OpenSearch là gì? Tính năng, ưu & nhược điểm của OpenSearch

OpenSearch là gì? OpenSearch là nền tảng tìm kiếm mới được phát triển bởi Amazon Web Services. Công cụ “Tìm kiếm mở” này có lẽ không còn xa lạ gì với chúng ta nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm, tính năng của nó. Vậy OpenSearch có nghĩa là gì? Cùng tìm hiểu nhé! 

OpenSearch là gì?

OpenSearch là một nhóm phần mềm được phân tách từ Elasticsearch, một công cụ tìm kiếm, phân tích và lưu trữ dữ liệu. OpenSearch là một giao thức mở cho phép các công cụ tìm kiếm truy cập và hiển thị kết quả tìm kiếm trực tuyến. Đồng thời cho phép các trang web và ứng dụng khác nhau tương tác với nhau để cung cấp kết quả tìm kiếm cho người dùng.

OpenSearch là dự án mã nguồn mở được phát triển bởi Amazon Web Services
OpenSearch là dự án mã nguồn mở được phát triển bởi Amazon Web Services

Công cụ tìm kiếm này có những đặc điểm sau:

  • Cung cấp hệ thống có quy mô linh hoạt mang tới khả năng truy cập và phản hồi nhanh khối dữ liệu lớn với công cụ trực quan hóa được tích hợp sẵn (OpenSearch Dashboards) giúp người dùng dễ dàng khám phá dữ liệu của mình. 
  • OpenSearch được hỗ trợ bởi thư viện tìm kiếm Apache Lucene và hỗ trợ hàng loạt các tính năng tìm kiếm và phân tích. Chẳng hạn như tìm kiếm lân cận gần nhất (KNN), SQL, phát hiện bất thường, thư viện Machine Learning Commons, phân tích dấu vết, tìm kiếm toàn văn bản,…

Mục đích khiến OpenSearch được tạo ra 

Các nhà phát triển đón nhận những phần mềm nguồn mở bởi nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do quan trọng nhất là sử dụng được phần mềm ở bất cứ đâu và theo bất kỳ cách nào. Vào ngày 21/ 01/ 2021, Elastic NV thông báo họ sẽ thay đổi chiến lược cấp phép phần mềm và không phát hành phiên bản mới của Elasticsearch và Kibana theo Giấy phép Apache, phiên bản 2.0 (ALv2). 

opensearch
OpenSearch giúp đơn giản hóa quá trình tích hợp công cụ tìm kiếm vào các trang web và ứng dụng

Thay vào đó, Elastic sẽ phát hành Elasticsearch và Kibana với mã nguồn có sẵn dựa theo Giấy phép Elastic hoặc Giấy phép công khai phía máy chủ (SSPL). Tuy nhiên, các giấy phép này không phải là nguồn mở, không đem đến cho người dùng quyền tự do như nhau. Bởi một số nhà phát triển muốn phần mềm của họ là nguồn mở, tránh theo một nhà cung cấp. Vì vậy OpenSearch được tạo ra từ phiên bản ALv2 mới nhất của Elasticsearch và Kibana. 

Mục đích chính của OpenSearch là gì? Nhằm tạo ra cách tiêu chuẩn cho việc truy cập và chia sẻ dữ liệu tìm kiếm giữa các công cụ và ứng dụng khác nhau. Giúp đơn giản hóa quá trình tích hợp công cụ tìm kiếm vào các trang web và ứng dụng. OpenSearch tạo ra sự tương thích và tương tác giữa các công cụ tìm kiếm các nguồn dữ liệu tìm kiếm, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. 

Tính năng OpenSearch cung cấp

OpenSearch là gì cung cấp một số tính năng chính như:

Tính năng Lợi ích
Bảo mật nâng cao Cung cấp tính năng mã hóa, xác thực, ủy quyền và kiểm tra. Các tính năng này bao gồm: khả năng tích hợp với các web token của Active Directory, LDAP, SAML, Kerberos, JSON,… OpenSearch cũng cung cấp khả năng kiểm soát truy cập chi tiết dựa trên vai trò các chỉ mục, tài liệu và trường.
Tìm kiếm tích hợp sẵn Cung cấp hàng loạt các tính năng giúp người dùng tùy chỉnh trải nghiệm tìm kiếm như: Truy vấn toàn văn bản, tự động hoàn tất, cuộn tìm kiếm, chấm điểm, xếp hạng tùy chỉnh,…
Cú pháp truy vấn SQL Cung cấp cú pháp truy vấn SQL quen thuộc, sử dụng mệnh đề tổng hợp, group by và where để kiểm tra dữ liệu của bạn. Đọc dữ liệu dưới dạng tài liệu JSON hoặc bảng CSV giúp người dùng linh hoạt sử dụng định dạng phù hợp nhất.
Hỗ trợ tìm kiếm trong SQL Cho phép người dùng sử dụng cú pháp truy vấn SQL quen thuộc trong khi truy cập vào tập hợp các tính năng tìm kiếm như khớp gần đúng, thuật toán tăng cường, khớp cụm từ,..
Data Prepper Đây là bộ thu thập dữ liệu phía máy chủ có khả năng lọc, làm phong phú, chuyển đổi, chuẩn hóa, tổng hợp dữ liệu để phân tích và trực quan hóa hạ nguồn. Với tính năng này, người dùng có thể xây dựng các quy trình tùy chỉnh để cải thiện tổng quan hoạt động của ứng dụng.
Phân tích dấu vết Phương thức này dùng để tải nhập và trực quan hóa dữ liệu App Telemetry trong OpenSearch. Giúp người dùng tìm kiếm, khắc phục sự cố về hiệu suất trong những ứng dụng phân tán.
Phân tích ứng dụng Tạo ứng dụng có khả năng quan sát tùy chỉnh nhằm theo dõi trạng thái sẵn sàng của hệ thống. Nơi bạn có thể kết hợp các sự kiện ghi với dữ liệu, chỉ số dấu vết thành một cái nhìn tổng thể về trạng thái của hệ thống. Cho phép người dùng chuyển đổi giữa bản ghi, dấu vết và chỉ số để tìm hiểu nguồn gốc của bất kỳ vấn đề nào.
Ngôn ngữ xử lý theo ống Cung cấp một cú pháp truy vấn quen thuộc với một tập hợp các lệnh toàn diện được phân tách bằng những đường ống (|) để truy vấn dữ liệu.
Bảng điều khiển vận hành Dùng để sắp xếp các hình ảnh trực quan về khả năng quan sát được tạo ra bằng cách sử dụng ngôn ngữ xử lý theo ống (PPL).
Phân tích sự kiện Dùng các truy vấn ngôn ngữ xử lý theo ống (PPL) để xây dựng và xem các hình ảnh trực quan về dữ liệu một cách tương tác, bao gồm cả so sánh bản ghi dấu vết.
Thư viện ML Commons Hàng loạt thuật toán máy học như kmeans, phát hiện dấu vết bất thường được sử dụng để đào tạo mô hình và dự đoán xu hướng trong dữ liệu. Thư viện ML Commons được tích hợp trực tiếp với PPL và API REST.
Báo cáo Lên lịch, xuất và chia sẻ báo cáo từ bảng thông tin, các tìm kiếm đã lưu, cảnh báo và hình ảnh. 
Phát hiện dấu hiệu bất thường  Tận dụng tính năng này của máy học dựa trên thuật toán Random Cut Forest (RCF) để phát hiện các điểm bất thường khi dữ liệu được tải nhập. Kết hợp với tính năng cảnh báo để giám sát dữ liệu gần với thời gian thực, tự động gửi cảnh báo. 
Quản lý chỉ mục Xác định các chính sách tùy chỉnh để tự động hóa tác vụ quản lý chỉ mục thông thường như cuộn và xóa, đồng thời áp dụng cho các chỉ mục và mẫu chỉ mục.
Chuyển đổi chỉ mục Tạo chế độ xem tổng hợp về dữ liệu tập trung vào các trường nhất định để trực quan hóa hoặc phân tích dữ liệu theo nhiều cách khác nhau. 
Tổng hợp chỉ mục Chọn các trường mà bạn quan tâm, tổng hợp chỉ mục để tạo chỉ mục mới với những trường được hợp thành các vùng lưu trữ thời gian thô. Từ  đó giúp lưu trữ dữ liệu lịch sử theo tháng hoặc năm với mức chi phí thấp cùng một hiệu suất truy vấn.
Phân tích hiệu suất & khung RCA Truy vấn nhiều chỉ số, dữ liệu tổng hợp về hiệu suất cụm. Sử dụng Perf Top, giao diện dòng lệnh (CLI) để nhanh chóng hiển thị, phân tích các chỉ số đó. Sử dụng khung phân tích nguyên nhân gốc rễ (RCA) để điều tra sự cố về hiệu suất và độ ổn định trong các cụm.
Tìm kiếm không đồng bộ Chạy các truy vấn phức tạp mà không lo hết thời gian truy vấn và với các truy vấn tìm kiếm không đồng bộ chạy trong nền. Theo dõi tiến trình truy vấn, truy xuất từng phần kết quả khi chúng xuất hiện.
Phân tích dấu vết Thu nạp và hiển thị trực quan dữ liệu App Telemetry cho các ứng dụng phân tán. Hiển thị trực quan luồng sự kiện giữa các ứng dụng để xác định những vấn đề về hiệu suất.
Cảnh báo Tự động giám sát dữ liệu, gửi cảnh báo tới các bên liên quan. Với giao diện trực quan, API mạnh mẽ, dễ dàng thiết lập, quản lý và giám sát cảnh báo. Tạo các điều kiện cảnh báo có tính cụ thể cao bằng cách sử dụng ngôn ngữ truy vấn toàn diện cùng khả năng viết tập lệnh của OpenSearch.
Cảnh báo cấp độ vùng lưu trữ Tạo các chính sách cảnh báo để thông báo về xu hướng theo nhóm trong dữ liệu Ví dụ: Bạn có thể cảnh báo cho từng máy chủ có CPU trung bình trên ngưỡng mong muốn. 
Sao chép liên cụm Sao chép các chỉ mục, ánh xạ, siêu dữ liệu từ cụm OpenSearch này sang cụm OpenSearch khác. Mục đích là tạo dự phòng liên cụm hoặc giảm tải truy vấn báo cáo sang một cụm phụ.
Tìm kiếm bằng thuật toán k-NN Thông qua Machine Learning, chạy thuật toán tìm kiếm K-Nearest Neighbor trên hàng tỷ tài liệu với hàng ngàn kích thước khác nhau dễ dàng như chạy bất kỳ truy vấn OpenSearch thông thường nào. 

Sử dụng các mệnh đề tổng hợp và lọc để tinh chỉnh cho hoạt động tìm kiếm tương tự. Thuật toán tìm kiếm tương tự k-NN hỗ trợ cho các trường hợp như: đề xuất sản phẩm, phát hiện gian lận, tìm kiếm hình ảnh & video, tìm kiếm tài liệu,…

Sổ ghi chép bảng thông tin Kết hợp các yếu tố bảng thông tin, hình ảnh, văn bản,… nhằm cung cấp ngữ cảnh, giải thích chi tiết khi phân tích dữ liệu.
Máy khách OpenSearch Hỗ trợ một loạt các máy khác ngôn ngữ như Go, JavaScript, Python, Java,… Sử dụng những máy khách này để xây dựng các ứng dụng tích hợp trực tiếp với công cụ OpenSearch.

Ưu – nhược điểm của OpenSearch

Có một số ưu điểm và nhược điểm quan trọng của OpenSearch như sau:

Ưu - nhược điểm quan trọng của OpenSearch
Ưu – nhược điểm quan trọng của OpenSearch

Ưu điểm

  • OpenSearch là giao thức mở, cho phép tích hợp và chia sẻ dữ liệu tìm kiếm linh hoạt giữa các công cụ và ứng dụng khác nhau. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình tích hợp, tăng tính tương thích giữa các hệ thống
  • Công cụ tìm kiếm này có thể chạy trên nhiều nền tảng gồm: máy chủ, thiết bị di động, các ứng dụng điện toán đám mây. Do đó, nó có khả năng linh hoạt và mở rộng để phục vụ các môi trường và ứng dụng khác nhau.
  • OpenSearch cung cấp các công cụ hiệu quả để quản lý dữ liệu tìm kiếm, bao gồm chỉnh sửa thông tin, tổ chức, lấy nhanh và tìm kiếm dữ liệu.
  • Với OpenSearch, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc sở hữu một sản phẩm 100% nguồn mở. Các bạn có thể sử dụng, chỉnh sửa, mở rộng, kiếm tiền và bán lại theo mọi cách bạn muốn. 

Nhược điểm

  • Sử dụng OpenSearch đòi hỏi một số kiến thức kỹ thuật và kỹ năng phát triển để cấu hình và triển khai nó. Điều này có thể làm cho quá tìm hiểu, cấu hình và duy trì OpenSearch trở nên phức tạp hơn so với các công cụ tìm kiếm khác.
  • OpenSearch không cung cấp các công cụ tích hợp cho việc xử lý dữ liệu như Elasticsearch. Điều này có nghĩa là bạn cần xử lý được dữ liệu trước khi nó được nhập vào OpenSearch để tìm kiếm hiệu quả.
  • Vì tính linh hoạt và khả năng mở rộng của OpenSearch, nó có thể đòi hỏi tài nguyên phần cứng và hệ thống lớn hơn để chạy một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

So sánh OpenSearch và Elasticsearch

OpenSearch và Elasticsearch là hai công nghệ liên quan đến tìm kiếm, nhưng có một số khác biệt quan trọng giữa chúng:

So sánh giữa OpenSearch và Elasticsearch 
So sánh giữa OpenSearch và Elasticsearch
  • OpenSearch là giao thức mà các công cụ tìm kiếm có thể sử dụng để truy cập và truy xuất dữ liệu tìm kiếm. Trong khi Elasticsearch là một công cụ phần mềm mã nguồn mở. 
  • Elasticsearch hỗ trợ việc lưu trữ và truy vấn dữ liệu đa dạng, bao gồm tìm kiếm văn bản đầy đủ, phân loại, phân tích, thống kê, nhiều tính năng khác. Được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp cần phân tích và lưu trữ dữ liệu tìm kiếm phức tạp. Trong khi đó, OpenSearch tập trung chủ yếu vào cung cấp giao thức cho các công cụ tìm kiếm khác, có thể được sử dụng để truy cập và hiển thị kết quả tìm kiếm. 
  • Elasticsearch có thể triển khai và quản lý như một hệ thống độc lập. Trong khi OpenSearch phụ thuộc vào việc tích hợp các công cụ tìm kiếm khác, cung cấp một giao diện đồng nhất cho việc tương tác với chúng.
  • Tính linh hoạt là một ưu điểm của cả OpenSearch và Elasticsearch. Cả hai đều hỗ trợ phân tán, mở rộng và đồng bộ hóa dữ liệu để đáp ứng yêu cầu và tải của ứng dụng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết OpenSearch là gì? Cũng như nắm được những thông tin tổng quan về công cụ “Tìm kiếm mở” này. Có thể thấy rằng OpenSearch là một giao thức mở cho việc truy cập dữ liệu tìm kiếm đơn giản hơn so với Elasticsearch (công cụ phần mềm mã nguồn mở cung cấp nhiều tính năng phức tạp hơn.)

Xem thêm:: OCR là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →