5 lần bình thường trong giấc ngủ nên ngủ đủ giấc 8 tiếng chính là cao điểm cho tiến trình phục hồi lá gan.

3. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về các loại thuốc điều trị

Hiện nay, ở trên mạng xã hội thường xuất hiện lời giới thiệu về các bài thuốc dân gian chữa trị bệnh gan chưa rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, những phương thuốc này lại chưa được nghiên cứu và kiểm chứng rõ ràng nên người bệnh không nên tự ý mua thuốc uống tại nhà.

Không sử dụng các loại thuốc điều trị không rõ nguồn gốc
Không sử dụng các loại thuốc điều trị không rõ nguồn gốc

Hãy hỏi tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc uống có hại cho gan hay không, chứ không nên tự điều trị GGT bằng các loại thuốc Đông y hay thuốc Nam khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ chỉ khiến cho bệnh càng trở lên trầm trọng và nặng hơn. 

Quy trình làm xét nghiệm GGT

Để làm kiểm tra lượng GGT trong máu cho kết quả chính xác nhất thì người bệnh cần tuân thủ theo quá trình sau:

1. Chuẩn bị xét nghiệm GGT

Trước khi tiến hành xét nghiệm GGT, bệnh nhân cần ghi nhớ và thực hiện một số điều sau để giúp cho kết quả được chính xác nhất:

  • Người bệnh cần phải nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm.
  • Không sử dụng những loại thuốc gây hại cho gan như Phenytoin, Phenobarbital,… trong vòng 24 giờ. Điều này có thể làm tăng nồng độ GGT trong máu và dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác.
Không sử dụng các loại thuốc tác động đến gan trước khi xét nghiệm
Không sử dụng các loại thuốc tác động đến gan trước khi xét nghiệm
  • Không dùng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích dù chỉ là một lượng nhỏ trong vòng 24h, vì sẽ làm ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới kết quả xét nghiệm.

2. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm

Thời điểm thích hợp nhất để lấy mẫu xét nghiệm GGT chính là vào buổi sáng. Nhân viên y tế sẽ tiến hành sát trùng vị trí lấy máu, rồi lấy máu thông qua ống tiêm cho vào lọ để đem đi phân tích. 

Quy trình này thường diễn ra rất nhanh và không gây rủi ro. Tuy nhiên thì người bệnh có thể cảm thấy châm chích khi kim đâm vào, chảy máu hoặc bị bầm tím ở chỗ lấy máu.

3. Trả kết quả xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm GGT sẽ được bác sĩ kết luận
Kết quả xét nghiệm GGT sẽ được bác sĩ kết luận

Thông thường kết quả xét nghiệm GGT sẽ có sau 1 ngày, và bác sĩ sẽ là người đọc kết quả cũng như đánh giá chỉ số xét nghiệm GGT thu được của bạn.

Xét nghiệm GGT bao nhiêu tiền? Sau bao lâu có kết quả?

Chi phí xét nghiệm GGT còn phụ thuộc vào mỗi cơ sở y tế khám chữa bệnh
Chi phí xét nghiệm GGT còn phụ thuộc vào mỗi cơ sở y tế khám chữa bệnh

Chi phí xét nghiệm GGT dao động trong khoảng từ 50.000 – 100.000 VNĐ, tuỳ vào từng cơ sở y tế. Do đó, để nắm rõ được “xét nghiệm GGT hết bao nhiêu tiền?” thì bạn có thể đến hỏi trực tiếp hoặc tra cứu tại cổng thông tin điện tử của các bệnh viện hoặc cơ sở y tế mà bạn muốn đến khám.

Còn về thời gian bao lâu có kết quả thì trong vòng 1 ngày là bạn có thể nhận được kết quả xét nghiệm GGT của mình.

Hy vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu rõ chỉ số GGT là gì, nguyên nhân chỉ số GGT tăng cao và cách kiểm soát chúng. Do đó, hãy cẩn thận và tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết tình trạng bản thân; đồng thời có phương hướng điều trị khi GGT tăng cao nhằm ngăn ngừa gan suy yếu, dẫn đến các kết quả tồi tệ hơn.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →