Khái niệm văn hóa là gì? Đặc điểm, vai trò và chức năng của văn hóa

Khái niệm văn hóa mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan cả đời sống vật chất và tinh thần của con người. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, những giá trị văn hóa đang được nhiều quốc gia bảo tồn và gìn giữ. Vậy văn hoá là gì? Có đặc điểm, vai trò và chức năng như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời đọc bạn cùng theo dõi bài viết sau.  

Khái niệm văn hóa là gì?

Hiện chưa có khái niệm chính xác để giải thích văn hoá là gì. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến, cách nhìn nhận về văn hóa như sau:

Khái niệm văn hóa được giải thích theo nhiều góc độ khác nhau 
Khái niệm văn hóa được giải thích theo nhiều góc độ khác nhau

Theo UNESCO: “Văn hóa bao gồm toàn bộ các hoạt động, sáng tạo của con người trong quá khứ và hiện tại. Qua nhiều thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành và tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống và thị hiếu. Đó là những yếu tố để xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn, mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học & nghệ thuật, công cụ sinh hoạt hằng ngày. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó đều được gọi là văn hóa.”

Theo Wiki: “Khái niệm văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Như vậy, văn hóa sẽ bao gồm cả hai khía cạnh: Phi vật chất của xã hội (gồm ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị) và vật chất (nhà cửa, quần áo, các phương tiện…)”

Như vậy, có thể thấy khái niệm văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như: ngôn ngữ, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước. Văn hóa mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của cộng đồng người dân.

Một số khái niệm khác liên quan đến văn hóa

Bên cạnh khái niệm văn hóa nêu trên còn có nhiều loại khái niệm khác liên quan đến văn hóa như sau. 

Văn hoá Việt Nam 

Từ khái niệm văn hoá có thể hiểu, văn hoá Việt Nam là văn hoá của riêng nước Việt Nam. Trong đó bao gồm toàn bộ các giá trị vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình lao động, sinh sống… theo bề dài lịch sử dân tộc Việt Nam. Văn hóa Việt là sự kết hợp giữa các yếu tố có truyền thống và hiện đại, với sự ảnh hưởng từ nhiều quốc gia và nền văn hóa khác nhau. 

Văn hóa của Việt Nam đặc trưng bởi các giá trị nhân văn, gia đình, truyền thống và lòng tôn kính sự sống của con người. Năm 2019, văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, với tên gọi “Cổ văn hóa vùng Tràng An”. Đây là một sự tỏa sáng của văn hóa Việt Nam và là niềm tự hào của người Việt.

Văn hóa Việt Nam là sự kết hợp giữa các yếu tố có truyền thống và hiện đại
Văn hóa Việt Nam là sự kết hợp giữa các yếu tố có truyền thống và hiện đại

Trong đó có thể kể đến một số ví dụ cụ thể như:

  • Văn hoá Văn Lang – Âu Lạc: Tại thời đại này, người Việt có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu và dùng đồ trang sức. Nữ mặc áo và váy, còn nam đóng khố. Ở thời kỳ này, người dân thờ thần Mặt Trời, thần Núi… và sùng kính người có công với làng nước, các vị anh hùng…
  • Áo dài Việt Nam: Áo dài là một trang phục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự kín đáo, dịu dàng, duyên dáng, thanh lịch của người phụ nữ… Trang phục này được xem là biểu tượng văn hóa của người Việt, thường được mặc trong các dịp lễ, hội họp và sự kiện quan trọng. 

Văn hoá xã hội

Văn hóa xã hội là tập hợp các giá trị, thói quen, tín ngưỡng và hoạt động tinh thần được chia sẻ và truyền tải ở một tầng lớp, nhóm hay cộng đồng con người trong một xã hội. Bao gồm những quy tắc, phong tục, tôn giáo, mỹ quan, ngôn ngữ, thái độ, và hành vi trong cách nhóm người này tương tác và hiểu nhau. 

Văn hóa xã hội bao gồm nhiều yếu tố như nghệ thuật, truyền thống, lịch sử,...
Văn hóa xã hội bao gồm nhiều yếu tố như nghệ thuật, truyền thống, lịch sử,…

Điều này có nghĩa là văn hóa xã hội phản ánh cả những yếu tố tinh thần và vật chất được thể hiện trong cách sống, cảm nhận và xã hội hóa của một cộng đồng trong xã hội. Văn hóa xã hội cũng sẽ thay đổi và phát triển theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của xã hội, giúp cải thiện cuộc sống con người.

Văn hoá doanh nghiệp 

Văn hoá doanh nghiệp được xem là đời sống tinh thần của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng nền văn hoá khác nhau dựa vào định hướng, chiến lược của công ty, giá trị mà công ty đó mang lại. Văn hoá doanh nghiệp thường được xem xét dựa trên các khía cạnh như quy chế, slogan, giá trị cốt lõi mà công ty đặt ra.

Văn hoá doanh nghiệp là đời sống tinh thần của bất kỳ doanh nghiệp nào
Văn hoá doanh nghiệp là đời sống tinh thần của bất kỳ doanh nghiệp nào

Cũng như khái niệm văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp tại mỗi thời điểm cũng sẽ khác nhau. Và lãnh đạo hoàn toàn có quyền điều chỉnh nội dung văn hoá doanh nghiệp để phù hợp hơn với công ty mình trong từng thời kỳ. Chúng ta có thể kể đến một số doanh nghiệp lớn với văn hoá doanh nghiệp nổi bật như:

  • Google: Chú trọng đến chính sách cho nhân viên, cải tiến văn hoá doanh nghiệp phù hợp với quy mô và chất lượng của đội ngũ.
  • Vingroup: Văn hóa doanh nghiệp tập trung vào giá trị cốt lõi: TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN…

Xem thêm::
Định nghĩa khái niệm là gì?
Tìm hiểu hủ nữ là gì?

Văn hóa có những đặc điểm gì?

Những đặc điểm của văn hóa giúp hình thành nên những nét độc đáo, đặc trưng và giá trị riêng. Từ đó giúp con người hiểu và tôn trọng văn hóa của những cộng đồng khác nhau. Căn cứ vào khái niệm văn hóa, ta có thể thấy văn hoá bao gồm các đặc điểm chính sau đây. 

Văn hóa mang nhiều đặc điểm, hình thành nên những nét độc đáo và đặc trưng
Văn hóa mang nhiều đặc điểm, hình thành nên những nét độc đáo và đặc trưng
  • Được hình thành và phát triển qua thời gian: Văn hóa của một cộng đồng hay quốc gia không được hình thành trong một thời gian ngắn mà đói là kết quả của nhiều năm lịch sử và sự phát triển của cộng đồng đó.
  • Văn hóa được di truyền: Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua những hoạt động giao tiếp, hình thức nghệ thuật, lễ hội và các sự kiện quan trọng khác.
  • Văn hóa có tính độc đáo: Mỗi cộng đồng hay quốc gia đều có những nét văn hóa độc đáo riêng, phản ánh những giá trị và cuộc sống của người dân trong cộng đồng đó.
  • Văn hóa là thứ được chia sẻ: Văn hóa là nét liên kết giữa những người cùng chung một quốc gia hay một vùng đất nào đó. Văn hóa được chia sẻ qua các hình thức giao tiếp, nghệ thuật, văn hoá địa phương và các nét văn hoá khác.
  • Văn hóa lồng ghép và tương tác: Văn hóa không hoàn toàn độc lập mà thường được lồng ghép và tương tác với những văn hóa khác nhau. Từ đó hình thành nên những sự đa dạng và phong phú của văn hóa.

Vai trò & chức năng của văn hóa

Văn hóa có vai trò và chức năng quan trọng trong đời sống của con người. 

Vai trò của văn hóa

  • Văn hóa giúp xã hội ổn định: Văn hóa đã có từ rất lâu về trước và thấm sâu trong tiềm thức của mỗi con người. Vì vậy phần lớn hành vi của con người đều sẽ theo một khuôn khổ, một chuẩn mực nhất định.
  • Cải thiện các mối quan hệ: Sự gắn bó về mặt văn hóa sẽ là cầu nối giúp cho con người sống chan hòa hơn, mang lại cuộc sống chất lượng hơn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần.  
  • Văn hóa là văn kiện lịch sử: Nhờ có sự lưu truyền của văn hóa, các thế hệ sau mới có thể biết và nhận thức được một thời lịch sử vẻ vang và hào hùng của dân tộc.
  • Văn hóa thúc đẩy nền kinh tế: Sự riêng biệt và độc đáo của văn hóa sẽ thu hút sự tò mò và ghé thăm của du khách quốc tế.
Văn hóa có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người
Văn hóa có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người

Chức năng của văn hóa

  • Chức năng nhận thức: Chức năng nhận thức của văn hóa giúp con người phát triển và tiến bộ theo một hướng tích cực. Từ đó giúp con người có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc về thế giới xung quanh. 
  • Chức năng thẩm mỹ: Đây là chức năng quan trọng bởi nó giúp con người không ngừng hoàn thiện bản thân. Văn hóa là một nét đẹp giúp cho con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
  • Chức năng giáo dục: Chức năng này rất quan trọng trong việc phát triển con người, xây dựng một xã hội thông thái và tiến bộ. Giúp con người tăng cường khả năng tư duy, phân tích và suy luận, cũng như phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc viết. 
  • Chức năng điều tiết: Đối với những giá trị lịch sử, xã hội nhất định, văn hóa có thể hướng xã hội luôn đi theo một lối sống, lối tư tưởng đồng nhất.
  • Chức năng động lực: Văn hóa không ngừng định hướng, tạo động lực để xã hội hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Điều này giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của con người qua từng thời kỳ.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ để giúp bạn đọc biết được về những khái niệm văn hóa. Đồng thời có một góc nhìn khái quát, hiểu rõ hơn về đặc điểm, vai trò và chức năng của văn hóa trong đời sống con người. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →