Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh là gì? Cứ đến “mùa” quyết toán thuế thì những vấn đề như giảm trừ gia cảnh hay khi nào được giảm trừ gia cảnh lại nhận được sự quan tâm đông đảo của cộng đồng. Để trả lời được các câu hỏi bên trên, mời bạn tham khảo nội dung bên dưới đây của chúng tôi! 

Giảm trừ gia cảnh là gì?

Tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và tại khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC) của Luật Thuế thu nhập cá nhân: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương và tiền công của người nộp thuế được xác định là cá nhân cư trú. 

Giảm trừ gia cảnh là gì?
Giảm trừ gia cảnh là gì?

Giảm trừ gia cảnh sẽ gồm 2 phần:

  • Giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người phải nộp thuế.
  • Giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc người nộp thuế.

Trong đó, việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc người nộp thuế được thực hiện theo nguyên tắc “mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế”. 

Mức giảm trừ gia cảnh cập nhật mới nhất năm 2023

Căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh năm 2023 được thực hiện như sau:

Mức thu nhập phải nộp thuế cá nhân mới nhất năm 2023
Mức thu nhập phải nộp thuế cá nhân mới nhất năm 2023
  • Mức giảm trừ gia cảnh với đối tượng nộp thuế đó là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
  • Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc đó là 4,4 triệu đồng/tháng. 
Ví dụ để hiểu về giảm trừ gia cảnh
Ví dụ để hiểu về giảm trừ gia cảnh

Ý nghĩa của việc giảm trừ gia cảnh như thế nào?

Hiện nay, trong thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân thì người dân khi đáp ứng các điều kiện đặc biệt sẽ được khấu trừ một mức thuế cá nhân bao gồm giảm trừ gia cảnh. Việc ghi nhận quyền được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân là vô cùng phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội, đồng thời cũng đảm bảo công bằng cho đối tượng nộp thuế. 

Khi nhìn nhận từ 2 khía cạnh về đạo đức xã hội và kinh tế xã hội, việc giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa rất to lớn. Cụ thể:

1. Về mặt đạo đức xã hội

  • Tạo điều kiện cho người chịu thuế thu nhập cá nhân có thể thực hiện trách nhiệm vật chất mang tính đạo đức đối với người thân trong gia đình, qua đó củng cố tình đoàn kết và phát huy tinh thần tương trợ tương thân tương ái lẫn nhau. 
  • Việc tôn trọng các nghĩa vụ vật chất đối với thành viên trong gia đình, với người thân thích chính là một nét truyền thống văn hóa phổ biến tại các quốc gia phương Đông. Do đó, quy định về việc giảm thuế với người phụ thuộc sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội của Nhà nước.
Giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa quan trọng đối với đạo đức và kinh tế xã hội
Giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa quan trọng đối với đạo đức và kinh tế xã hội

2. Về mặt kinh tế-xã hội

Giảm trừ gia cảnh cho người chịu thuế thu nhập cá nhân là việc loại khỏi thu nhập tính thuế. Nó được xem là biện pháp hiệu quả giúp tái tạo sức lao động của người chịu thuế. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất làm việc hoặc ít nhất là không thấp hơn so với mức trước đó. 

Khi nào thì sẽ được giảm trừ gia cảnh cho bản thân theo quy định 2023?

Giảm trừ gia cảnh cho bản thân được hiểu là việc đương nhiên của người nộp thuế được hưởng khi kê khai thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, tại Công văn 9188/CTHN-HKDCN năm 2022 về quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2021 thì giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế được quy định như sau:

Người nộp thuế cá nhân được giảm trừ gia cảnh khi nào?
Người nộp thuế cá nhân được giảm trừ gia cảnh khi nào?
  • Trường hợp trong kỳ tính thuế, cá nhân cư trú nếu chưa thực hiện tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì sẽ được tính đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
  • Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, của vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế 2 lần – ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với những loại thuế đánh vào thu nhập, và là cá nhân đang cư trú tại Việt Nam thì việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân sẽ tính tương ứng với số tháng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân phải khai tại Việt Nam theo quy định.

Hướng dẫn về cách xác định người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

Cũng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng gồm:

  • Con chưa thành niên (dưới 18 tuổi); con bị tàn tật, không có khả năng lao động.
Người phụ thuộc chính là những người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng
Người phụ thuộc chính là những người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng
  • Cá nhân không có thu nhập hoặc là có thu nhập không vượt quá mức quy định bao gồm có con thành niên (từ 18 tuổi trở lên) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề; người vợ hoặc người chồng không có khả năng lao động; bố hoặc mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; và những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Khi đó, để xác định người phụ thuộc nhằm giảm trừ gia cảnh được hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC:

1. Người phụ thuộc là con của người nộp thuế cá nhân 

Người phụ thuộc là con của người nộp thuế bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ và con riêng của chồng. 

  • Con dưới 18 tuổi (phải được tính đủ theo tháng).
  • Con đủ từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
  • Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài ở các bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học cấp bậc phổ thông (tính cả khi đang trong thời gian chờ kết quả thi trung học phổ thông quốc gia từ tháng 6 đến tháng 9 của năm học lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân của tháng trong năm từ tất cả nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.

2. Những người phụ thuộc khác của người nộp thuế cá nhân

  • Vợ hoặc chồng của người nộp thuế cá nhân đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ (hay bố chồng, mẹ chồng); bố dượng, mẹ kế; bố nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế cá nhân đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Những cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế cá nhân đang phải trực tiếp nuôi dưỡng thì cần đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC gồm:
Người phụ thuộc là những cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng
Người phụ thuộc là những cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng
  • Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế cá nhân.
  • Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế cá nhân.
  • Cháu ruột của người nộp thuế cá nhân là con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
  • Cá nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

3. Các điều kiện để được tính là người phụ thuộc

Người được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại mục 2.2 phải đáp ứng những điều kiện bên dưới đây:

  • Đối với người đang trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện là:
  • Là người bị khuyết tật, không có khả năng lao động. Trong đó, đối với người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc căn bệnh không có khả năng lao động (ví dụ như AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
  • Không có thu nhập hoặc có mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng.
  • Đối với người ở ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có mức thu nhập bình quân một tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1 triệu đồng. 

Xem thêm:: Điện toán nghĩa là gì?

Tìm hiểu về thủ tục khai đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh

Tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế lần đầu của người phụ thuộc được quy định như sau:

1. Trường hợp không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập

Trong trường hợp cá nhân không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng trong quy định tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC. 

Hồ sơ đăng ký gồm:

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TCT được ban hành đi kèm với Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Mẫu số 20-ĐK-TCT
Mẫu số 20-ĐK-TCT
  • Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao giấy CMND còn hiệu lực với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. 
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc hộ chiếu còn hiệu lực với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi. 
  • Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực với người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống tại nước ngoài.

2. Trường hợp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập 

Trong trường hợp cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì sẽ nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập. Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc sẽ có văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc gồm:

Mẫu giấy uỷ quyền đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2023
Mẫu giấy uỷ quyền đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2023
  • Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao giấy CMND còn hiệu lực với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. 
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao hộ chiếu còn hiệu lực với người phụ thuộc có quốc tịch việt Nam dưới 14 tuổi.
  • Bản sao hộ chiếu với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam nhưng sinh sống tại nước ngoài. 

Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chịu trách nhiệm tổng hợp và gửi giấy khai đăng ký thuế mẫu số 20-ĐK-TH-TCT được ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập.

3. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc trước thời điểm Thông tư 95/2016/TT-BTC có hiệu lực

Đối với trường hợp cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân và đã nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh tại trước thời điểm Thông tư 95/2016/TT-BTC có hiệu lực nhưng lại chưa đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì sẽ nộp hồ sơ đăng ký thuế nêu trên để được cấp mã số thuế dành cho người phụ thuộc. 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp của chúng tôi về vấn đề giảm trừ gia cảnh là gì theo quy định mới nhất. Mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề thuế – phí – lệ phí này!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →