Tìm hiểu kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là gì? Khi xã hội ngày càng phát triển, năng lực làm việc của một người được đánh giá là không chỉ trên kiến thức (kỹ năng cứng) mà còn đòi hỏi kết hợp cả kỹ năng mềm và thái độ, hành vi khi làm việc. Để hiểu chi tiết về kỹ năng mềm, mời bạn theo dõi nội dung bên dưới đây của chúng tôi! 

Kỹ năng mềm là gì?

Theo Wikipedia, kỹ năng mềm (soft skills) hay kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm, gồm các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như kỹ năng sống, giao tiếp, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, sáng tạo và đổi mới, vượt qua khủng hoảng,…

Kỹ năng mềm là gì?
Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể đo lường, không thể cầm nắm,… và cũng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt. Chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giá; nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột.

Tầm quan trọng của kỹ năng mềm

Thực tế cho thấy, sự thành công của con người chỉ có 25% là do kỹ năng cứng và 75% còn lại được quyết định bởi các kỹ năng mềm. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra có hơn 90% cá nhân nằm trong top người giàu nhất thế giới sở hữu các kỹ năng mềm nhất định để từ đó tạo ra những đột phá trong công việc và cuộc sống. Những số liệu cụ thể trên đã phần nào chứng minh được tầm quan trọng của việc sở hữu kỹ năng mềm. 

Kỹ năng mềm quyết định đến 75% sự thành đạt!
Kỹ năng mềm quyết định đến 75% sự thành đạt!

Ngoài ra, kỹ năng mềm đang là “điều kiện đủ” để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên; nhằm tìm được người vừa giỏi về chuyên môn mà vừa phù hợp với công ty để gắn bó lâu dài. Khi sở hữu kỹ năng mềm, người lao động sẽ cảm thấy thoải mái với công việc đang làm. Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian trong việc tìm ra quy trình làm việc nhanh, hiệu suất cao hơn. 

Hậu quả “nghiêm trọng” của việc thiếu đi kỹ năng mềm

Có một thực trạng hiện nay đó là nhiều người ra trường với tấm bằng giỏi hoặc bằng loại xuất sắc, nhưng các kỹ năng mềm chỉ bằng con số 0. Họ có thừa chuyên môn, kiến thức và làm việc miệt mài nhưng mãi chỉ dậm chân tại chỗ với vị trí nhân viên bình thường. Nguyên nhân là gì? Dễ nhận thấy sự thiếu hụt kỹ năng mềm phần nào cản trở bước đường thăng tiến của họ trong công việc.

Thiếu đi kỹ năng mềm khiến cho hiệu quả công việc thấp
Thiếu đi kỹ năng mềm khiến cho hiệu quả công việc thấp

Vậy nên thiếu đi kỹ năng mềm, dù có giỏi đến thế nào thì bạn cũng không thể hòa nhập và chiếm được thiện cảm của đồng nghiệp. Dần dần, bạn sẽ bị tiêu cực và mệt mỏi; không biết bản thân là ai và không định vị được tương lai của mình. Điều đó khiến cho bạn dần mất niềm tin và sụt giảm nhiệt huyết trong công việc, trong cuộc sống. 

Xem thêm:: Kỹ năng từ chối

TOP 10 kỹ năng mềm quan trọng giúp bạn thành công

Một số kỹ năng mềm phổ biến và cần thiết cho sự thành công của mỗi người được chúng tôi tổng hợp được đó là:

1. Kỹ năng giao tiếp

Đây là một trong số những kỹ năng mềm quan trọng nhất với mỗi người. Bời, dù là xây dựng bất cứ mối quan hệ với ai đó; hòa nhập vào một cộng đồng hay xây dựng thương hiệu cá nhân thì kỹ năng giao tiếp là công cụ không thể thiếu. 

Kỹ năng giao tiếp giúp truyền đạt thông tin, ý tưởng dễ dàng
Kỹ năng giao tiếp giúp truyền đạt thông tin, ý tưởng dễ dàng

Theo đó, không đơn giản chỉ là sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện; kỹ năng giao tiếp còn được thể hiện qua việc chủ động lắng nghe, khả năng trình bày và viết lách. Một biểu hiện xuất sắc của kỹ năng giao tiếp tốt đó chính là giải thích cho người ngoài ngành hiểu được các khái niệm thuật ngữ chuyên ngành phức tạp. 

2. Kỹ năng giải quyết tình huống

Kỹ năng giải quyết tình huống được coi là “chìa khóa” của sự thành công. Khi sử dụng tốt kỹ năng này, bạn sẽ trở lên chủ động, tinh tế và nổi bật hơn trong mọi lĩnh vực.

Kỹ năng giải quyết tình huống – Bí quyết để bạn làm chủ cuộc sống 
Kỹ năng giải quyết tình huống – Bí quyết để bạn làm chủ cuộc sống

Cuộc sống là sự vận hành của chuối sự vật, sự việc xung quanh chúng ta. Sẽ có khi chúng ta gặp phải các vấn đề phức tạp không thể xử lý một cách qua loa, tạm bợ mà cần phải vận dụng những kỹ năng xử lý tình huống. Một số kỹ năng chính trong giải quyết tình huống đó là: 

  • Tập trung vào vấn đề
  • Thuyết phục bằng hành động
  • Xử lý nhẹ nhàng
  • Tạo dựng thêm đồng minh
  • Sử dụng khiếu hài hước
  • Phản biện một cách tinh tế
  • Khéo léo điều hướng

3. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo giúp nhà quản lý thành công 
Kỹ năng lãnh đạo giúp nhà quản lý thành công

Kỹ năng lãnh đạo là loại kỹ năng mềm giúp phát triển tầm nhìn của một người, đem đến sự tự tin và khả năng liên hệ giữa bản thân với những người xung quanh. Đây là một kỹ năng bắt buộc cần có nếu bạn có định hướng trở thành nhà lãnh đạo giỏi, người quản lý tốt.

Loại kỹ năng mềm này ứng dụng khả năng dẫn dắt, tạo động lực và quản lý người khác để đạt được mục tiêu chung. Sở hữu kỹ năng lãnh đạo giúp bạn biết cách xử lý các vấn đề khi làm việc nhóm, giúp cho những cuộc họp hay thảo luận đi tới kết quả như mong muốn. 

4. Thái độ tích cực

Dựa trên mặt nguyên lý, thái độ là yếu tố bên trong con người nên không được định nghĩa và đo lường. Tuy nhiên, khi căn cứ vào các giá trị thang đo liên quan đến nhận thức, hành vi và tính cách mà người ta có thể dự đoán chính xác thái độ của ai đó thông qua cách tiếp cận thông tin và ứng xử của họ trước mọi vấn đề. 

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, thái độ làm việc sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người đó tạo ra. Thái độ tích cực sẽ giúp công việc suôn sẻ hơn, dĩ nhiên kết quả đạt được đều thỏa mãn mọi người nên thăng tiến là câu chuyện “một sớm một chiều”.

Ngược lại, thái độ tiêu cực sẽ khiến mọi thứ chẳng đi đến đâu và lộ trình nghề nghiệp sẽ “dậm chân tại chỗ” cũng là điều dễ hiểu. 

5. Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm (teamwork) là khả năng kết hợp với người khác để cùng đạt được mục tiêu chung. Dù trong trường học hay môi trường làm việc thì kỹ năng làm việc nhóm vẫn luôn giữ một vị trí rất quan trọng. 

Kỹ năng làm việc nhóm với mục tiêu đạt được là kết quả tốt nhất cho công việc chung
Kỹ năng làm việc nhóm với mục tiêu đạt được là kết quả tốt nhất cho công việc chung

Đặc biệt, đây cũng là kỹ năng mềm trong công việc mà ai cũng cần có. Vậy thì vì sao nó lại quan trọng đến thế? Vì khi gia nhập vào một công ty hay tổ chức, bạn không chỉ làm việc một mình mà còn thường xuyên phối hợp với nhiều người hoặc các phòng ban khác. Do đó, mở rộng ra thì làm việc nhóm còn chính là sự kết hợp cùng nhau vì mục tiêu chung của cả doanh nghiệp.

6. Đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức nghề nghiệp là loại kỹ năng yêu cầu bạn cần phải có trách nhiệm với công việc, làm đúng – làm tròn nghĩa vụ của bản thân mình và không gây ảnh hưởng đến đồng nghiệp hay những người khác xung quanh. 

Đạo đức làm việc được xem là thước đo để đánh giá một cá nhân trong công việc. Khi có đạo đức nghề nghiệp; bạn sẽ được đối tác, cấp trên và đồng nghiệp  đánh giá cao và kính nể. Người có đạo đức làm việc sẽ là một người biết điều gì đúng điều gì sai, điều gì tốt điều gì xấu, điều gì mang lợi ích điều gì mang đến bất lợi cho cá nhân và tập thể. Khi biết suy nghĩ cho mọi người xung quanh thì bạn sẽ được kính trọng hơn rất nhiều.

7. Tư duy phản biệt

Tư duy phản biện được hiểu đơn giản là khi tiếp nhận thông tin từ nguồn nào đó, ta sẽ sàng lọc và đưa ra nhận định xem chúng có thực sự đúng hay không; chứ không lập tức tin tưởng hoàn toàn. 

Tư duy phản biệt giúp rèn luyện khả năng suy nghĩ
Tư duy phản biệt giúp rèn luyện khả năng suy nghĩ

Tư duy phản biệt không có nghĩa là sẽ nghi ngờ và phủ nhận tất cả mọi thứ. Ngược lại, nó giúp bạn đánh giá thông tin một cách toàn diện; đồng thời thúc đẩy sáng tạo và những phát kiến đột phá. Những giải pháp tối ưu nhất thường đều được sinh ra nhờ tư duy phản biện. 

8. Sáng tạo, tư duy đổi mới

Trong công việc, sáng tạo và đổi mới tư duy là một trong các kỹ năng mềm được các nhà lãnh đạo mong muốn nhân viên mình phải có. Có như vậy thì công việc mới có được nhiều sự cải tiến, không đi theo lối mòn và rập khuôn;  tránh cảm giác nhàm chán khi thường xuyên lặp lại lặp lại một công việc từ ngày này qua ngày khác. 

Sáng tạo và đổi mới tư duy cần ở mọi lĩnh vực, mọi cá nhân và tổ chức để đem lại những ý tưởng và giải pháp tối ưu hơn cho công việc. 

9. Quản lý thời gian 

Kỹ năng quản lý thời gian thể hiện thông qua thói quen đúng giờ, sắp xếp và phân chia công việc hợp lý, cân đối thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi,… Từ đó có thể giảm stress và tăng cường hiệu quả trong công việc, trong cuộc sống.

Kỹ năng quản lý hiệu quả để làm việc tốt hơn, sống nhiều hơn
Kỹ năng quản lý hiệu quả để làm việc tốt hơn, sống nhiều hơn

Đây cũng là kỹ năng mềm giúp cho bạn trở thành người có nguyên tắc, có sự chỉn chu; thể hiện sự nghiêm túc và thái độ tôn trọng người khác. Nó chính là nền tảng quan trọng để tạo dựng uy tín cá nhân trong mắt mọi người xung quanh. 

10. Kỹ năng tổ chức 

Kỹ năng tổ chức chính là khả năng quản lý & sắp xếp công việc, thời gian, nguồn lực một cách có hệ thống và hiệu quả để đạt được các mục tiêu cụ thể. Nó bao gồm việc xác định nhiệm vụ quan trọng, lập kế hoạch, ưu tiên công việc và quản lý thời gian sao cho phù hợp. 

Kỹ năng tổ chức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cả cuộc sống và công việc, giúp tạo ra hiệu suất cao hơn và giảm căng thẳng tối đa. 

Cách rèn luyện, cải thiện và phát triển kỹ năng mềm

Những kỹ năng mềm kể trên đều cần thiết để giúp con người đạt được thành tựu nhất định trong cuộc sống. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc một vài cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng mềm hiệu quả nhất!

  • Đọc sách, tài liệu: Đọc sách và tài liệu liên quan đến kỹ năng mềm là cách hiệu quả để phát triển chúng. Hãy học hỏi từ kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp phát triển kỹ năng mềm được đúc kết bởi những người có kinh nghiệm và đã thành công.
  • Thực hành: Là cách nhanh nhất để vận dụng thành thạo về một thứ gì đó. Đừng nên quá quan trọng hóa lý thuyết, vì mỗi người có một cách để phát triển kỹ năng khác nhau. Do đó hãy áp dụng thật nhiều và tự rút ra bài học cho chính bản thân mình.
  • Tham gia các hoạt động xã hội: Khi tham gia vào các hoạt động xã hội như tham gia câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện, sự kiện,… sẽ có cơ hội thực hành, học hỏi, rèn luyện cho các kỹ năng mềm.
Tham gia vào các khóa học đào tạo kỹ năng mềm để rèn luyện, phát triển 
Tham gia vào các khóa học đào tạo kỹ năng mềm để rèn luyện, phát triển
  • Học hỏi từ người khác: Hãy thực sự cởi mở và luôn sẵn lòng học hỏi từ người khác; cố gắng quan sát từ người sở hữu kỹ năng mềm xuất sắc hoặc thậm chí là có thể xin họ lời khuyên để phát triển.
  • Tự đánh giá và phát triển: Tiến hành đặt ra mục tiêu, rồi theo dõi sự tiến bộ của bản thân mình thông qua lập kế hoạch và triển khai thực hiện đúng theo quy trình mà bản thân cho là phù hợp để kiên trì rèn luyện, phát triển.
  • Khóa học phù hợp: Tìm kiếm những khóa học hoặc chương trình đào tạo kỹ năng mềm ở các trường đại học, tổ chức phi chính phủ, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp,… để nâng cao kiến thức và kỹ năng mềm cho mình.

Hướng dẫn cách làm nổi bật kỹ năng mềm trong CV

Ngoài bằng cấp, kiến thức chuyên môn được đào tạo ở trường lớp thì kinh nghiệm làm việc chính là thứ thu hút doanh nghiệp hơn bao giờ hết. Đối với người đã có kinh nghiệm hoặc chưa có kinh nghiệm, kỹ năng mềm được xem là phần thiết yếu trong CV xin việc. 

Vậy nên hãy làm nổi bật những kỹ năng mềm trong CV, lập danh sách kỹ năng mềm bạn có và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tiếp đến, hãy tự đánh giá mức độ hiểu biết về những kỹ năng này của bản thân và thêm nó vào mục kỹ năng trong CV. 

Ghi vào CV kỹ năng mềm phù hợp với công việc ứng tuyển mà bạn có
Ghi vào CV kỹ năng mềm phù hợp với công việc ứng tuyển mà bạn có

Thêm vào đó, hãy chọn ra từ 2 đến 3 kỹ năng nổi bật nhất có trong CV và phù hợp với công việc ứng tuyển; thêm chúng vào thư xin việc. Lưu ý, những kỹ năng được thêm vào thư xin việc cần phải được giải thích chi tiết; có bằng chứng chứng minh bản thân có những kỹ năng mềm đó. 

Sau khi đã qua được vòng CV, bạn cũng nên làm nổi bật các kỹ năng mềm đã viết bằng cách thể hiện chúng ở trong buổi phỏng vấn. Hãy thể hiện chúng một cách tự nhiên, thân thiện và gần gũi, để nhà tuyển dụng có ấn tượng hơn với những kỹ năng mềm mà bạn đã đề cập. Đặc biệt, đừng quên rèn luyện kỹ năng phỏng vấn xin việc để có những sự chuẩn bị tốt nhất và ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ năng mềm là gì, và cách rèn luyện kỹ năng mềm trong công việc và trong cuộc sống. Ngoài kiến thức chuyên môn (kỹ năng cứng) thì hãy trang bị cho mình “kho tàng” kỹ năng mềm để có thể thành công trong bất kỳ công việc nào bạn nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →