Ỷ lại là gì?

Ỷ lại là gì? Tỷ phú Bill Gates đã từng nói: “Thói quen ỷ lại chính là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn thì bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”. Vậy nhận định này về thói ỷ lại có đúng hay không? Nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi làm rõ về vấn đề này nhé! 

Ỷ lại là gì?

Ỷ lại là gì?
Ỷ lại là gì?

“Ỷ lại” trong tiếng Anh là “Procrastination”, là tâm lý làm bất cứ việc gì cũng dựa vào người khác, thiếu đi khả năng giải quyết công việc và thiếu tính tự lập. Người có tính ỷ lại thường không kiên trì, không quyết đoán, thiếu tự giác, không có chủ kiến,… luôn có xu hướng trì hoãn tất cả công việc, thay đổi các dự định của bản thân, lùi lại việc cần phải thực hiện và có thể lãng quên đi nó.

Có nhiều trường hợp, sự ỷ lại thể hiện ở tính thiếu tự tin vào bản thân. Tức là họ luôn cảm thấy e dè trong mọi việc, cho rằng bản thân mình không bằng người khác, sợ làm sai và sợ bị trách phạt. Hoặc có thể do một sự kiện tình huống xấu hổ quá mức nào đó đã từng xảy ra trong quá khứ khiến cho họ luôn bị tự ti về bản thân, và lâu dần hình thành tính ỷ lại. 

Hậu quả khôn lường từ tâm lý ỷ lại của giới trẻ

Tâm lý ỷ lại hiện nay chính là một trong các rào cản lớn đối với sự phát triển cá nhân và toàn xã hội. Đây thực sự là “căn bệnh” nguy hiểm đang đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cụ thể:

  • Bởi xu hướng muốn trì hoãn mọi thứ, muốn phó thác trách nhiệm cho người khác nên người có tính ỷ lại khiến cho tiến độ công việc không được đảm bảo, thời gian hoàn thành từ đó mà kéo dài nên làm năng suất làm việc, học tập và sinh hoạt đời sống bị giảm đi đáng kể. 
Ỷ lại khiến năng suất làm việc, học tập và sinh hoạt đời sông giảm đi
Ỷ lại khiến năng suất làm việc, học tập và sinh hoạt đời sông giảm đi
  • Người sống ỷ lại quen dựa dẫm, lười lao động, thiếu năng lực đưa ra quyết định nên không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo,… nên rất dễ gặp thất bại trong mọi việc.
  • Vì luôn muốn trì hoãn mọi việc, luôn đợi đến phút chót mới bắt đầu thực hiện khiến cho áp lực thời gian càng gia tăng. Từ đó gây nên sự căng thẳng, mệt mỏi về cả thể chất lẫn tinh thần; con người dễ rơi vào trạng thái stress. 
Người sống ỷ lại trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội
Người sống ỷ lại trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội
  • Tâm lý ỷ lại xuất hiện ở giới trẻ – Những người chủ tương lai nắm giữ vận mệnh đất nước sẽ trở thành một hiểm họa vô cùng to lớn. Con người trở nên lười biếng, mất động lực khiến xã hội sẽ ngày bị thụt lùi và đồng thời trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội.

Xem thêm:: Lòng vị tha là gì?

5 lý do hình thành tâm lý ỷ lại của cá nhân 

Theo các chuyên gia, tâm lý ỷ lại thường hình thành ngay từ nhỏ; từ các thói quen khi vừa mới hình thành cùng với sự giáo dục, chăm sóc của gia đình và ảnh hưởng từ môi trường sống. Vậy nên để có thể khắc phục thói quen xấu này thì điều đầu tiên chúng ta cần phải xác định rõ nguyên nhân gây tâm lý ỷ lại của nhiều bạn trẻ hiện nay.

1. Sự bảo bọc và nuông chiều quá mức của gia đình

Tại nước ta, thói quen ỷ lại của nhiều bạn trẻ được hình thành từ cách giáo dục và nuông chiều quá mức từ gia đình ngay khi còn nhỏ. Điều này khó có thể chối cãi, bởi các bậc phụ huynh Việt Nam luôn dành sự quan tâm, nâng niu thái quá đối với con cái.

Tính ỷ lại hình thành khi được gia đình bao bọc, nuông chiều quá mức
Tính ỷ lại hình thành khi được gia đình bao bọc, nuông chiều quá mức

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh bố mẹ chuẩn bị sách vở cho con dù con đã học cấp 2, hay chăm lo cho từng bữa ăn giấc ngủ cho con dù đã là học sinh cấp 3. Thậm chí nhiều bạn trẻ dù đã bước vào giảng đường đại học nhưng vẫn được bố mẹ đưa đón đi học hàng ngày.

Nhiều bậc phụ huynh luôn có xu hướng thay con làm tất cả mọi việc hoặc thậm chí can thiệp quá nhiều đến các quyết định hàng ngày. Điều này khiến cho con cái dần hình thành nên tâm lý ỷ lại và phụ thuộc, thiếu đi tính chủ động và tự lập.  Nếu cứ mãi duy trì cách giáo dục này trong thời gian dài, trẻ lớn lên sẽ hình thành tâm lý ỷ lại vào người khác, luôn muốn nhận được sự giúp đỡ từ gia đình và mọi người xung quanh và không thể học tập, làm việc một mình.

2. Do cuộc sống quá đầy đủ, ấm no

Ngoài cách giáo dục và sự bảo bọc từ gia đình, những người có cuộc sống đầy đủ và luôn được đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cũng sẽ dần hình thành lên thói quen ỷ lại vào người khác. Cuộc sống khi luôn thuận lợi khiến con người ta hoàn toàn không có sự nỗ lực. Theo đó, thay vì cố gắng học tập và làm việc để cải thiện cuộc sống thì cá nhân lại có xu hướng ỷ lại, cho rằng cuộc sống của bản thân chẳng thiếu thốn điều gì cả.

Cuộc sống đầy đủ, ấm no không phải lo nghĩ bất cứ điều gì 
Cuộc sống đầy đủ, ấm no không phải lo nghĩ bất cứ điều gì

Ngoài ra, nhiều người trưởng thành vẫn chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của bố mẹ. Vì thương con nên không ít bố mẹ sử dụng những mối quan hệ nhằm giúp con có công việc ổn định, cung cấp tiền khi con cái có nhu cầu. Việc đáp ứng kiểu vô tội vạ khiến con cái dù đã trưởng thành vẫn không thể tự lập.

Tuy nhiên, một người sống trong gia đình điều kiện tốt, tài chính ổn định sẽ có được rất nhiều cơ hội phát triển nếu như bố mẹ có cách giáo dục đúng đắn.

3. Do sự lười biếng

Tâm lý ỷ lại của con người phần lớn đều xuất phát từ sự lười biếng. Giới trẻ ngày nay luôn đợi “nước đến chân mới nhảy”, tự thôi miên suy nghĩ bản thân bằng các câu nói như “thôi để mai làm cũng được”, “vẫn chưa đến deadline”, “việc đơn giản mà, làm một tí là xong ngay”,… 

Tính ỷ lại được hình thành do sự lười biếng 
Tính ỷ lại được hình thành do sự lười biếng

Sự lười biếng khiến nhiều người không có động lực làm việc, luôn có xu hướng muốn tạm gác lại các công việc đang còn dang dở hoặc thậm chí là chưa từng được bắt đầu thực hiện.

Lười biếng chính là “vũ khí” giết chết động lực làm việc của con người, tạo ra xu hướng muốn nằm lì một chỗ, phó thác mọi công việc và trách nhiệm lên người khác. Họ luôn lựa chọn cho mình cách sống an nhàn, muốn mọi người làm thay tất cả các công việc của mình nhưng lại vẫn muốn có được những thành tựu to lớn, vĩ đại. 

4. Do thiếu động lực, mục tiêu

Người trẻ thiếu động lực và mục tiêu trong cuộc sống
Người trẻ thiếu động lực và mục tiêu trong cuộc sống

Tâm lý ỷ, phó mặc cuộc sống cho những người xung quanh cũng sẽ thường thấy ở người không có động lực và mục tiêu rõ ràng. Khi không biết rõ ước mơ, sở thích và hoạch định cụ thể cho tương lai, họ sẽ thường thờ ơ với mọi thứ xung quanh và sống với tâm lý “sao cũng được”.

Khi không có định hướng cụ thể cho bản thân của mình, giới trẻ sẽ trở nên mơ hồ về cuộc sống và về chính bản thân mình. Từ đó khiến cho họ không còn nhiều sự quan tâm, không có động lực để cố gắng cống hiến giúp theo đuổi ước mơ. Vậy nên họ thường có xu hướng buông xuôi mọi thứ, làm theo các chỉ dẫn của mọi người hoặc thậm chí để mặc cho người khác quyết định tương lai của chính mình.

5. Do ảnh hưởng từ tính cách nhút nhát, sợ sệt, thiếu tự tin 

Nguyên nhân cuối cùng hình thành tính ỷ lại mà nhiều người không ngờ đến là tính cách nhút nhát, sợ sệt và thiếu tự tin. 

Vì thực tế, sự ỷ lại của nhiều người không xuất phát từ ý muốn của họ nhưng lại vì quá lo sợ về khả năng của bản thân. Họ cho rằng bản thân bất tài và vô dụng; không đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, thay vì đảm đương nhiệm vụ thì họ có xu hướng trốn tránh; cố tình thoái thác cho người khác và lựa chọn một nhiệm vụ khác đơn giản hơn.

Thói ỷ lại do ảnh hưởng của tính cách nhút nhát, sợ sệt và tự ti
Thói ỷ lại do ảnh hưởng của tính cách nhút nhát, sợ sệt và tự ti

Bên cạnh đó, nhiều người luôn tồn tại tâm lý lo sợ về việc bị người khác sẽ cười chê, hạ thấp bản thân,… khiến họ không dám đưa ra ý kiến hay bất kỳ quyết định nào trong đời sống. Họ lựa chọn cách im lặng, nghe theo sự chỉ đạo và lựa chọn của mọi người xung quanh.

Cách khắc phục tâm lý ỷ lại của người trẻ hiện nay

Gia đình chính là yếu tố quan trọng, nắm vai trò cốt lõi đối với sự hình thành tâm lý ỷ lại của mỗi cá nhân từ khi còn bé. Vì vậy, việc khắc phục cũng phải bắt nguồn từ đây để có thể xây dựng lại lối sống tích cực cho thế hệ tương lai. Một vài lời khuyên hữu ích từ chuyên gia như sau:

1. Thay đổi môi trường sống

Sự nuông chiều, bao bọc của gia đình là gốc rễ của vấn đề hình thành tâm lý ỷ lại của cá nhân. Thế nên muốn thay đổi được thói lệ thuộc của lớp trẻ hiện nay thì trước hết ta phải thay đổi môi trường sống xung quanh họ. Theo đó, bằng cách tạo cho con mình điều kiện để tự quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình, bố mẹ có thể rèn luyện tính tự lập tinh thần trách nhiệm cho con cái.

Bố mẹ cần rèn luyện tính tự lập cho con cái từ khi còn bé
Bố mẹ cần rèn luyện tính tự lập cho con cái từ khi còn bé

Phụ huynh không thể vì sợ con gặp khó khăn mà cản bước phát triển hoàn thiện mình của con cái. Bố mẹ nên biết cách thể hiện sự yêu thương, quan tâm con cái ở mức độ phù hợp, tránh tình trạng bao bọc quá. Thay vì đáp ứng “bừa bãi” mọi yêu cầu của con cái thì bố mẹ hãy cân nhắc và chỉ đáp ứng điều phù hợp, cần thiết nhất.

Bên cạnh đó, giáo viên nên khuyến khích sự sáng tạo tự khám phá giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức của riêng mình bằng sức lực của chính mình. Thầy cô giáo không nên áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên học sinh, phải tôn trọng ý tưởng của học trò. Chỉ có như thế thì việc giảng dạy mới có hiệu quả. Đồng thời, gia đình và nhà trường phải phối hợp với nhau để giúp giới trẻ rèn luyện kĩ năng sống, tăng sự tự tin và khả năng tự vươn lên trong đời sống.

2. Cất “nỗi buồn”, sự sợ sệt của bản thân 

Lo buồn, sợ sệt thực tế cũng chỉ là một nỗi sợ hãi mù quáng; nó đè nặng trên người sẽ sinh ra tâm lý ỷ lại. 

Nhiều người khi làm việc thường bị một nỗi lo sợ mơ hồ ám ảnh, dẫn đến dù kiến thức kỹ năng có đầy đủ và vững vàng nhưng rất khó lòng triển khai vấn đề; khó phát huy trình độ và năng lực bản thân. Hoặc trong kỳ thi ở trường, người có mang tâm lý lo sợ cũng vì thế mà không thể trả lời được. Chính vì vậy mà chỉ khi chúng ta cất đi nỗi buồn, sự sợ sệt thì năng lực độc lập mới được nâng cao. 

3. Uốn nắn những thói quen không tốt, nâng cao năng lực bản thân

Tự ti là một trong các nguyên nhân sinh ra tính ỷ lại của thế hệ thanh thiếu niên ngày nay. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, không ai là hoàn hảo và mỗi người đều có ưu nhược điểm riêng. Bạn có sở trường này nhưng lại đoản về mặt khác, người khác thì có thể ngược lại với bạn. Vậy nên mỗi chúng ta đều phải có sự tự tin, còn tự ti là hoàn toàn không có căn cứ.

Nuôi dưỡng những thói quen tốt, tự tin vào bản thân mình 
Nuôi dưỡng những thói quen tốt, tự tin vào bản thân mình

Muốn trở thành một người độc lập tự chủ, thì từ nhỏ đã phải nuôi dưỡng những thói quen tốt; làm việc từ nhỏ và học tập cái hay của người khác. Song song với đó, gặp việc thì phải có chủ kiến của mình; tự mình xử lý công việc của mình, không quá ỷ lại vào bố mẹ và những người khác.

4. Tìm kiếm nguồn động lực

Bên cạnh sự hỗ trợ của gia đình, xã hội thì bản thân các cá nhân cũng cần phải có ý thức cao hơn trong việc loại bỏ tâm lý ỷ lại của bản thân vào người khác. Bạn cần biết rằng, chẳng ai có thể thay thế bạn để hoàn thành ước mơ và cuộc sống của chính bạn; nên hãy cố gắng, nỗ lực và chủ động trong tất cả mọi việc từ cá nhân đến tập thể để đạt được thành công nhất định.

Để ngừng thói ỷ lại, dựa dẫm bạn cũng cần phải tìm kiếm động lực và xác định rõ mục tiêu, kế hoạch của bản thân. Khi có một kế hoạch chi tiết, rõ ràng bạn sẽ biết bản thân nên bắt đầu từ đâu, nên thực hiện việc gì và vào thời gian nào; tránh tình trạng trì trệ chúng. 

Chỉ khi có đủ động lực hoàn thành một điều gì đó, bạn mới có thể tập trung hơn vào nó và tập trung hết khả năng của mình để đạt được những điều mà bản thân muốn. Thay vì cứ mãi chờ đợi sự hỗ trợ của người khác, tốt hơn hết là tìm kiếm giải pháp cho chính mình. 

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý 

Cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý 
Cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý

Nếu bạn cứ mãi loay hoay với sự ỷ lại của mình và thực sự không biết làm cách nào để khắc phục nó thì có thể cân nhắc đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. 

Các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ nhất về vấn đề hiện tại của bản thân. Từ đó sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp để điều chỉnh và thay đổi về nhận thức, suy nghĩ, hành vi giúp loại bỏ tâm lý tiêu cực, sai lệch.

Bài viết này là tổng hợp thông tin của chúng tôi giúp giải đáp ỷ lại là gì. Hy vọng các kiến thức trên đã giúp bạn hiểu và có cách khắc phục, sớm loại bỏ thói quen ỷ lại để có thể cân bằng lại cuộc sống. Từ đó có đủ động lực và sự tự tin đạt được những thành tựu to lớn trong tương lai bạn nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →