Kỹ năng từ chối là gì? Các cách từ chối khéo léo trong giao tiếp

Cuộc sống hiện nay, nhiều người chọn cách cố gắng chấp nhận yêu cầu của người khác để tránh việc xảy ra các xung đột hay sứt mẻ tình cảm. Dẫu vậy thì cái gật đầu miễn cưỡng ấy lại khiến chúng ta cực kỳ khó chịu vì phải làm những việc thực tâm không muốn. Dưới đây, chúng tôi đưa ra các cách từ chối khéo léo để ai cũng có thể nói “không”!

Kỹ năng từ chối trong giao tiếp là gì?

Có thể bạn không biết, “từ chối” chính là một trong số các kỹ năng giao tiếp (Rejection skills) trong cuộc sống cơ bản mà chúng ta cần phải sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ để thể hiện việc không chấp nhận các yêu cầu, đề nghị hoặc lời mời của ai đó đưa ra. 

Kỹ năng từ chối trong giao tiếp là gì?
Kỹ năng từ chối trong giao tiếp là gì?

Để bản thân không cảm thấy áy náy, khó nghĩ và làm tổn thương, mất lòng đối phương thì đòi hỏi bạn cần có kỹ năng từ chối khéo léo. Theo đó, nghệ thuật từ chối trong mọi trường hợp bắt buộc bạn cần:

  • Giữ thái độ vui vẻ, hòa nhã.
  • Lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để đưa ra lời từ chối của mình.
  • Trình bày lý do đưa ra lời từ chối bằng ngôn từ khéo léo để nhận được sự thông cảm hoặc thấy bản thân được tôn trọng.
  • Với trường hợp quá phiền phức, hãy từ chối thẳng thừng để không làm mất thời gian của cả hai.

Bật mí 10 cách từ chối khéo léo trong giao tiếp, không làm mất lòng

Thực tế, nói lời đồng ý thì dễ chứ để nói ra lời từ chối không làm mất lòng ai thì thực sự không phải chuyện đơn giản. Cùng tham khảo những cách từ chối khéo léo, từ chối mà đối phương vẫn vui vẻ, đồng thuận được chúng tôi tổng hợp. 

1. Hiểu mục đích câu từ chối

Trước khi xây dựng những mối quan hệ, bạn cần phải được điều gì là quan trọng và không quan trọng với bản thân. Vậy nên hãy lên một danh sách về những việc nên ưu tiên để tránh gặp khó khi đưa ra những câu từ chối.

Hiểu rõ về mục đích của việc từ chối
Hiểu rõ về mục đích của việc từ chối

2. Đừng từ chối khi đối phương vừa cất lời

Nếu bản thân bạn năng lực, thời gian hay điều kiện để thực hiện yêu cầu hay đơn giản là không muốn làm điều đó thì hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng lời từ chối đó phải lịch sự và nhã nhặn để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên.

Đặc biệt, bạn tuyệt đối không trả lời một cách thô lỗ hay tỏ thái độ khó chịu và cũng đừng nói “không” khi đối phương mới cất lời.

3. Tôn trọng người nói

Trong bất cứ trường hợp nào, dù là đưa ra lời từ chối thì bạn cũng cần trả lời một cách chân thành và lịch sự. Vì kiểu nói cợt nhả, nói to gây chú ý với người xung quanh cũng chỉ làm cho bạn trở nên kém thanh lịch.

Nói chung là hãy trả lời để cả bạn và họ đều cảm thấy thoải mái nhất, không gây tổn thương đến cho người mời và tạo thiện cảm xấu cho bản thân.

4. Giải thích lý do từ chối

Chắc chắn một điều là dù cách từ chối có khéo léo đến thế nào thì đối phương cũng muốn biết về lý do từ chối. Hãy đưa ra một lời giải thích rõ ràng, có sức thuyết phục tốt nhất. 

Một số lý do thường đưa ra để từ chối như có việc bận, có hẹn trước, có việc gia đình,… Hãy thật tỉnh táo, linh hoạt trong cách nói để đối phương biết rằng bạn thật sự bận để không làm mất lòng họ.

5. Đưa ra một sự lựa chọn khác (trường hợp muốn gặp)

Có thể đưa ra gợi ý về một sự lựa chọn khác
Có thể đưa ra gợi ý về một sự lựa chọn khác

Chẳng hạn như đối phương đưa ra lời mời muốn hẹn gặp mặt bạn, thì thay vì chỉ từ chối với lý do bận thì bạn cũng có thể đưa ra gợi ý về việc dời buổi gặp sang một thời gian khác. Như vậy thì cả 2 sẽ không cảm thấy ngượng ngùng, đồng thời không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người. 

6. Đừng nói hẹn lần sau nếu như không thực sự muốn

Nếu bạn không thích và cũng không có định nhận lời đối phương thì hãy học cách từ chối thẳng thắn luôn. Đừng nên vòng vo với cách nói “cho mình thời gian để mình xem lại lịch” hay kiểu câu trả lời với ý nghĩa gieo hy vọng sẽ chỉ khiến họ càng thêm thất vọng mà thôi.

7. Nói cảm ơn khi từ chối

Một lời mời từ người nào đó chính là điều đáng trân quý, thể hiện sự quan tâm và mong muốn được xây dựng mối quan hệ với bạn. Thế nên trong trường hợp phải nói ra lời từ chối thì hãy nói thật nhẹ nhàng kèm theo lời cảm ơn chân thành. 

Nói lời cảm ơn chân thành khi từ chối 
Nói lời cảm ơn chân thành khi từ chối

Biết nói lời cảm ơn cũng chính là kỹ năng sống cơ bản. Đặc biệt hơn, lời cảm ơn khi từ chối còn nhằm thể hiện bản thân bạn thật sự trân trọng lời mời này; đồng thời cũng là cách để đối phương không cảm thấy buồn khi bị từ chối

8. Trì hoãn lời mời

Một cách khác mà bạn có thể làm đó chính là từ chối đối phương một cách gián tiếp. Chẳng hạn, có thể như tâm sự với đối phương trước khi họ ngỏ lời mời về sự bận rộn của bạn để họ có thể ngầm hiểu bạn không sẵn sàng cho cuộc hẹn và phải dời sang một dịp khác. Đây có thể nói là cách từ chối khéo léo mà không làm đối phương cảm thấy hụt hẫng, vẫn giữ được mối quan hệ giữa hai bên.

9. Từ chối bằng cách trả lời bằng tin nhắn

Từ chối qua tin nhắn mạng xã hội hay điện thoại cũng là một cách hay và hiệu quả. Khi đối phương cảm thấy bạn không hào hứng hay nhiệt tình, họ sẽ biết ý không làm phiền bạn nữa. Dẫu vậy thì tin nhắn trả lời cũng không nên cộc cằn bạn nhé.

10. Kiên định khi bị nài nỉ

Đảm bảo phải luôn kiên định khi bị nài nỉ
Đảm bảo phải luôn kiên định khi bị nài nỉ

Một số người kiên trì đến nỗi liên tục nhắc đi nhắc lại lời mời hay việc gì đó cho đến khi đạt được sự đồng ý, trường hợp này phần lớn đúng với người thân trong gia đình. Khi đó, hành động động tốt nhất của bạn đó chính là hãy nói “không” và lặp lại câu trả lời nhiều lần. 

Một số lưu ý quan trọng khi nói lời từ chối 

Với nhiều người, từ chối là một việc gì đó cực kỳ khó khăn vì họ sợ rằng mối quan hệ với đối phương sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, một số lưu ý quan trọng cần tránh trong quá trình từ chối mà bạn cần nắm rõ đó là:

  • Đừng lựa chọn sự thỏa hiệp; dễ dàng đồng ý khi trong lòng không muốn một chút nào.
Một số lưu ý quan trọng trong nghệ thuật từ chối khéo léo 
Một số lưu ý quan trọng trong nghệ thuật từ chối khéo léo
  • Không nên chọn cách né tránh và giữ im lặng; bởi sẽ khiến cho đối phương không biết ý của bạn thế nào. Nếu như không thể hiện được thì nên từ chối thẳng, chứ đừng để lại sự im lặng làm cho đối phương phải chờ đợi.
  • Vì từ chối là một kỹ năng mềm, là một kiểu “nghệ thuật” nên hãy học kỹ năng từ chối. Hoặc tham khảo các cách từ chối khéo léo; đừng để xuất hiện sự thiếu hiểu biết, cơn giận dữ hay lời từ chối không thuyết phục.

Xem thêm::
Cách từ chối đi chơi khéo léo nhất
Cách từ chối cho mượn tiền không làm mất lòng

Những câu nói từ chối khéo léo trong giao tiếp bạn nên biết

Khi nhận được lời mời, lời yêu cầu hay lời đề nghị nào đó; việc từ chối đều sẽ làm bạn bị đặt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” cả. Để các vấn đề được giải quyết êm ái thì bạn có thể tham khảo và ứng dụng một số câu nói từ chối khéo léo trong các tình huống tương ứng bên dưới. 

  • “Bây giờ mình bận quá để ngày mai (ngày khác) được không?”: Câu nói từ chối này phù hợp với các trường hợp ai đó nhờ bạn giúp đỡ hoặc từ chối công việc một cách khéo léo. Nếu như cần gấp thì họ sẽ nhờ vả người khác và thông cảm cho bạn.
  • “Xin lỗi mình bận/có hẹn trước rồi, để hôm khác được không? Ôi tiếc quá nhưng mình lại có hẹn trước rồi!”: Đây là câu từ chối dùng cho các trường hợp khi được rủ đi đâu đó. Bởi vì bạn có việc trước nên họ sẽ dễ dàng cảm thông.
Lời từ chối khéo léo, không làm mất lòng đối phương hay nhất
Lời từ chối khéo léo, không làm mất lòng đối phương hay nhất
  • “Để mình suy nghĩ rồi trả lời sau nhé!”: Đây chính là lời từ chối khéo léo khi nhận được một lời tỏ tình. Đối phương sẽ cảm thấy bản thân được trân trọng vì bạn đã dành thời gian suy nghĩ để đưa ra câu trả lời nghiêm túc dù chưa biết nó như ra sao.
  • “Mình không giỏi việc này lắm, bạn nhờ anh/chị A thử xem sao?”: Lời từ chối này sẽ khiến đối phương biết bạn không có khả năng để giúp đỡ, nhưng sẽ vui vẻ vì bạn có gợi ý cho họ người có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Câu từ chối này cực kỳ “có tâm” và sẽ phù hợp sử dụng khi muốn từ chối cho mượn tiền.
  • “Mình vừa cho vay/mua đồ/… hết rồi, bạn có cần lắm không?”: Đây là cách từ chối cực khéo léo khi bạn không muốn cho ai đó vay tiền. Họ dễ dàng thông cảm và biết bạn cũng quan tâm đến họ.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về kỹ năng từ chối khéo léo trong giao tiếp cũng như cách từ chối khéo léo mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng sau khi tham khảo bài viết, bạn có thể ứng dụng trong trường hợp cụ thể mình gặp phải trong cuộc sống nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →