Tháng 7 có ngày lễ gì ?

Trong phong tục dân gian Việt Nam thì tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn, tháng của những bi quan và sợ hãi. Tên gọi này được gắn liền với sự tích về tôn giả Mục Kiền Liên đã cầu xin Phật Tổ để có thể cứu mẹ của mình. Vậy trong tháng 7 có ngày lễ gì đặc biệt không? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết này của chúng tôi.

Danh sách những lễ hội diễn ra vào tháng 7 tại Việt Nam

tháng 7 có ngày lễ gì
Tháng 7 âm lịch – Tháng cô hồn

Tháng cô hồn không hề đáng sợ như những gì bạn nghĩ mà xoay quanh nó còn có rất nhiều lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa, phong tục Việt. Đặc biệt các lễ hội con mang theo những cầu nguyện của con người về sức khỏe, sự nghiệp, tình yêu.

1. Lễ Vu Lan báo hiếu

– Được diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những ngày đại lễ của Phật giáo. Lễ Vu Lan báo hiếu cũng là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam được tổ chức một cách rộng rãi trên cả nước.

– Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ từ địa ngục bằng chính tấm lòng hiếu thảo của mình.

ngày lễ tháng 7
Mục Kiền Liên đã mang cơm xuống tận địa ngục cho mẹ

– Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu thành nhiều phép thần thông quảng đại. Khi mẹ qua đời ông đã rất nhớ mẹ nên sử dụng mắt thần để tìm kiếm mẹ khắp đất trời. Ông đã nhìn thấy mẹ mình bị đày dưới ngạ quỷ, bị hành hạ, đói khát do khi còn sống tạo nhiều nghiệp ác. Mục Kiền Liên đã mang cơm xuống tận địa ngục cho mẹ mình. Khi ăn để tránh những cô hồn khác cướp, người mẹ đã dùng một tay che lại bát cơm nhưng khi thức ăn đưa lên miệng liền hóa ra lửa.

– Để cứu mẹ của mình, Mục Kiền Liên đã nghe theo lời Phật dạy là phải nhờ hợp lực chư tăng mười phương mới có thể giải cứu được. Bằng sự hiếu đạo của mình, ông đã thành công giải thoát cho mẹ của mình. Vì vậy ngày lễ Vu Lan ra đời chính là để đề cao lòng hiếu đạo, thể hiện sự hiếu thảo của bậc làm con với ông bà, cha mẹ.

tháng 7 có ngày lễ nào
Mỗi ngọn đèn thả xuống đại diện cho lòng hiếu thảo

– Vào ngày này, các chùa chiền ở Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á đều trang trí đèn hoa rực rỡ. Đây cũng là ngày Phật tử ghé vãn cảnh và mọi người thường đi lễ chùa rất đông.

– Khi đến dự lễ, với những ai còn mẹ thì trên ngực áo cài bông hoa hồng, người không còn mẹ thì cài bông hoa trắng (nghi thức do thiên sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng từ năm 1962). Có một số nơi còn tiến hành xếp thuyền giấy, thả đèn hoa đăng để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.

2. Lễ hội Đổ giàn

– Lễ hội này diễn ra vào ngày 16 và 17 tháng 7 âm lịch tại thôn An Thái tỉnh Thái Bình.

– Được tổ chức 4 năm một lần, lễ hội Đổ giàn mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần thượng võ của người dân An Thái, đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm, giành lại chủ quyền cho nước ta từ ngàn xưa.

– Lễ hội được diễn ra như sau:

+ Vào khoảng từ 2-3 giờ sáng lễ rước nước bắt đầu, nguồn nước sạch nhất được lấy từ sông Kôn đặt trong chiếc chum đất, rước trên kiệu hoa gọi là Long Đình. Nước sẽ được đưa đến để dâng lên bàn thờ Phật (chánh điện chùa Hội Quán).

tháng 7 có ngày lễ gì đặc biệt
Lễ rước nước bắt đầu từ 2 giờ sáng

+ Lễ rước Phật sẽ đi qua chùa của người Hoa và chùa Phổ Tịnh. Khi đi qua nhà nào thì chủ nhà phải ra cắm hương vào kiệu để tỏ lòng thành kính. Bắt đầu khai lễ tại chánh điện và làm các thủ tục cung nghinh chức sự, khai kinh, niệm kinh, tụng kinh, trai đàn và cúng chẩn sẽ được diễn ra suốt 3 ngày đêm.

+ Phần hội tại khu vực gò Am Hồn, chùa Bà Hỏa, chùa Hội Quán sẽ có một võ đài bằng gỗ và tre được dựng lên. Võ đài cao 1m, chiều rộng 4m để đặt hương án, lễ vật gồm tam sanh heo-bò-dê và hoa quả. Đứng cúng trên giàn lễ chỉ có ban lễ, học trò ban lễ, áo mão theo từng chức sự được qui định trong nghi thức.

+ Lễ phóng đăng, phóng sinh, múa lân, hát bội suốt 3 đêm liền diễn ra từ ngày 15 tháng 7. Trong khoảng thời gian này nhà nào cũng sẽ thắp đèn lồng. Du khách đến lễ hội nườm nượp, đặc biệt là những môn đồ của các môn phái võ thuật cổ truyền bởi có nghi thức vô cùng quan trọng là “xô cỗ, xô giàn”.

ngày lễ tháng 7 ở Việt Nam
Múa lân tưng bừng chào đón du khách

+ Nghi thức được diễn ra ở trung tâm khán đài, nơi được dựng sẵn giàn cao, phía trên để cỗ heo quay. Các võ sĩ phải vận dụng sức mạnh, sự nhanh nhẹn, khéo léo để vượt qua đám đông lấy được mâm cỗ và về điểm đích an toàn. Mỗi đội dự thi sẽ phân công nhiệm vụ cho từng người để phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Đây cũng là dịp để các võ sĩ thể hiện mình nhưng với tinh thần thắng không kiêu, bại không nản, tỷ thí để học học lẫn nhau. Đội thắng sẽ được mâm cỗ trên giàn cao, may mắn cả năm do được “lộc thần” còn đội thia sẽ tiếp tục tinh thần chuẩn bị cho đợt sau giành thắng lợi.

3. Lễ hội làng Chuồn

– Được diễn ra vào từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm tại xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Lễ hội làng Chuồn hay còn được gọi là lễ hội Thu tế, được đánh giá là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam giữ được nét cổ truyền, hương vị cung đình Huế.

– Đây là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn đến 3 họ tộc đầu tiên công khai canh làng và được tôn là Thành Hoàng họ Hồ, Nguyễn, Đoàn. Người dân luôn tin rằng các Thành Hoàng sẽ bảo vệ cuộc sống của họ bình an và ấm no.

tháng 7 có lễ hội gì Việt Nam
Lễ hội làng Chuồn hay làng An Tuyền

– Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày như sau:

+ Ngày 15/7: người dân sẽ làm lễ trần thiết và cúng rằm

+ Ngày 16/7: làm lễ rước cung nghinh bài vị các Thành Hoàng về Tổ Đình, tiếp theo là lễ an vị kế hành túc yết.

+ Ngày 17/7: 2 giờ sáng làm lễ Chánh tế, 5 giờ sáng làm lễ tiến cung nghinh, cúng bia bạc.

– Hàng năm các nghi lễ đều được dân làng tiến hành một cách trang nghiêm với kiệu, cờ xí, lỗ bộ, kiệu lọng cùng âm nhạc nhịp nhàng. Các linh vật và vật thờ cúng cũng được người dân thay đổi theo các năm.

Trên đây là 3 lễ hội truyền thống Việt Nam phổ biến trong tháng 7 âm lịch được rất nhiều du khách biết đến và tham gia. Ngoài ra, khi bạn tìm kiếm từ khóa “tháng 7 có ngày lễ gì” thì sẽ xuất hiện thêm một số lễ hội khác như: Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu (30/7 đến 03/8 tại TP. Hồ Chí Minh) hay lễ hội Nguyễn Đình Chiểu (1/7 dương lịch tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Nếu có cơ hội hãy tham gia các lễ hội trong tháng 7 của nước ta để có cho mình thêm nhiều kiến thức cũng như những trải nghiệm tuyệt vời nhé.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →