Nhu cầu là gì? Tháp nhu cầu của Maslow và các ứng dụng trong Marketing

Nhu cầu là gì? Từ lâu, “nhu cầu” là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học nghiên cứu sinh học và xã hội. Bởi nó được xem là “gốc rễ” của mọi vấn đề trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp các thông tin xoay quanh định nghĩa nhu cầu và cái nhìn rõ hơn về tháp nhu cầu Maslow!

Nhu cầu là gì?

Theo Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở, nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người. Đó là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại, phát triển. Tùy vào trình độ nhận thức, môi trường sống và các đặc điểm tâm sinh lý thì mỗi người sẽ có những nhu cầu khác nhau.

Nhu cầu là gì?
Nhu cầu là gì?

Nói cách khác, nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Vì vậy, nhu cầu chính là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động; nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người sẽ càng cao. Do đó, khi kiểm soát được nhu cầu cũng đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này nhận thức sẽ có sự chi phối nhất định, nhận thức cao thì sẽ có khả năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu).

Ngoài ra, nhu cầu còn là tính chất của cơ thể sống, là biểu hiện trạng thái thiếu hụt hoặc mất cân bằng của chính cá thể đó nên nó phân biệt với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu được gọi là nhu cầu đã được lập trình qua quá trình lâu dài; tồn tại, phát triển và tiến hóa.

Thực tế, nhu cầu của một cá nhân đa dạng và vô tận. Thế nên về mặt quản lý, người quản lý chỉ kiểm soát nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân sẽ đồng thời tạo ra 1 nhu cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, thế nên người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân. 

Tháp nhu cầu Maslow là gì? 

Hệ thống nhu cầu của Maslow là lý thuyết về tâm lý học được đề xuất bởi nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow ở bài viết “A Theory of Human Motivation” vào năm 1943 trong “Đánh giá Tâm lý học”. 

Tháp nhu cầu Maslow là gì? 
Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Lý thuyết của Maslow gồm nhiều lý thuyết về tâm lý học phát triển của con người, tập trung vào việc mô tả các giai đoạn tăng trưởng ở người. Hệ thống nhu cầu của Maslow đã được sử dụng để nghiên cứu cách con người thực sự tham gia vào động lực hành vi.

Hệ thống nhu cầu của Maslow được mô tả theo hình dạng của 1 kim tự tháp với các nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu tự thể hiện – siêu việt ở phía trên. Nói cách khác, lý thuyết này là các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân cần phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được nhu cầu cấp cao hơn.

Xem thêm:: Trí tuệ là gì?

Đặc trưng của nhu cầu

Nhu cầu là khía cạnh cốt lõi của cuộc sống con người, đóng vai trò chi phối mạnh mẽ đời sống tâm lý nói riêng và hành vi con người nói chung. Các đặc trưng quan trọng và điển hình nhất của nhu cầu đó là:

1. Không ổn định, biến đổi

Nhu cầu luôn biến đổi, không ổn định
Nhu cầu luôn biến đổi, không ổn định

Nhu cầu không ổn định mà luôn luôn biến đổi, nó dựa vào các yếu tố như thời gian, địa điểm, tình huống,… để phát triển theo. Ví dụ, nhu cầu của người tiêu dùng có thể tăng hoặc giảm do các yếu tố như quảng cáo, xu hướng thị trường, sự kiện xã hội, chính sách của Nhà nước,… 

2. Năng động

Các nhu cầu có thể phát sinh trong khoảng thời gian ngắn
Các nhu cầu có thể phát sinh trong khoảng thời gian ngắn

Con người có thể phát sinh những nhu cầu khác nhau trong các khoảng thời gian ngắn. Qua đó có thể thấy, nhu cầu là một yếu tố cực kỳ linh hoạt, thay đổi liên tục và thường rất khó để nắm bắt.

3. Biến đổi theo quy luật

Nhu cầu biến đổi theo quy luật nhất định, vì thế có thể gọi các nhu cầu theo tên của nhu cầu tương ứng nổi trội đó. Nhu cầu thường phát triển hướng tới những đối tượng mới và thay đổi dần những giá trị cũ. 

Nhu cầu biến đổi theo quy luật nhất định
Nhu cầu biến đổi theo quy luật nhất định

Ví dụ, xu hướng công nghệ 4.0 một vài năm gần đây khiến con người ngày càng ưa chuộng việc đặt hàng online giao tận nhà. Hay trong lĩnh vực thời trang, 1 năm có 4 mùa xuân hạ thu đông thì nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi. 

Nhu cầu cũng là không giới hạn và không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Con người luôn có nhiều nhu cầu hơn khả năng của họ, sự tăng trưởng của các nhu cầu sẽ không bao giờ dừng lại và chỉ tăng lên mà thôi. 

Khi người ta ăn no mặc ấm thì họ sẽ có nhu cầu ăn ngon mặc đẹp; khi ăn ngon mặc đẹp thì họ lại muốn ăn đặc sản mặc độc đáo. Khi con người có điều kiện tốt hơn thì họ có xu hướng tìm kiếm những trải nghiệm, sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn.

4. Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc được mọi nhu cầu

Mỗi người có các nhu cầu đa dạng và ưu tiên khác nhau nên buộc họ phải lựa chọn , điều này đồng nghĩa với việc không thể nào thỏa mãn cùng 1 lúc mọi nhu cầu. Ví dụ, ta có nhu cầu mua sản phẩm/ dịch vụ này nhưng mãi không quyết định mua vì nhu cầu đó chưa trở nên cấp bách và quan trọng với mình. 

Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu
Không bao giờ thỏa mãn cùng một lúc mọi nhu cầu

Những nhu cầu ưu tiên, cấp thiết hàng đầu thường sẽ được thỏa mãn trước rồi mới đến các nhu cầu khác. Hơn nữa, chẳng có cách nào thỏa mãn tất cả nhu cầu của con người bởi  sau khi đáp ứng nhu cầu này thì sẽ luôn phát sinh nhu cầu mới. 

Các cấp bậc trong tháp nhu cầu của Maslow

Tháp nhu cầu Maslow được xem là “bí quyết vàng” để mở ra cánh cửa giải mã tâm lý và hành vi con người. Sau khi giải đáp được nhu cầu là gì, hãy cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu các cấp bậc trong nhu cầu và hành vi của con người. 

1. Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý là khái niệm nguồn để giải thích và nuôi dưỡng nền tảng của động lực khác. Nó là các yêu cầu vật lý chính cho sự sống còn của con người, tức nhu cầu sinh lý là nhu cầu phổ quát của con người.  Theo đó, con người buộc phải đáp ứng các nhu cầu sinh lý này trước tiên để theo đuổi sự thỏa mãn ở mức độ cao hơn. Nếu như những nhu cầu này không được đáp ứng thì nó sẽ dẫn đến sự gia tăng sự bất mãn trong một cá nhân.

Nhu cầu sinh lý gồm: 

  • Cân bằng nội môi
  • Sức khỏe
  • Thực phẩm và nước
  • Ngủ
  • Quần áo
  • Nơi trú ẩn
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý giống như những đặc điểm ám chỉ đến nhu cầu lâu dài, không thay đổi được; gọi là những yêu cầu cuộc sống cơ bản của con người. Đồng thời, nó cũng được ví như một trạng thái ám chỉ sự “giảm khoái cảm” và sự gia tăng cho 1 động lực để thực hiện 1 điều cần thiết. 

2. Nhu cầu an toàn

Khi nhu cầu sinh lý của một người tương đối thỏa mãn thì nhu cầu an toàn của họ được ưu tiên và chi phối hành vi. Nhu cầu an toàn và bảo mật gồm:

  • An ninh cá nhân
  • An ninh cảm xúc
  • An ninh tài chính
  • Sức khỏe và hạnh phúc
  • Nhu cầu an toàn chống lại tai nạn/bệnh tật và các tác động bất lợi của chúng
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu an toàn

Trường hợp không có sự an toàn về thể chất vì chiến tranh, thảm họa tự nhiên, bạo lực gia đình, lạm dụng thời thơ ấu, phân biệt chủng tộc,… con người có thể trải qua “rối loạn căng thẳng sau chấn thương”. Còn trường hợp không có điều kiện kinh tế do khủng hoảng kinh tế, thiếu cơ hội làm việc thì nhu cầu an toàn này được thể hiện theo các cách như ưu tiên bảo đảm công việc, khiếu nại, tài khoản tiết kiệm, chính sách bảo hiểm,… 

3. Nhu cầu xã hội/ mối quan hệ và tình cảm

Mức độ nhu cầu thứ ba của con người nằm giữa các cá nhân gồm các cảm giác “cần” thuộc:

  • Tình bạn
  • Sự thân mật
  • Tình gia đình

Nhu cầu xã hội sẽ đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong thời thơ ấu, nó có thể vượt qua cả nhu cầu an toàn (quan sát ở những đứa trẻ bị bạo hành, ngược đãi). Sự thiếu sót trong mức độ này về các yếu tố như bị bỏ mặc, tẩy chay, trốn tránh,… có thể gây ra những tác động tiêu cực cho khả năng tạo dựng và duy trì các cảm xúc trong các mối quan hệ.

Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội

Con người sở hữu 1 nhu cầu tình cảm về cảm giác muốn được thuộc về và chấp nhận trong 1 nhóm xã hội nào đó dù lớn hay nhỏ. Con người cũng cần yêu và được yêu bởi người khác. Nhiều người trở nên dễ bị cô đơn, lo lắng xã hội và “trầm cảm lâm sàng” khi không có tình yêu hoặc các yếu tố “được thuộc về” này. 

Nhu cầu xã hội (nhu cầu thuộc về) có thể khắc phục các nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn, tùy thuộc vào sức mạnh của áp lực ngang hàng. Với một số cá nhân thì nhu cầu về lòng tự trọng quan trọng hơn nhu cầu xã hội; còn đối với những người khác thì nhu cầu thực hiện sáng tạo có thể thay thế được cả các nhu cầu cơ bản nhất.

4. Nhu cầu được tôn trọng

Hầu hết tất cả chúng ta đều có nhu cầu tự tôn và lòng tự trọng ổn định. Maslow đã lưu ý 2 phiên bản về nhu cầu quý trọng là phiên bản “thấp hơn” và phiên bản “cao hơn”. Cụ thể:

Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu được tôn trọng
  • Phiên bản “thấp hơn” của lòng tự trọng là nhu cầu tôn trọng người khác, có thể bao gồm nhu cầu về địa vị, sự công nhận, danh tiếng, uy tín, sự chú ý.
  • Phiên bản “cao hơn” thể hiện là nhu cầu tự trọng, bao gồm nhu cầu về sức mạnh, năng lực, làm chủ, tự tin, độc lập, tự do. Đồng thời có hướng dẫn “hệ thống phân cấp có liên quan với nhau chứ không tách rời nhau”.

Như vậy, có thể nói lòng tự trọng và các cấp độ tiếp theo không được tách biệt nghiêm ngặt mà thay vào đó các cấp cần có liên quan chặt chẽ. Nói cách khác, nhu cầu về lòng tự trọng chính là nhu cầu bản ngã hoặc nhu cầu địa vị. Và mọi người phát triển các mối quan tâm với việc nhận được sự công nhận, địa vị, tầm quan trọng và sự tôn trọng từ người khác.

5. Nhu cầu thể hiện bản thân

Cấp độ nhu cầu này đề cập đến việc nhận ra năng lực đầy đủ của một cá nhân. Nghĩa là “mong ước có thể làm được tất cả những gì mà cá nhân đó có khả năng để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình”. 

Nhu cầu thể hiện bản thân
Nhu cầu thể hiện bản thân

Nhu cầu thể hiện bản thân có thể bao gồm:

  • Tìm kiếm cộng sự
  • Nuôi dạy con cái
  • Sử dụng và phát triển tối đa tài năng, năng lực
  • Theo đuổi mục tiêu

Mỗi cá nhân nhận thức hoặc chú ý đến nhu cầu này thì sẽ khác biệt nhau. Có người mong muốn có sức mạnh, người lại muốn bản thân đẹp hơn, người muốn trở thành ông bố bà mẹ lý tưởng,…

Tự thể hiện được mô tả giống như là một hệ thống dựa trên giá trị khi thảo luận về vai trò tạo nên động lực. Nó được hiểu như mục tiêu – một động lực rõ ràng và các “nấc” nhu cầu trước đó chẳng qua chỉ là từng bước một để đạt được đỉnh cao nhất – tự thể hiện mà thôi. 

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing cho doanh nghiệp

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự,… Trong Marketing, tháp nhu cầu Maslow chính là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc xác định khách hàng mục tiêu, nghiên cứu hành vi và đưa ra chiến lược đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Cụ thể:

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow để xác định khách hàng mục tiêu
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow để xác định khách hàng mục tiêu

Việc hiểu nhu cầu của khách hàng là điều vô cùng quan trọng trong việc xác định khách hàng mục tiêu. Theo đó, tháp nhu cầu Maslow có thể ứng dụng hiệu quả trong xác định nhóm động cơ thúc đẩy hành vi mua sắm của từng nhóm khách hàng cụ thể. 

2. Định vị phân khúc khách hàng

Tháp nhu cầu Maslow được dùng để định vị phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp. Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau sẽ có những mục đích và nhu cầu sản phẩm khác nhau. 

Khi đó, doanh nghiệp có thể dựa vào kết quả phân tích đó để đưa ra chiến lược quảng bá, cách tiếp thị khách hàng hiệu quả nhất. 

3. Nghiên cứu hành vi khách hàng

Tháp nhu cầu giúp nghiên cứu hành vi khách hàng hiệu quả 
Tháp nhu cầu giúp nghiên cứu hành vi khách hàng hiệu quả

Sau khi có được phân khúc đối tượng khách hàng mục tiêu, nhiệm vụ tiếp theo là nghiên cứu hành vi của họ. Tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp xác định các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của khách như sở thích, giá cả, địa vị xã hội, tính tiện dụng,… Từ đó giúp bản kế hoạch và chiến lược tiếp cận khách hàng trở nên chi tiết và tiềm năng hơn. 

4. Thúc đẩy tinh thần làm việc cho các nhân viên

Ngoài các ứng dụng trong kinh doanh, quảng bá thì tháp nhu cầu Maslow còn được dùng phổ biến trong công tác nhân sự và quản lý con người. 

Dựa trên lý thuyết về tháp Maslow, người quản lý có thể nắm bắt được mong muốn, động cơ và mục tiêu của mỗi nhân viên. Sau đó tiến hành xây dựng văn hóa đội nhóm, các chiến lược thúc đẩy và động viên tinh thần giúp nhân viên làm việc hiệu quả. 

Trên đây là nội dung tổng hợp của chúng tôi về khái niệm nhu cầu là gì và các thông tin cơ bản liên quan tháp nhu cầu Maslow. Mong rằng đã hữu ích với bạn trong Marketing, giúp nắm bắt tâm lý của của người tiêu dùng để từ đó thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →