Bạn đã biết ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền chưa ?

Bạn đã biết ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền chưa? Nếu bạn đã từng vượt đèn đỏ nhưng chưa bị cảnh sát giao thông bắt bao giờ thì hãy theo dõi bài viết bên dưới để biết hình phạt và mức phạt, từ đó tham giao thông đúng luật lệ hơn nhé!

Ý nghĩa của tín hiệu đèn đỏ

Theo khoản 3 Điều 10 trong Luật Giao thông đường bộ 2008, đèn giao thông có 3 loại như sau:

Tín hiệu đèn xanh: Đây là tín hiệu thông báo người đi đường được phép di chuyển trên đường.

Tín hiệu đèn vàng: Là tín hiệu người đi đường phải dừng trước vạch dừng. Nếu đã đi quá vạch thì có thể đi tiếp. Nếu tín hiệu vàng đang nhấp nháy thì người điều khiển phương tiện phải chu ý quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

đèn tín hiệu giao thông
Đèn đỏ là tín hiệu yêu cầu người tham gia giao thông phải dừng lại

Tín hiệu đèn đỏ: Đèn đỏ được lắp với mục đích yêu cầu người tham gia thông dừng phương tiện để nhường đường cho các phương tiện ở các tuyến đường khác di chuyển, nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông và giảm tình trạng ùn tắc trong giờ cao điểm.

Vượt đèn đỏ vẫn là một trong những lỗi phổ biến xảy ra ở người tham gia giao thông, một số người không may sẽ bị cảnh sát giao thông giữ lại và phạt, tuy nhiên một số người không bị phát hiện nên vẫn tiếp tục lưu thông trên đường và không hề biết mức phạt tội vượt đèn đỏ nặng tới mức nào?

Ô tô vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền ?

Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu 2019? Theo quy định mới nhất tại điểm a, khoản 5, điều 5 trong nghị định 100/2019 thì người điều khiển ô tô không chấp hành mệnh lệnh của các tín hiệu đèn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng. Ngoài ra trong Điểm b, Khoản 11, Điều 5, Nghị định 100/2019 cũng quy định nếu người điều khiển xe ô tô không chấp hành mệnh lệnh của các tín hiệu đèn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu 2020? Theo quy định mới, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng, và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Hình phạt này áp dụng từ 01/01/2020.

Theo quy định cũ của bộ luật giao thông người lái ô tô vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt từ 1,2-2 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

ô tô vượt đèn đỏ
Ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt tiền nặng và tước giấy phép lái xe

Theo nghị định mới 100/2019/NĐ-CP của chính phủ thì hình phạt vượt đèn đỏ đối với các phương tiện giao thông khác cũng được điều chỉnh và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020.

Đối với xe mô tô, xe gắn máy hay xe máy điện: Người điều khiển vượt đèn đỏ sẽ bị phạt mức phạt từ 600.000đ – 1 triệu đồng (tại điểm e, khoản 4, điều 6). Trước đây lỗi này chỉ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Người điều khiển vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu- 2 triệu đồng (điểm đ, khoản 5, điều 7). Trước đây lỗi này người điều khiển chỉ bị phạt từ 400.000-600.000.

Ngoài ra người điều khiển những phương tiện này khi tham gia giao thông cũng sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng, trong khi hình phạt trước đây thì không có quy định này.

Với xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy: Khi người điều khiển vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng (tại điểm d, khoản 2, điều 8). Trước đây lỗi này chỉ bị phạt từ 60.000-80.000 đồng.

Người đi bộ: Theo quy định mới tại điểm b, khoản 1, điều 9 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP của chính phủ thì những người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt tiền từ 60.000-100.000 đồng. Trước đây chỉ bị phạt từ 50.000-60.000 đồng.

Không chỉ vượt đèn đỏ người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt nặng mà khi vượt đèn vàng người tham gia giao thông cũng bị áp dụng hình phạt tương đối nặng.

ô tô vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu
Ô tô vượt đèn vàng cũng sẽ bị cảnh sát giao thông phạt nặng

Xe ô tô vượt đèn vàng bị xử phạt như thế nào?

Theo nghị định mới của chính phủ, người tham gia giao thông vượt đèn vàng có thể bị phạt 5 triệu và giữ bằng lái xe đến 4 tháng.

Như vậy khi gặp đèn đỏ các phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng xe, ngoại trừ một số trường hợp.

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP khi xe ô tô vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 3 triệu đồng – 5 triệu đồng.

+ Trước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng

Quy định này của chính phủ đang gây tranh cãi trong cộng đồng, vì nhiều người cho rằng mức phạt này là quá nặng.

Trong khi đó, mức phạt cũ trong Nghị định 46 đối với người điều khiển xe ô tô vượt đèn vàng chỉ từ 1.200.000-2.000.000 đồng.

Theo nghị định mới này người điều khiển xe máy vượt đèn vàng cũng bị phạt với mức phạt từ 600.000-1.000.000 đồng và tước bằng lái xe từ 1- 3 tháng. Mức phạt cũ chỉ từ 300.000-400.000 đồng và không bị tước bằng lái xe.

Đèn đỏ có được rẽ phải không?

Rẽ phải khi đèn đỏ là một hiện tượng rất phổ biến ở người tham gia giao thông hiện nay. Vậy khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Chúng ta cùng làm rõ vấn đề qua thông tin dưới đây:

Khi nào được rẽ phải khi đèn đỏ?

Theo điểm b khoản 3 điều 10 của Luật giao thông năm 2018, đèn đỏ là tín hiệu cấm đi, khi đó người tham gia giao thông bắt buộc phải dừng phương tiện lại khi thấy tín hiệu đèn chuyển sang màu đỏ.

xử phạt xe vượt đèn đỏ
Rẽ phải khi đèn đỏ người tham gia giao thông có thể bị phạt nặng

Tuy nhiên trong một số trường hợp người tham gia giao thông vẫn được phép di chuyển:

+ Khi có chỉ dẫn của cảnh sát giao thông cho phép người đi đường rẽ phải khi có đèn đỏ.

+ Khi có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phương tiện, được lắp kèm theo

+ Khi có biển báo cho phép các phương tiện lưu thông được lắp kèm theo.

+ Vạch kẻ đường: Nếu không có biển báo hay đèn giao thông thì chúng ta tuân theo vạch kẻ đường, hay vạch mắt võng. Trên vạch mắt võng người điều khiển xe bắt buộc phải rẽ, không được dừng xe hay đi thẳng.

Rẽ phải khi đèn đỏ bị phạt bao nhiêu?

Nếu không có các dấu hiệu trên mà người điều khiển phương tiện vẫn rẽ phải khi có đèn đỏ thì sẽ bị phạt với mức phạt như sau:

Đối với ô tô: Người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng, và bị tịch thu giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (tại Điểm a, khoản 5, điều 5, nghị định 46).

Đối với xe máy: Người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền từ 300.000-400.000 và bị thu giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (Điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).

Như vậy rẽ phải khi có đèn đỏ người tham gia giao thông có thể bị phạt tiền đến 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

rẽ phải khi gặp đèn đỏ
Rẽ phải khi đèn đỏ có thể bị phạt nặng

Vượt đèn đỏ gây tai nạn bị phạt như thế nào?

Rất nhiều người tham gia giao thông vượt đèn đỏ và gây ra tai nạn đáng tiếc cho người đi đường? Vậy vượt đèn đỏ gây tai nạn người điều khiển sẽ bị phạt như thế nào?

Khi vượt đèn đỏ và gây tai nạn người vi phạm sẽ phải chịu 2 loại hình phạt:

Thứ nhất, mức phạt do hành vi vượt đèn đỏ

Khi đó người điều khiển phương tiện ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng. Và bị tước giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng.

Thứ 2, mức phạt về bồi thường thiệt hại

Theo đó người bị vi phạm hành chính khi tham gia giao thông sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu gây ra tai nạn. Mức phạt bồi thường thiệt hại được quy định theo luật dân sự của nước. Tùy vào mức độ gây thiệt hại của vụ tai nạn mà người vượt đèn đỏ gây tai nạn sẽ chịu các mức phạt bồi thường thiệt hại khác nhau.

Như vậy sau bài viết trên hẳn bạn đọc đã biết được “ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt bao nhiêu?” Hy vọng bài viết có nhiều hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn lưu thông trên đường an toàn, đúng luật.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →

Trả lời