Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI là gì? PMI là một trong những chỉ số đo lường “sức khỏe” của nền kinh tế hiện nay. Chỉ báo này giúp nhà quản trị hoạch định chính sách, phân tích hoạt động kinh doanh và quản lý thu mua hiệu quả. Để hiểu hơn về chỉ số PMI, mời bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi!  

Chỉ số PMI là gì?

PMI – viết tắt của Purchasing Managers Index, là chỉ số nhà quản trị mua hàng. Đây là chỉ số được biên soạn và công bố hàng tháng bởi Viện Quản lý Cung ứng (ISM) và Markit Group – Chuyên đo lường tình trạng hoạt động trong ngành sản xuất và dịch vụ của một nền kinh tế. 

Chỉ số PMI là gì?
Chỉ số PMI là gì?

Chỉ số PMI được sử dụng rộng rãi nhằm giúp đánh giá tình hình kinh tế và dự báo xu hướng tương lai. Nó được xem là thước đo quan trọng nền kinh tế của một quốc gia, đồng thời giúp các tổ chức doanh nghiệp dễ dàng đánh giá tốc độ tăng trưởng công ty mình và của cả quốc gia. 

Chỉ số PMI được tính toán dựa trên khảo sát đối với một nhóm các quản lý mua sắm trong các công ty hoặc tổ chức trong một ngành nghề cụ thể; và được tạo ra từ 5 số liệu chính gồm đơn đặt hàng mới, sản lượng, việc làm, thời gian giao hàng, hàng tồn kho. 

Phân loại chỉ số PMI

Chỉ số PMI được phân thành 2 loại chính là sản xuất và phi sản xuất. 

1. Chỉ số PMI sản xuất

Chỉ số này dùng để phản ánh sức mua trong ngành công nghiệp sản xuất. Các trọng số chính của PMI sản xuất gồm:

Các trọng số chính của chỉ số PMI sản xuất
Các trọng số chính của chỉ số PMI sản xuất
  • Đơn đặt hàng mới: 30%
  • Sản lượng: 25%
  • Việc làm: 20%
  • Thời gian giao hàng: 15%
  • Hàng tồn kho: 10%

2. Chỉ số PMI phi sản xuất (hay gọi là PMI dịch vụ)

Đây là chỉ số tổng hợp được tính toán nhằm dự báo các điều kiện kinh tế chung trong lĩnh vực phi sản xuất. Các số liệu dùng để đo lường PMI dịch vụ gồm:

  • Hoạt động kinh doanh (tỷ lệ sẽ được điều chỉnh theo mùa vụ)
  • Đơn hàng mới (tỷ lệ sẽ được điều chỉnh theo mùa vụ)
  • Việc làm (tỷ lệ sẽ được điều chỉnh theo mùa)
  • Giao hàng từ nhà cung cấp

Cách tính chỉ số PMI đơn giản

Công thức tính chỉ số PMI:

Các trọng số chính của chỉ số PMI sản xuất
Các trọng số chính của chỉ số PMI sản xuất

Trong đó:

  • P1: Chính là phần trăm câu trả lời báo cáo sự cải thiện
  • P2: Chính là phần trăm câu trả lời báo cáo không thay đổi
  • P3: Chính là phần trăm câu trả lời báo cáo suy giảm

Hướng dẫn cách đọc chỉ số PMI chính xác

Chỉ số PMI là được xác định dựa trên các câu trả lời khảo sát từ 400 nhà sản xuất trên toàn quốc gia. Dữ liệu sau đó được tổng hợp và biểu đồ thành một chỉ số có giá trị từ 0 đến 100 và sẽ lấy mốc 50 để phân tích.

Chỉ số PMI sản xuất của nước ta (mới nhất tháng 9/2023)
Chỉ số PMI sản xuất của nước ta (mới nhất tháng 9/2023)
  • Kết quả > 50, nghĩa là mức tăng tổng thể
  • Kết quả < 50, nghĩa là mức giảm tổng thể
  • Kết quả = 50, nghĩa là đang có cân bằng thị trường

Tuy nhiên, con số này chỉ là một kịch bản dự báo; và doanh nghiệp nên xem xét thêm 3 trường hợp sau:

  • PMI thực tế > Dự báo: Nền kinh tế, nhất là ngành sản xuất và dịch vụ đang có chiều hướng phát triển tốt, giá trị đồng nội tệ tăng giá nhẹ.
  • PMI thực tế < Dự báo: Nền kinh tế đang có dấu hiệu bị sụt giảm, giá sản phẩm giảm và nhà đầu tư lo ngại việc rót thêm vốn. 
  • PMI thực tế = Dự báo: Thị trường khá ổn định, không có biến động.

Ý nghĩa chỉ số PMI 

Chỉ số PMI có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế khi xét trên các khía cạnh. Để hiểu rõ, mời bạn theo dõi nội dung bên dưới!

1. Đối với nền kinh tế

Chỉ số PMI đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế
Chỉ số PMI đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế

Chỉ số PMI được dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng hoặc suy yếu về dịch vụ sản xuất của một công ty hoặc một quốc gia. Khi chỉ số MI lớn hơn 50 thì nền kinh tế đang có chiều hướng phát triển tốt; chỉ số PMI nhỏ hơn 50 thì kinh tế đang có dấu hiệu bị sụt giảm và khi chỉ số PMI bằng 50 tức là thị trường đang ổn định. Từ chỉ số PMI, chúng ta cũng có thể đưa ra đánh giá những chỉ số khác như GDP, CPI.

2. Đối với quyết định thu mua hàng hóa

Dựa vào chỉ số PMI, nhà quản lý thu mua sẽ quyết định có nên thu mua hàng hóa để sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Nó cùng là cơ sở dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp đánh giá tổng số lượng hàng hóa, giá thành để đưa ra quyết định sản xuất hàng hóa dựa trên tổng số lượng sản phẩm được đặt hàng. 

Chỉ số PMI giúp các nhà quản trị kiểm kê xác định số lượng hàng hóa
Chỉ số PMI giúp các nhà quản trị kiểm kê xác định số lượng hàng hóa

Ngoài ra, đối với nhà quản lý thu mua và kiểm tra hàng tồn kho; chỉ số PMI chính là trợ thủ đắc lực giúp họ nhận biết số lượng hàng còn trong kho, số lượng hàng cần phải bổ sung,… để hoàn thiện đơn hàng. Và đồng thời cân bằng sản phẩm dự trữ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh cho những tháng tiếp theo hoặc các đơn hàng sau. 

3. Đối với đơn vị cung cấp

Chỉ số PMI giúp các đơn vị cung ứng hàng hóa đưa ra dự đoán nhu cầu thị trường, ước lượng nhu cầu tương lai của các sản phẩm. Từ đó đưa ra chiến lược điều chỉnh giá phù hợp với thị trường; kế hoạch ngân sách hàng năm và quản lý nguồn nhân lực, dự báo dòng tiền. 

Đánh giá ưu nhược điểm chỉ số PMI

Một số ưu điểm của chỉ số PMI là:

  • Độ chính xác rất cao vì dữ liệu được tính toán thông qua khảo sát từ các nguồn thực (doanh nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh).
  • Từ chỉ số PMI thì chúng ta có thể nắm bắt được tình hình kinh tế như thế nào, để từ đó nhà lãnh đạo và quản lý sẽ cần phải điều chỉnh những gì. 
  • Chỉ số PMI được cập nhật và công bố hàng tháng nên được gọi là một chỉ số “trẻ” giúp các công ty dự đoán trước được sự phát triển trong tương lai. 
Ưu nhược điểm chỉ số PMI
Ưu nhược điểm chỉ số PMI

Dù vậy, bên cạnh các ưu điểm thì chỉ số PMI vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Phạm vi phản ánh của chỉ số PMI chưa thực sự rộng, thường chỉ phản ánh về tình trạng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ; chứ không bao quát toàn bộ ngành công nghiệp và kinh tế.
  • Chỉ số PMI dựa trên khảo sát doanh nghiệp, các câu trả lời có khả năng cao mang tính chủ quan và không hoàn toàn chính xác với thực tế phát sinh.
  • Chỉ số PMI không cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm hoặc sự hài lòng của khách hàng; không thể hiển thị những thay đổi trong môi trường kinh doanh hoặc phản ánh các yếu tố khác như biến động giá cả, tình hình thị trường,… 

Một số ứng dụng của chỉ số PMI

Hiện nay, chỉ số PMI được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn kinh tế. Dưới đây là một vài ứng dụng phổ biến của chỉ số PMI:

1. Dự báo tình hình kinh tế

Ứng dụng trong dự báo tình hình kinh tế
Ứng dụng trong dự báo tình hình kinh tế

Chỉ số PMI được xem là một trong các chỉ số tiên tiến nhất trong đo lường hoạt động sản xuất và dịch vụ của một quốc gia hoặc một khu vực. Vậy nên các nhà quản trị, chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư đã sử dụng chỉ số PMI để dự báo tình hình nền kinh tế trong tương lai. 

2. Hỗ trợ các quyết định đầu tư – kinh doanh

Chỉ số PMI cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất và dịch vụ của một quốc gia hoặc một khu vực. Vì vậy, nó chính là công cụ hữu ích để giúp nhà đầu tư và nhà kinh doanh đưa ra quyết định đầu tư – kinh doanh.

Hỗ trợ phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư
Hỗ trợ phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư

Nếu chỉ số PMI cho thấy hoạt động sản xuất – dịch vụ đang tăng trưởng, thì nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư vào thị trường này. Còn nếu chỉ số PMI cho thấy hoạt động đang giảm sút thì nhà đầu tư có thể hạn chế đầu tư hoặc thậm chí rút vốn.

3. Phân tích giúp đưa ra quyết định kinh doanh

Chỉ số PMI được dùng để phân tích và đưa ra quyết định kinh doanh. Chẳng hạn, một công ty có thể sử dụng chỉ số PMI để theo dõi tình hình sản xuất các đối tác của mình. Nếu chỉ số PMI của đối tác đang bị giảm sút thì công ty đó có thể quyết định hạn chế việc đặt hàng, hoặc tìm kiếm một đối tác khác để đảm bảo nguồn cung ổn định.

Trên đây là nội dung tổng hợp của chúng tôi gửi đến bạn đọc để giải đáp câu hỏi PMI là gì, và một số vấn đề liên quan. Mong rằng thông tin trên sẽ hữu ích với bạn trong việc tìm hiểu về thuật ngữ OMI trong Kinh tế học.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →