Thiết quân luật là gì? Quy định của luật quốc phòng về thiết quân luật

Thiết quân luật là gì? Trong thời gian gần đây, cụm từ “thiết quân luật” xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Đặc biệt là sau vụ việc tổng thống Nga ra lệnh thiết quân luật đối với bốn lãnh thổ mới sát nhập. Vậy thiết quân luật có nghĩa là gì? Theo dõi nội dung dưới đây để hiểu hơn về quy chế pháp luật đặc biệt này nhé! 

Thiết quân luật là gì? 

Thiết quân luật (Martial law) được hiểu là sự thiết lập quản lý Nhà nước do lực lượng quân đội thực hiện sau khi nhận lệnh từ Chính phủ. Mục đích của thiết quân luật là nhằm đối phó với tình trạng khẩn cấp tạm thời trong khi lực lượng dân sự bị áp đảo hoặc lãnh thổ bị chiếm đóng.

Thiết quân luật là gì trong pháp luật quốc phòng?
Thiết quân luật là gì trong pháp luật quốc phòng?

Dựa theo Điều 21 Luật Quốc phòng năm 2018 có hiệu lực từ 01/ 01/ 2019 thiết quân luật được quy định như sau:

  1. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
  2. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
  3. Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thẩm quyền ra thiết quân luật ở Việt Nam 

Căn cứ theo Khoản 2 và 4 Điều 21 Luật Quốc Phòng năm 2018 thì cơ quan có thẩm quyền có thể ra lệnh thiết quân luật tại Việt Nam được quy định như sau:

Ai là người ra thiết quân luật ở Việt Nam?
Ai là người ra thiết quân luật ở Việt Nam?
  1. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
  2. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.

Như vậy, ở Việt Nam khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng đến mức chính quyền ở chính nơi đó không kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước sẽ là người ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

Xem thêm:: Tổng hợp lời dạy của Bác đối với thanh niên Việt Nam

Thiết quân luật thường được áp dụng khi nào?

Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu thiết quân luật là gì? Thiết quân luật có nghĩa là thiết lập sự quản lý xã hội (có thời hạn) do Nhà nước ban hành để lực lượng quân đội thực hiện trong tình trạng khẩn cấp. Vậy trường hợp và những biện pháp nào cần áp dụng lệnh thiết quân luật?

Trường hợp, biện pháp cần áp dụng lệnh thiết quân luật
Trường hợp, biện pháp cần áp dụng lệnh thiết quân luật

Trường hợp cần áp dụng thiết quân luật

Thiết quân luật được áp dụng trong những tình huống đặc biệt khi có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hoặc bạo lực, có tiềm ảnh đe dọa đến trật tự công cộng, an ninh quốc gia và sự tồn vong của chính phủ. Một số tình huống có thể gây nên việc áp dụng thiết quân luật bao gồm:

  • Chiến tranh hoặc xung đột quân sự: Khi quốc gia đang gặp mối đe dọa từ cuộc xung đột vũ trang, chính phủ có thể áp dụng thiết quân luật để duy trì trật tự và ổn định.
  • Tình hình khủng bố: Trong trường hợp quốc gia phải đối mặt với hoạt động khủng bố nghiêm trọng, thiết quân luật có thể được áp dụng để đảm bảo an ninh và bảo vệ dân chủ.
  • Khủng hoảng nội bộ: Khi xảy ra các cuộc bạo động, biểu tình vũ trang hoặc nổi loạn trong nước, thiết quân luật được áp dụng để khống chế tình hình và khôi phục trật tự.
  • Thảm họa tự nhiên nghiêm trọng: Khi xảy ra các thảm họa tự nhiên lớn như động đất, lụt lớn hoặc đại dịch, chính phủ đưa ra thiết quân luật để triển khai các lực lượng khẩn cấp nhằm cứu trợ và duy trì trật tự.

Biện pháp cần áp dụng thiết quân luật

Dựa theo khoản 6 Điều 21 Luật Quốc phòng 2018, các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:

  1. a) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
  2. b) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
  3. c) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
  4. d) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

đ) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.

Nhiệm vụ của lực lượng thi hành thiết quân luật 

Sau khi nhận lệnh thiết quân luật, các cơ quan ban ngành và lực lượng có liên quan sẽ chủ động thực hiện và thi hành lệnh. Những lực lượng thi hành lệnh thiết quân luật là lực lượng tổng hợp và lực lượng quân sự (nòng cốt). 

Thi hành lệnh thiết quân luật là lực lượng tổng hợp và lực lượng quân sự
Thi hành lệnh thiết quân luật là lực lượng tổng hợp và lực lượng quân sự

Lực lượng nào thi hành thiết quân luật

Khi quân đội thực hiện lệnh thiết quân luật, các đơn vị sẽ có quyền hạn và được phép áp dụng biện pháp do pháp luật quy định cho các trường hợp đặc biệt cần thiết nhằm ổn định tình hình địa phương. Các đơn vị lực lượng quân đội có thể sử dụng khi thi hành thiết quân luật là:

  • Đối với đơn vị cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung Ương: Đơn vị cấp sư đoàn hoặc tương đương.
  • Đối với đơn vị cấp thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã: Một trung đoàn hoặc tương đương. 
  • Đối với đơn vị cấp thấp hơn như xã, phường hoặc thị trấn: Một tiểu đoàn hoặc tương đương. 

Tuy nhiên, cần phải căn cứ vào tính chất, diễn biến tình hình, đặc điểm từng địa bàn để tổ chức lực lượng thi hành thiết quân luật  nhằm kiểm soát cũng như bảo vệ các mục tiêu quan trọng. Các tổ chức lực lượng cơ quan bao gồm: lực lượng bảo vệ, lực lượng canh gác; lực lượng trinh sát quân báo; lực lượng kiểm soát, tuần tra, chốt chặn; lực lượng tuyên truyền, công tác vận động quần chúng,…

Nhiệm vụ của lực lượng thi hành thiết quân luật

Đơn vị lực lượng quân đội thi hành lệnh thiết quân luật sẽ có nhiệm vụ thực hiện các nội dung như sau:

Nhiệm vụ của lực lượng thi hành thiết quân luật
Nhiệm vụ của lực lượng thi hành thiết quân luật
  • Cần chuẩn bị từ lực lượng, phương tiện, vật phẩm, ngân sách đến giấy tờ công tác như: công văn, văn kiện, văn bản thi hành lệnh thiết quân luật và con dấu Uỷ ban Quân sự. 
  • Đơn vị quân đội nhận bàn giao từ chính quyền địa phương cần phải nắm rõ tình an ninh trật tự, quân sự, kinh tế – xã hội,… để đánh giá tình hình và xác định biện pháp thiết quân luật phù hợp. 
  • Kết luận tình hình chính xác và khách quan nhằm đề ra những chủ trương cũng như biện pháp để thi hành lệnh thiết quân luật đạt hiệu quả. Nhằm đưa địa phương nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. 
  • Khi tình hình nhân dân, an ninh, trật tự, chính trị & xã hội ổn định. Đồng thời có lệnh của thẩm quyền cấp trên, Uỷ ban Quân đội cần phải chuyển giao lại cho chính quyền địa phương. 

Trên đây là những chia sẻ về thiết quân luật là gì và một số thông tin liên quan Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu thêm các quy định của pháp luật quốc phòng về thiết quân luật. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →