OCR là gì? Tìm hiểu chi tiết về công nghệ nhận dạng chữ OCR

OCR là gì? OCR là giải pháp nhận dạng và bóc tách thông tin tự động giúp nâng cao khả năng nhận dạng chữ tiếng Việt với độ chính xác đến 98%. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, OCR được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là lĩnh vực số hóa và chuyển giao dữ liệu. Vậy thực chất OCR nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu nhé! 

OCR là gì?

Thuật ngữ OCR được viết tắt bởi cụm từ Optical Character Recognition (có nghĩa là: nhận dạng ký tự quang học). Ứng dụng công nghệ này chuyên dùng để đọc text ở các file dạng ảnh như: PDF, JPG, JPEg, BMP,… Ngoài việc nhận dạng chữ in, chữ đánh máy, OCR còn cho phép nhận dạng ký tự, chữ viết tay.

OCR được viết tắt bởi cụm từ Optical Character Recognition
OCR được viết tắt bởi cụm từ Optical Character Recognition

Công nghệ OCR còn được dùng để nhập dữ liệu và truyền tải dữ liệu. Nhờ phần mềm nhận dạng chữ OCR này, những văn bản số hóa, tìm kiếm và chỉnh sửa sẽ được thực hiện điện tử. Từ đó giúp tiết kiệm không gian lưu trữ tài liệu bằng việc hiển thị trên trực tiếp.

Đặc điểm của phần mềm nhận dạng chữ OCR

Công nghệ OCR mang lại rất nhiều lợi ích lớn cho con người, dưới đây là những đặc điểm nổi bật của phần mềm nhận dạng chữ OCR:

OCR có khả năng quét và chuyển nội dung hình ảnh thành văn bản
OCR có khả năng quét và chuyển nội dung hình ảnh thành văn bản

Hỗ trợ người mù và khiếm thị

OCR là gì có khả năng nhận dạng phông chữ dành cho người khiếm thị, tích hợp công nghệ tổng hợp giọng nói để đọc ra thành tiếng văn bản được giải mã. Từ đó giúp những người gặp vấn đề thị giác dễ dàng hiểu được chúng.

Nhận dạng được đa ngôn ngữ

OCR có thể nhận dạng và xử lý văn bản trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha,… Điều này hữu ích với người dùng khi làm việc với các tài liệu có nhiều ngôn ngữ khác

Cho phép chỉnh sửa, định dạng

OCR cho phép chỉnh sửa và định dạng lại văn bản được nhận dạng. Bạn có thể cắt, sao chép, dán và thay đổi kích thước của văn bản như bình thường. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc gõ lại từ đầu.

Tìm kiếm, truy xuất thông tin 

Khi văn bản đã được OCR thành công, các bạn có thể tìm kiếm và truy xuất thông tin từ tài liệu một cách nhanh chóng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chính xác trong quá trình tìm kiếm.

Chuyển đổi sang định dạng khác

OCR cho phép chuyển đổi tài liệu từ hình ảnh hoặc tài liệu scan sang các định dạng văn bản khác như Word, PDF, Excel, HTML,… Điều này giúp người dùng dễ dàng chia sẻ và sử dụng tài liệu trên các thiết bị và ứng dụng khác nhau.

Tăng hiệu suất và giảm sai sót

Công nghệ nhận dạng ký tự quang học giúp tự động hóa quá trình nhập dữ liệu và giảm sai sót do con người gõ nhầm hoặc đánh máy. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm thiểu lỗ hổng thông tin.

Tích hợp với ứng dụng khác

OCR có thể được tích hợp với các ứng dụng và hệ thống khác như hệ thống quản lý tài liệu, hệ thống CRM hay ERP. Điều này nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc và tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả của hệ thống. 

Xem thêm:: Điện toán nghĩa là gì?

Phân loại công nghệ OCR 

Dựa trên mục đích sử dụng và ứng dụng của công nghệ nhận dạng ký tự quang học, các nhà khoa học dữ liệu đã phân OCR thành những loại chính sau đây. 

Phân loại công nghệ Optical Character Recognition
Phân loại công nghệ Optical Character Recognition

Phần mềm OCR đơn giản

Công cụ OCR đơn giản hoạt động bằng cách lưu trữ nhiều khuôn thức hình ảnh văn bản, phông chữ khác nhau dưới dạng mẫu. Bằng cách sử dụng các thuật toán so khớp mẫu, phần mềm OCR sẽ tiến hành so sánh các hình ảnh văn bản dựa theo từng ký tự một với cơ sở dữ liệu nội bộ.

Nếu hệ thống so khớp văn bản theo từng từ một được gọi là nhận dạng từ quang học. Tuy nhiên, giải pháp này có những hạn chế nhất định vì số lượng phông chữ và kiểu chữ viết tay là gần như vô hạn. Bên cạnh đó không thể ghi lại hay lưu trữ tất cả kiểu loại trong cơ sở dữ liệu được.

Phần mềm OCR thông minh

OCR hiện đại sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự thông minh (ICR) để đọc văn bản giống cách con người đọc. Bằng việc sử dụng phần mềm máy học, những hệ thống này áp dụng phương thức nâng cao để đào tạo máy hoạt động giống như con người. Một hệ thống máy học (mạng nơron) có thể phân tích văn bản qua nhiều cấp độ, xử lý hình ảnh lặp đi lặp lại. 

Hệ thống sẽ tìm kiếm các thuộc tính hình ảnh khác nhau như nét cong, nét thẳng, nét giao nhau và nét vòng. Đồng thời tổng hợp kết quả của tất cả các cấp độ phân tích khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng. Mặc dù công nghệ ICR thường xử lý hình ảnh theo từng ký tự một nhưng quá trình này diễn ra nhanh chóng và thu được kết quả chỉ trong vài giây.

Nhận dạng từ thông minh

Hệ thống nhận dạng từ thông minh thường hoạt động theo nguyên tắc giống ICR. Tuy nhiên sẽ áp dụng cách xử lý toàn bộ hình ảnh của từ thay vì tiền xử lý hình ảnh thành ký tự.

Nhận dạng ký hiệu quang học

Nhận dạng ký hiệu quang học giúp xác định logo, hình mờ và các biểu tượng văn bản khác trong tài liệu.

OCR hoạt động như thế nào?

Phần mềm OCR là gì hoạt động theo các bước như sau:

Công nghệ nhận dạng chữ OCR hoạt động theo 4 bước
Công nghệ nhận dạng chữ OCR hoạt động theo 4 bước

Bước 1: Thu nhận hình ảnh

Một máy quét sẽ đọc tài liệu, đồng thời chuyển đổi chúng thành dữ liệu nhị phân. Phần mềm OCR sẽ tiến hành phân tích hình ảnh đã quét và phân loại vùng sáng làm nền và vùng tối làm văn bản.

Bước 2: Tiền xử lý

Đầu tiên, phần mềm OCR là gì sẽ làm sạch hình ảnh và loại bỏ các lỗi để chuẩn bị cho bước đọc. Dưới đây là một số kỹ thuật làm sạch của phần mềm nhận dạng ký tự quang học OCR:

  • Tài liệu đã quét được chỉnh thẳng hoặc nghiêng nhẹ để khắc phục lỗi về căn chỉnh trong quá trình quét.
  • Khử nhiễu đốm hoặc loại bỏ đốm ảnh kỹ thuật số hoặc làm mịn các viền của hình ảnh văn bản.
  • Tự động làm sạch đường viền khung, đường thẳng trong hình ảnh.
  • Tiến hành nhận dạng chữ viết cho công nghệ OCR đa ngôn ngữ. 

Bước 3: Nhận dạng văn bản

Hai loại thuật toán OCR hay quy trình phần mềm chính mà phần mềm OCR sử dụng để nhận dạng văn bản là so khớp mẫu và trích xuất đặc điểm.

  • So khớp mẫu: Tách biệt một hình ảnh ký tự (hình dạng chữ) và so sánh với một hình dạng chữ tương tự được lưu trữ. Tính năng nhận dạng mẫu chỉ hiệu quả khi hình dạng chữ được lưu trữ có phông chữ, tỷ lệ tương tự với hình dạng chữ đầu vào. Phương thức này hoạt động tốt đối với hình ảnh quét từ tài liệu đã được đánh máy bằng phông chữ đã biết.
  • Trích xuất đặc điểm: Chia nhỏ hoặc phân tách hình dạng chữ thành các nét thẳng, nét vòng khép kín, hướng nét và giao điểm nét. Sau đó, hệ thống sử dụng các đặc điểm này để tìm ra kết quả phù hợp nhất hoặc gần đúng trong số các hình dạng chữ khác nhau được lưu trữ.

Bước 4: Hậu xử lý

Sau khi phân tích, hệ thống sẽ chuyển đổi dữ liệu văn bản đã được trích xuất thành tệp trên máy tính. Một số hệ thống OCR có thể tạo ra các tệp PDF với chú thích bao gồm cả phiên bản trước và sau của tài liệu được quét.

Lợi thế và hạn chế khi sử dụng OCR

Sử dụng OCR (Optical Character Recognition) cũng tồn tại những lợi thế và hạn chế sau:

Những lợi thế và hạn chế khi sử dụng phần mềm nhận dạng ký tự OCR
Những lợi thế và hạn chế khi sử dụng phần mềm nhận dạng ký tự OCR

Lợi thế

  • OCR là gì giúp chuyển đổi tài liệu in hoặc viết tay thành văn bản một cách nhanh chóng và tự động. Thay vì phải nhập liệu thủ công, OCR giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho việc xử lý và sử dụng thông tin.
  • Với khả năng chuyển đổi hình ảnh hoặc tài liệu scan thành văn bản, OCR cho phép người dùng tìm kiếm, sao chép, chỉnh sửa, chia sẻ thông tin. Vừa giúp tăng hiệu suất công việc vừa giảm sai sót khi xử lý thông tin.
  • Bằng cách chuyển đổi tài liệu giấy thành văn bản số, OCR giúp giảm việc in ấn và sử dụng giấy. Điều này không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí liên quan đến in ấn và lưu trữ tài liệu truyền thống.

Hạn chế

  • OCR thường đòi hỏi hình ảnh hoặc tài liệu scan có chất lượng tốt để nhận diện ký tự chính xác. Nếu hình ảnh hoặc quá trình scan không tốt, có thể gặp khó khăn trong việc nhận dạng và chuyển đổi thành văn bản.
  • Mặc dù OCR có thể nhận dạng được viết tay nhưng độ chính xác có thể bị giảm so với việc nhận diện văn bản in. Viết tay không đều, chữ viết đẹp hoặc tục tĩu có thể làm giảm độ chính xác của OCR.
  • Một số trường hợp, OCR có thể gặp sai sót trong quá trình nhận diện và chuyển đổi văn bản. Điều này có thể gây ra lỗi chính tả hoặc sai sót trong thông tin. Vì vậy cần phải kiểm tra và sửa lỗi sau khi sử dụng OCR

Ứng dụng của công nghệ OCR trong thực tiễn 

Phần mềm nhận dạng ký tự quang học OCR được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình như:

Công nghệ OCR hiện đại được ứng dụng nhiều trong thực tiễn
Công nghệ OCR hiện đại được ứng dụng nhiều trong thực tiễn

Giao dịch tài chính

Trong lĩnh vực này, OCR được dùng để xử lý và xác minh thủ tục giấy tờ tài liệu cho vay, séc tiền gửi cũng như các giao dịch tài chính khác. Điều này giúp tăng tốc độ xử lý, giảm sai sót và tăng tính tự động hóa. Đồng thời cải thiện khả năng ngăn chặn gian lận, tăng cường bảo mật cho giao dịch. 

Ví dụ: BlueVine – công ty công nghệ tài chính cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty này đã sử dụng Amazon Extract (dịch vụ OCR trên nền tảng đám mây) để phát triển sản phẩm dành cho các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ tiếp cận các khoản vay của “Chương trình bảo vệ tiền lương” (PPP). Amazon Extract đã tự động xử lý, phân tích hàng chục nghìn biểu mẫu để BlueVine giúp hàng ngàn doanh nghiệp nhận được tiền, tạo hơn 400.000 việc làm.

Chăm sóc sức khỏe

Ngành chăm sóc sức khỏe sử dụng OCR để xử lý hồ sơ bệnh nhân, bao gồm quá trình điều trị, xét nghiệm, bệnh án và thanh toán bảo hiểm. Công nghệ nhận dạng ký tự quang học giúp hợp lý hóa luồng công việc, giảm bớt thao tác thủ công tại bệnh viện trong khi vẫn luôn cập nhật hồ sơ. 

Ví dụ: nib Group là một quỹ chăm sóc sức khỏe của Australia, cung cấp bảo hiểm y tế cho hơn 1 triệu người và nhận được hàng nghìn yêu cầu thanh toán bảo hiểm y tế mỗi ngày. Khách hàng chỉ cần chụp ảnh hóa đơn y tế và gửi qua ứng dụng di động nib. Amazon Extract sẽ tự động xử lý hình ảnh này để công ty phê duyệt các yêu cầu thanh toán bảo hiểm.  

Dịch vụ kho vận 

Các công ty kho vận sử dụng OCR để theo dõi nhãn gói hàng, hóa đơn, biên lai, các tài liệu khác hiệu quả hơn. OCR cho phép quét và nhận dạng thông tin từ tài liệu giấy, sau đó lưu trữ và tổ chức các tài liệu kỹ thuật số. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình quản lý tài liệu, tìm kiếm, truy xuất thông tin. 

Ví dụ: Foresight Group sử dụng Amazon Extract để tự động hóa quá trình xử lý hóa đơn trong SAP. Việc nhập thủ công các tài liệu kinh doanh này mất rất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót bởi nhân viên phải nhập dữ liệu trong nhiều hệ thống kế toán. Với Amazon Extract, phần mềm Foresight có thể đọc các ký tự chính xác hơn trên nhiều bố cục khác nhau, giúp tăng hiệu quả kinh doanh.

Qua những thông tin phía trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về khái niệm OCR là gì? Có thể thấy rằng OCR là ứng dụng công nghệ đáng để đầu tư và sử dụng.  OCR không chỉ giúp sao chép tài liệu chính xác, nhanh chóng, tăng năng suất công việc mà còn giảm tải không gian lưu trữ cho doanh nghiệp, tổ chức.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →