[GIẢI ĐÁP]: Nhân vô thập toàn là gì?

Nhân vô thập toàn là gì? Đây là một câu tục ngữ quen thuộc với người Việt ta, ý chỉ phàm đã là con người thì không ai hoàn hảo cả; tức là ai cũng có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, về ý nghĩa nội hàm của thật sự của “nhân vô thập toàn” lại cực kỳ thâm sâu có thể khiến con người đề cao cảnh giới của bản thân. Nội dung dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi làm rõ vấn đề này nhé! 

Nhân vô thập toàn là gì?

“Nhân vô thập toàn” là tục ngữ Hán Việt, tiếng Trung được viết là “人 無 完 人” (Rén wú wán rén). Khi dịch sang từ thuần Việt sẽ tương ứng với nghĩa sau như sau:

Nhân vô thập toàn là gì?
Nhân vô thập toàn là gì?
  • Nhân: Nghĩa là con người. 
  • Vô: Nghĩa là không có.
  • Thập: Nghĩa là mười, là sự hoàn hảo; giống như khi cho điểm sẽ đạt điểm tuyệt đối là 10/10.
  • Toàn: Ý chỉ sự hoàn toàn, hoàn hảo và trọn vẹn.

Khi đó, khái niệm “nhân vô thập toàn” được hiểu trong sách Tục ngữ Việt Nam lược giải, quyển III của tác giả Lê Văn Hoè (xuất bản năm 1952) như sau: “Nhân vô thập toàn” ý chỉ con người ta không ai hoàn hảo cả mười phần, không ai là hoàn toàn không có khiếm khuyết cả; ai cũng có nết tốt nết xấu và ai cũng có ưu nhược điểm. 

Tìm hiểu ý nghĩa thật sự của “nhân vô thập toàn”

Sau khi hiểu nhân vô thập toàn là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu ý nghĩa thật sự của câu tục ngữ này. Cụ thể:

Xét về nghĩa tường minh

Có thể thấy “nhân vô thập toàn” ý chỉ rằng dù con người thông minh tài trí đến cỡ nào thì cũng chưa thể hoàn hảo được; nên vẫn cần phải sửa chữa những lỗi lầm, những khuyết điểm của bản thân và vẫn cần phải nghe những lời phê bình hay răn bảo của người khác. 

Tuy nhiên, nhiều người lại dựa vào đó để tự tha thứ cho lỗi lầm, cho những khuyết điểm mình mắc phải khiến cho ý nghĩa câu tục ngữ này lại hoàn toàn trái ngược. Cổ nhân xưa nêu lên câu này là nhằm mục đích sửa chữa cho người ta đến chỗ hoàn hảo; chứ không phải để cho người ta ngày một xấu thêm, mỗi ngày tăng thêm khuyết điểm. 

Do đó, cùng một câu nói nếu như mang tư tưởng cố chấp, không muốn thay đổi thì sẽ dễ dàng hiểu sai ý nghĩa. Từ đó thì có cái cớ để “bám víu” mà nuôi dưỡng những khiếm khuyết của bản thân, nên như thế đối với người ấy chỉ có hại mà không có điểm lợi nào.

Ý nghĩa ẩn sâu trong “nhân vô thập toàn”
Ý nghĩa ẩn sâu trong “nhân vô thập toàn”

Xét về ý nghĩa nội hàm 

“Nhân vô thập toàn” còn có một nội hàm tốt đẹp khác đó là chính sống trên đời, để làm vừa lòng được tất cả mọi người là một việc dường như không thể. Thế gian này có lý tương sinh tương khắc, thế nên nếu có người yêu mến thì cũng sẽ có người chán ghét; có người khen ngợi thì ắt có người chê bai. 

Bởi vậy, thay vì cứ “chằm chằm” nhìn ra bên ngoài để xem khen chê thì ta hãy tự mình nhìn vào nội tâm, tu dưỡng bản thân cho thật tốt. Hãy rèn giũa tài năng và đức hạnh thì sẽ sớm đạt được niềm hạnh phúc tự tại.

Câu chuyện nổi tiếng về “nhân vô thập toàn” 

Nói về hàm nghĩa của “nhân vô thập toàn”, có một câu chuyện về vị tướng tài ba Hứa Kính Tôn vào thời vua Đường Thái Tông như sau:

Học cách người xưa đối diện với thị phi cực hiệu quả! 
Học cách người xưa đối diện với thị phi cực hiệu quả!

Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông đã hỏi Hứa Kính Tôn: “Trẫm thấy khanh không phải là phường sơ bạc, tại sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

Hứa Kính Tôn cung kính đáp lại: 

“Tâu bệ hạ! Mùa xuân có mưa tầm tã như dầu, nông dân vui mừng vì mùa màng tươi tốt; nhưng có những kẻ bộ hành lại vì đường đi trơn trượt mà khó chịu.

Mặt trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh; nhưng bọn đạo chích (ăn trộm) lại vì ánh trăng quá sáng mà căm ghét.

Thiên địa (trời đất) vốn vô tư không thiên vị, nhưng chuyện nắng mưa vẫn bị thế nhân trách hận ghét thương. Còn hạ thần vốn không phải người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi điều tiếng chê bai chỉ trích!”. 

“Vậy nên hạ thần nghĩ, với lời thị phi thì nên bình tâm để suy xét. Thiên tử tin vào lời thị phi thì quan thần bị hại, cha mẹ tin lời thị phi khiến con cái bị ruồng bỏ, vợ chồng tin lời thị phi ắt gia đình sớm ly tán. Điều tiếng thế gian độc hơn nọc độc rắn rết, bén hơn lưỡi giáo gươm đao, giết người mà chẳng thấy máu”. 

Vua Đường Thái Tông nghe xong thì tấm tắc khen: “Ngươi nói rất phải, ta sẽ nhớ kỹ!

Xem thêm: Ỷ lại nghĩa là gì?

Bài học đúc rút từ “nhân vô thập toàn” cho thời nay

Ứng dụng câu chuyện trên, chúng ta có thể lấy ví dụ về 2 trường hợp thực tế phổ biến thời hiện đại sau:

Trường hợp 1

Trong gia đình gia giáo có bố mẹ làm việc nhà nước và sở hữu địa vị khá cao trong xã hội. Con cái được sinh ra sẽ nuôi dạy theo khuôn mẫu, bắt buộc học thật giỏi và phải đậu trường này trường nọ, rồi ra trường làm theo ngành kia với mức lương cao ngất ngưởng,… 

Thế nhưng thực tế con cái họ lại không hề thích điều đó chút nào, họ mong muốn được sống theo cách của riêng mình, được chọn ngành học trái ngược với cha mẹ. Tuy nhiên vẫn phải chấp nhận làm theo ý bố mẹ vì sợ những lời gièm pha của hàng xóm, họ hàng và xã hội. Càng về sau họ càng áp lực, lúc nào cũng lo sợ bị chỉ trích.

Trường hợp 2

Trong gia đình khác có bố mẹ chỉ là người bình thường; không có địa vị trong xã hội. Họ chỉ mong muốn con cái mình chăm chỉ học hành để có tương lai sáng lạng. Bố mẹ không thúc ép hay bắt buộc con cái làm gì, mà để tự con mình định hướng và chỉ đứng sau lưng giúp đỡ, động viên. 

Khi đó, những người con được học những gì mình muốn, làm những điều mình thích; lúc nào cũng thoải mái và hạnh phúc. Dù cho họ không giỏi, công việc không quá cao siêu, lương không quá cao nhưng lúc nào cũng được bố mẹ ủng hộ, động viên. Mặc cho những soi mói từ nhiều phía, bố mẹ luôn đứng ra bảo vệ để con cái có thể thực hiện được ước mơ của riêng mình. 

Bình tâm trước mọi lời gièm pha, lời thị phi trong thiên hạ!
Bình tâm trước mọi lời gièm pha, lời thị phi trong thiên hạ!

⇒ Do đó, hãy nhớ rằng miệng là của người khác, còn thị phi là chuyện trong thiên hạ. Sống ngay thẳng thì không có gì phải hổ thẹn, càng không phải bận lòng vì những điều tiếng chê bai.

Chúng ta chẳng thể nào thay đổi suy nghĩ của tất cả mọi người; nhưng có thể thay đổi vận mệnh của chính mình. Đối với lời nói của người khác thì đừng nên quá đặt nặng, đừng để cho chuyện thị phi quyết định cuộc sống của mình có hạnh phúc hay không. Việc quan trọng nhất và cần làm hơn cả chính là thường xuyên nhìn lại bản thân; thay đổi chính mình và trau dồi rèn giũa bản thân ngày một tốt hơn!

Hy vọng thông tin trên bài viết đã giúp bạn hiểu được nhân vô thập toàn là gì. Từ đó có cái nhìn tốt nhất về ý nghĩa nội hàm câu tục ngữ này và đúc rút bài học cuộc sống cho chính mình khi đối phó với thị phi, điều tiếng.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →