Trí tuệ là gì? Tìm hiểu về Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay

“Trí tuệ” là thuật ngữ được sử dụng cực kỳ phổ biến trong cuộc sống. Vậy trí tuệ là gì? Các quan điểm về “trí tuệ” trong từng lĩnh vực như thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ này!

Trí tuệ là gì?

Theo Wikipedia; trí tuệ (hay thông thái, sáng suốt, thông tuệ, sự khôn ngoan) là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung, cái nhìn sâu sắc. Trí tuệ sẽ gắn liền với các thuộc tính như phán đoán không thiên vị, lòng trắc ẩn, hiểu biết về bản thân theo kinh nghiệm, tự siêu việt – không dính mắc và các đức tính như đạo đức, nhân từ. 

Trí tuệ là gì?
Trí tuệ là gì?

Trong từ điển tiếng Anh Oxford, trí tuệ (wisdom) là “năng lực phán đoán đúng đắn trong các vấn đề liên quan đến cuộc sống và hành vi; khả năng phán đoán đúng đắn trong việc lựa chọn phương tiện – mục đích. Đôi khi ít nghiêm ngặt hơn, đúng nghĩa và đặc biệt là trong các vấn đề thực tế. 

Một số quan điểm khác về trí tuệ 

Để hiểu hơn về khái niệm trí tuệ, chúng ta cùng đi tìm hiểu về một số quan điểm dưới đây:

1. Trong thần thoại và triết học

Trong thần thoại và triết học, trí tuệ được thể hiện rõ trong các nhận định. 

  • Người Hy Lạp cổ đại coi trí tuệ là một đức tính quan trọng, được nhân cách hóa thành 2 nữ thần Metis và Athena. Ngoài ra, Apollo cũng được gọi là vị thần của trí tuệ. 
Apollo – Thần của trí tuệ
Apollo – Thần của trí tuệ
  • Đối với người La Mã cổ đại thì trí tuệ được nhân cách hóa với thần Minerva, hay Pallas. 
  • Đối với Socrates và Plato – 2 triết gia người Hy Lạp cổ đại thì triết học thực sự là tình yêu của trí tuệ. 

2. Trong tâm lý học

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, trí tuệ chính là chuyên môn trong việc giải quyết những câu hỏi khó của cuộc sống và thích ứng với mọi yêu cầu phức tạp. Định nghĩa trí tuệ là sự phối hợp của kiến thức và kinh nghiệm; việc sử dụng nó có chủ ý để cải thiện sức khỏe. Theo định nghĩa này thì sự khôn ngoan được xác định rõ hơn với những khía cạnh sau:

Trí tuệ là gì trong Tâm lý học?
Trí tuệ là gì trong Tâm lý học?
  • Giải quyết vấn đề bằng kiến thức của bản thân và hành động vững bền. 
  • Sự chân thành đối với hoàn cảnh dựa trên hiểu biết về các khía cạnh tiêu cực (hoặc hạn chế) và tích cực của nó.
  • Các hành động nhất quán dựa trên giá trị với kiến thức về sự đa dạng trong ý kiến đạo đức.
  • Khoan dung trước sự không chắc chắn và chấp nhận vô điều kiện.
  • Đồng cảm với bản thân để thấu hiểu cảm xúc của chính mình hoặc để định hướng cảm xúc,… Đồng thời nhìn nhận bản thân như 1 phần của tổng thể lớn hơn.

3. Trong các tôn giáo

Trí tuệ trong các tôn giáo được hiểu như sau:

  • Thần học Kitô giáo: “Sự khôn ngoan” – trí tuệ mô tả 1 khía cạnh của Đức Chúa Trời, hoặc khái niệm thần học có liên quan đến sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời.
  • Hồi giáo: Trí tuệ và sự thật được coi là thuộc tính thần thánh. Đây là các khái niệm được coi trọng trong khoa học và triết học Hồi giáo ngay từ khi mới ra đời. 
  • Phật giáo: Phát triển trí tuệ có tầm quan trọng trung tâm trong các truyền thống Phật giáo – nơi mà các mục đích cuối cùng thường được trình bày là “nhìn mọi vật như nó vốn có”, hay “đạt được sự hiểu biết sâu sắc nhất về mọi hiện tượng”. 
Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng Phật giáo
Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong tư tưởng Phật giáo
  • Hindo giáo: Trí tuệ được coi là một trạng thái của tâm trí và linh hồn mà một người đạt được sự giải thoát.
  • Nho giáo: Trí tuệ giống như việc yêu thích học tập (Khổng Tử). 
  • Đạo giáo: Trí tuệ được hiểu là tuân thủ Tam bảo gồm bác ái, giản dị và khiêm tốn. Người biết người khác là người sáng suốt; người biết mình là người thông minh. 

4. Trong giáo dục tận gốc

Trí tuệ chính là trọng tâm trong triết lý “Giáo dục tận gốc”
Trí tuệ chính là trọng tâm trong triết lý “Giáo dục tận gốc”

Trí tuệ là trọng tâm trong triết lý “Giáo dục tận gốc” – triết lý được phát triển bởi tổ chức đào tạo WIT ở Việt Nam. Trí tuệ được định nghĩa là 1 trạng thái nhận thức trong nội tâm; đó chính là khi con người có an vui, bao dung và biết ơn – trân trọng. Người có trí tuệ có sự đơn giản, vui vẻ, tin tưởng và nhẹ nhàng.

Xem thêm:: BMI nghĩa là gì?

Vai trò của trí tuệ

Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể có thể thấy vai trò của trí tuệ là khá quan trọng trong đời sống con người. Cụ thể:

Trí tuệ giúp con người đưa ra quyết định đúng đắn và hành động. Và những quyết định này đều xuất phát từ suy nghĩ, tư duy của con người. Do đó, để có được những điều này thì con người phải trải qua quá trình học hỏi và tích lũy. Khi mọi người đưa ra quyết định đúng đắn thì có khả năng nhanh chóng tìm thấy giá trị đích thực bản thân thực sự cần. Nói cách khác, giá trị mà chúng ta theo đuổi được hình thành từ những quyết định mà bản thân ta đưa ra. 

Vai trò của trí tuệ 
Vai trò của trí tuệ

Một quyết định đúng đắn khi được đưa ra có thể giúp con đường phát triển của một người tiến xa hơn và đạt được mục tiêu mà họ mong muốn. Từ quyết định đúng đến hành động đúng, con người sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và nhận được kết quả xứng đáng với công sức bản thân bỏ ra. Hơn thế, người có trí tuệ sẽ không chỉ dừng lại ở mức xác định trong thực tế mà hoàn toàn có thể phát triển và hoàn thiện bản thân mình đến mức xuất sắc. 

Hiện nay, chưa có một mốc định lượng chính xác nào về trí tuệ nên thực tế không ai có thể xác định được người này có trí tuệ vượt trội hơn người kia. Cái chính là bản thân mỗi chúng ta khi tiếp thu kiến ​​thức để hình thành trí tuệ tốt hơn trước. Đây cũng chính là một vai trò to lớn của trí tuệ.

Sở hữu trí tuệ là gì? Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 

Ngày nay, việc “sở hữu trí tuệ” là vô cùng cần thiết trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội từ nông nghiệp, công nghiệp đến văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường,… 

1. Sở hữu trí tuệ là gì?

Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) được định nghĩa tại điều 2 của Công ước WIPO về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là các quyền liên quan tới:

  • Những tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm khoa học.
  • Buổi biểu diễn của các nghệ sĩ, bản ghi âm (thu âm) và chương trình phát thanh, truyền hình.
  • Sáng chế thuộc về mọi lĩnh vực với sự nỗ lực sáng tạo của con người, xem thêm bằng sáng chế.
Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ là gì?
  • Kiểu dáng công nghiệp (hình dáng bên ngoài sản phẩm). 
  • Nhãn hiệu (nhãn hàng) hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn thương mại, thương hiệu, biểu trưng.
  • Quyền (quyền tác giả) bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học, nghệ thuật.

2. Tìm hiểu Luật sở hữu trí tuệ tại Việt Nam 

Để hiểu hơn về các quy định trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, mời bạn theo dõi nội dung bên dưới! 

2.1 Đối tượng sở hữu trí tuệ 

Đối tượng sở hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022:

Đối tượng sở hữu trí tuệ trong Luật 
Đối tượng sở hữu trí tuệ trong Luật
  • Đối tượng quyền tác giả gồm những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả gồm buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và các tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp gồm những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu (nhãn hàng), tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng chính là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

2.2 Quyền sở hữu trí tuệ 

Quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2022:

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do chính bản thân mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (hay quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hay chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ
  • Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp với bán dẫn, nhãn hiệu (nhãn hàng), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do chính mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền (quyền tác giả) chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Quyền với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do chính bản thân mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. 

2.3 Phí đăng ký sở hữu trí tuệ 

Tổ chức, cá nhân phải nộp phí đăng ký sở hữu trí tuệ: 

STT Loại hình tác phẩm Mức thu (đồng/Giấy chứng nhận)
I Đăng ký quyền tác giả
1
  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và những tác phẩm khác được thể hiện ở dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (loại hình tác phẩm viết).
  • Bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác.
  • Tác phẩm báo chí.
  • Tác phẩm âm nhạc.
  • Tác phẩm nhiếp ảnh.
100.000
2
  • Tác phẩm kiến trúc.
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.
300.000
3
  • Tác phẩm tạo hình.
  • Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
400.000
4
  • Tác phẩm điện ảnh.
  • Tác phẩm sân khấu được định hình ở trên băng, đĩa.
500.000
5
  • Các chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính.
600.000
II Đăng ký quyền liên quan đến tác giả
1
  • Bản ghi âm.
200.000
2
  • Bản ghi hình.
300.000
3
  • Chương trình phát sóng.
500.000

2.4 Trách nghiệm của Nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ 

Trách nghiệm của Nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ được quy định như sau:

(1) Chính phủ sẽ thống nhất quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.

(2) Bộ Khoa học & Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá & Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan. 

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022

(3) Bộ, các cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình cần có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.

(4) Uỷ ban nhân dân tất cả các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

(5) Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Văn hóa & Thông tin, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

3. Vì sao cần phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Đăng ký sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm trí tuệ. Ngoài ra, việc đăng ký sở hữu trí còn bởi các lý do sau đây:

3.1 Khuyến khích sự sáng tạo

Khuyến khích sự sáng tạo
Khuyến khích sự sáng tạo

Với chủ thể nắm giữ quyền sở hữu thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Từ đó thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu; đồng thời cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.

3.2 Thúc đẩy kinh doanh

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các tổ chức kinh doanh và cá nhân sẽ không phải đối mặt với các thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của những đối thủ cạnh tranh.

3.3 Bảo vệ quyền lợi cho nhóm người tiêu dùng

Bảo vệ tối đa quyền lợi cho nhóm người tiêu dùng
Bảo vệ tối đa quyền lợi cho nhóm người tiêu dùng

Nếu như không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan sản phẩm giả và kém chất lượng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng về cả độ uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất và kinh doanh mặt hàng chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

3.4 Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, và đó chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi, luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chống mọi hành vi sử dụng sản phẩm có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ; cùng các hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.

Ngoài ra, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn; được sử dụng các hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.

3.5 Tạo dựng mức độ uy tín cho doanh nghiệp

Tạo dựng uy tín và nâng cao niềm tin với khách hàng 
Tạo dựng uy tín và nâng cao niềm tin với khách hàng

Cá nhân, tổ chức doanh nghiệp cần phải trải qua thời gian dài để có thể tạo ra 1 sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Đồng thời cần đầu tư trong nhiều năm, mất nhiều phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai. Vì vậy; nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ thì tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu” để được nhiều người biết đến và tin dùng.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi trí tuệ là gì, mong rằng đã giúp ích cho bạn. Để cập nhật các kiến thức hay khác, bạn đọc hãy truy cập website chamsocxehoi.org thường xuyên nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →