Logistics là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về logistics

Những năm gần đây, Logistics đang dần trở thành một ngành nghề hot thu hút rất nhiều các bạn trẻ.  Qua bài viết này, CHAMSOCXEHOIHN muốn tổng hợp kiến thức liên quan đến Logistics là gì, ngành Logistics là gì… Đồng thời chia sẻ kiến thức, cơ hội và thách thức trong ngành nghề này mà các bạn trẻ rất cần quan tâm. 

Những khái niệm liên quan đến Logistics

Logistics là gì?

Logistics là một thuật ngữ chuyên ngành có gốc  từ Hy Lạp. Logistics là một phần trong chuỗi cung ứng tổng thể gồm nhiều công việc liên quan đến hàng hóa. Bao gồm từ  quy trình đóng gói, vận chuyển, đến lưu kho, bảo quản cho đến khi hàng giao đến được cho người tiêu thụ cuối cùng.

logistics là gì
logistics là gì

Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa bùng nổ mạnh mẽ. Một doanh nghiệp phát triển luôn thực sự cần quan tâm mạnh mẽ đến chất lượng Logistics để tìm ra phương hướng, con đường phù hợp. 

Một chiến lược Logistics phù hợp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và cả chi phí. Ngoài ra, Logistics đúng hướng  cũng giúp doanh nghiệp có điều kiện để phát huy được lợi thế cạnh tranh trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. 

Logistics là ngành gì?

Tại Việt Nam, Logistics đang là một trong những ngành nghề cực kỳ phát triển. Và cũng chính là một ngành dịch vụ hậu cần. Logistics bao gồm quá trình chuẩn bị hàng hóa. Cụ thể qua các khâu như đóng gói, ký kẻ mã hiệu, bảo quản hàng, vận chuyển và làm thủ tục để hàng hóa được thông quan xuất nhập khẩu. 

logistics nghĩa là gì
Ngành logistics là gì

Giống như “người trung gian” Logistics đảm nhiệm vai trò cực kỳ quan trọng, là khâu trung gian để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tận tay người tiêu dùng.

Sales Logistics là gì?

Sales Logistics hay còn được gọi là khâu hậu cần trong bán hàng. Bao gồm các quy trình hoàn thiện từ quá trình mua bán sản phẩm hàng hoá. Những công ty hậu cần đó sẽ sử dụng cơ chế nội bộ làm việc cùng các nhà cung cấp từ đó đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu mỗi khách hàng. 

inbound logistics là gì
Hiểu đúng về sale logistics là gì?

Hiểu một cách ngắn gọn, các công ty Logistics đảm bảo các loại sản phẩm hàng hóa được chuyển từ phía bên nhà cung cấp đến khách hàng an toàn và đúng thời gian. 

Điều đáng chú ý hơn cả trong các nhiệm vụ công ty Logistics là việc phụ trách vận chuyển sản phẩm hàng hóa dưới sự giám sát các nhân viên quản lý hậu cần, điều phối viên, tài xế xe và người quản lý kho. Trên thực tế, nhiệm vụ công việc Logistics sẽ thay đổi và phụ thuộc theo từng loại hàng hóa cũng như lĩnh vực kinh doanh. 

Dịch vụ Logistics là gì?

Theo định nghĩa, căn cứ trong Điều 233 của Luật Thương Mại 2005, dịch vụ logistic như sau: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại. Theo đó các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc. Bao gồm các công việc từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn cho khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận khách hàng để hưởng thù lao. Theo tiếng việt, dịch vụ Logistics được phiên âm là dịch vụ lô-gi-stíc.

sale logistics là gì
Dịch vụ Logistics chính là một hoạt động thương mại

Dịch vụ Logistics là gì? Một cách dễ hiểu hơn, Logistics chính là một hoạt động thương mại. Trong đó gồm một hoặc nhiều công việc trong chuỗi các khâu từ nhận hàng, vận chuyển hàng, lưu kho, làm thủ tục hải quan, thông quan, các giấy tờ khác, tư vấn cho  khách hàng, đóng gói bao bì sản phẩm, ký ghi mã hiệu và giao hàng. Hoặc các dịch vụ hàng hóa khác liên quan tới hàng hóa theo như thỏa thuận. 

Inbound Logistics là gì? 

Inbound Logistics hay còn được gọi là Logistics đầu vào. Nó bao gồm các hoạt động từ tiếp nhận, lưu trữ nguyên liệu hàng hóa đầu vào từ phía nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Những yếu tố đầu vào đó phải đảm bảo được cung ứng có giá trị hợp lý nhất, thời gian và chi phí phục vụ quá trình sản xuất hàng hóa. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất. Đồng thời hiệu quả và ít rủi ro nhất có thể. 

Thực trạng ngành Logistics tại Việt Nam

Những thông tin sau đây, Chăm Sóc Xe Hơi sẽ tổng hợp về thực trạng ngành Logistics tại nước ta. Đây sẽ là thông tin rất hữu ích cho những bạn đang có định hướng theo đuổi nghề nghiệp này. 

logistics là gì từ điển
Cơ hội và thách thức ngành Logistics tại Việt Nam

Điểm mạnh của ngành Logistics tại Việt Nam

Một báo cáo của Ngân hàng thế giới về Logistics cho biết Việt Nam đã tăng thứ bậc ở vị trí thứ 39 trên 160 quốc gia. Và giữ vị trí thứ 3 các nước Asean. Một thành tích rất có triển vọng dự báo ngành Logistics nước ta đang có bước phát triển mạnh. 

Luật hải quan đã có nhiều chính sách, cải cách các thủ tục hành chính. Đồng thời áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quá trình xuất nhập khẩu. Nhờ đó đảm bảo việc thông quan hàng hóa nhanh chóng. Rút ngắn đáng kể thời gian hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp. Sự thay đổi mang tính đột phá đó đã đem lại cho ngành Hải quan mức doanh thu lên tới 300.000 tỷ VNĐ. 

Song song với công nghiệp tự động hóa, thương mại điện tử là ngành nghề cùng thúc đẩy sự phát triển ngành Logistics những năm gần đây. Nguồn dữ liệu từ Armstrong and Associates đã thống kê năm 2020, ngành thương mại điện tử chiếm đến 7,5% tổng doanh thu Logistic của thế giới. 

Nước ta có lợi thế rất lớn trong việc sở hữu nhiều cảng biển khi đầu tư xây dựng với quy mô lớn. Đáp ứng khả năng nhận tàu trọng lượng lên đến 100.000 tấn. Đồng thời, Việt Nam có đến 70 đường bay quốc tế, rất thích hợp phát triển các hoạt động Logistics. 

Hạn chế ngành Logistics tại Việt Nam

Dù vậy, thực trạng ngành Logistics Việt Nam vẫn tồn tại những bất cập như sau:

  • Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam được đầu tư chưa đồng bộ. Phần lớn tập trung đường bộ nhiều hơn so với các phương thức vận tải khác. 
  • Chất lượng của nguồn nhân lực trong ngành còn nhiều hạn chế. Việc kết nối mạng lưới trong toàn cầu chưa tốt. 
  • Các vị trí chiến lượng thiếu khu kho vận. Chưa đồng bộ được hệ thống sân bay, cảng và các cơ sở sản xuất. 
  • So với các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư nước ngoài, khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vẫn còn rất thấp. 

Học ngành Logistic ra làm gì? Cơ hội việc làm ngành Logistic 

Hiện nay, Logistic  là một trong những ngành nghề hot thu hút rất nhiều bạn trẻ. Dưới đây là một số công việc các bạn có thể tham khảo cho lĩnh vực học này. 

dịch vụ logistics là gì
Logistics đang là một trong những ngành nghề hấp dẫn các bạn trẻ

Nhân viên xuất nhập khẩu

Đây là một trong những ngành nghề được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn khi theo đuổi ngành Logistics. Nhân viên xuất nhập khẩu là người trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn tất hồ sơ, thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Tương tự như quá trình xuất bán thành phẩm ra nước ngoài tùy vào giá cả và số lượng khác nhau. 

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Công việc tiếp theo bạn có thể tham khảo là nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu. Bạn có thể xin việc tại các công ty xuất nhập khẩu hoặc tracking. Thông thường vị trí này được tuyển dụng nhiều trong các lĩnh vực xuất khẩu cafe, cao su, mía, gạo… với các đối tác công ty nước ngoài. 

Yêu cầu chung vị trí nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là phải giỏi ngoại ngữ. Biết nắm bắt được xu hướng thị trường ngành Logistic. 

Nhân viên thu mua

Công việc của nhân viên thu mua chính là tìm kiếm. Đồng thời duy trì nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, công ty. Phải tìm, lựa chọn dịch vụ rẻ nhất, chất lượng phải tốt nhất. Đồng thời phối hợp các bộ phận kinh doanh, sản xuất đem lợi nhuận tối đa cho công ty. Cũng như hỗ trợ đầy đủ, đáp ứng tối đa nhu cầu cho mọi khách hàng. 

Nhân viên quản lý hàng hóa

Đây là những hoạt động liên quan trực tiếp tới công tác tổ chức, bảo quản và quản lý số lượng các hàng hóa vật tư. Qua đó đảm bảo tính liên tục quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối vật tư hàng hóa kịp thời. Góp phần giảm thiểu chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả nguồn cơ sở vật chất trong kho. 

Nhân viên điều phối vận tải

Nhân viên điều phối vận tải là người đại diện của đơn vị kinh doanh. Hoặc được người đại diện theo pháp luật mà đơn vị kinh doanh vận tải giao nhiệm vụ thông qua văn bản trực tiếp để phụ trách các hoạt động kinh doanh. 

Nhân viên kinh doanh Logistics

Tương tự như các lĩnh vực khác, công việc nhân viên kinh doanh Logistics là giới thiệu, quảng bá. Mục đích để tìm kiếm khách hàng cung cấp những dịch vụ cung ứng công ty của mình. Đến các công ty đang có nhu cầu cần vận chuyển hàng hóa trong nước, quốc tế. Các hình thức vận chuyển có thể là đường biển hoặc đường hàng không. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh Logistics có thể phân theo các loại như sau: 

  • Nhân viên kinh doanh FCL: Kinh doanh, bán hàng hàng hóa nguyên container. Chủ yếu đối tượng các khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế và vận chuyển hàng lẻ LCL forwarder.
  • Nhân viên kinh doanh LCL: Kinh doanh hàng lẻ. Thông thường phần lớn đối tượng khách hàng là các công ty xuất nhập khẩu nhỏ lẻ và các cá nhân có nhu cầu hàng gửi đi hoặc nhập về từ nước ngoài.
  • Nhân viên kinh doanh Overseas: Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm những công ty forwarder từ nước ngoài để làm đại lý và xử lý hàng hóa cho họ. Trong nghề  vận chuyển forwarding, nó được đánh giá là công việc nhiều khó khăn. 

Đến đây, chắc hẳn bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về ngành Logistics là gì rồi đúng không nào. Hy vọng rằng, bài viết là những thông tin thực sự cần thiết. Qua đó giúp việc định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ thuận lợi. CHAMSOCXEHOIHN sẽ thường xuyên cập nhật các chủ đề hay mỗi ngày, các bạn hãy đón đọc nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →