Khái niệm là gì? Phân biệt giữa khái niệm và định nghĩa

Khái niệm là một thuật ngữ khá quen thuộc, chúng ta thường được cung cấp thông tin về một hiện tượng nào đó thông qua khái niệm. Vậy thực tế khái niệm là gì? Khái niệm và định nghĩa có giống nhau hay không? Để tìm hiểu thêm về chủ đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo qua những nội dung sau. 

Khái niệm là gì theo các lĩnh vực khác nhau

Khái niệm là một khái quát, đơn giản hóa hoặc trừu tượng hóa của một ý tưởng, một hiện tượng hoặc một sự vật theo cách chung nhất có thể. Khái niệm thường được biểu diễn bằng từ ngữ, hình ảnh, ký hiệu hoặc biểu đồ để giúp cho việc truyền đạt dễ dàng hơn. 

Hiểu thế nào là khái niệm
Hiểu thế nào là khái niệm

Bên cạnh đó, việc làm rõ từ khái niệm là gì cũng tương đối phức tạp bởi theo mỗi lĩnh vực thì khái niệm lại được hiểu với ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm liên quan đến việc giải thích ý nghĩa của từ khái niệm.  

Theo triết học: Khái niệm trong triết học được hiểu theo 2 nhóm, bao gồm khái niệm về các sản phẩm của trí tuệ và khái niệm được tạo ra qua quá trình trừu tượng hoá các kết quả thực nghiệm. 

Theo tâm lý học: Khái niệm trong tâm lý học được hình thành với vai trò là chức năng cơ bản của suy nghĩ và sự cảm nhận. Các khái niệm sẽ hệ thống hoá được sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Cũng theo quan điểm này, khái niệm được chia làm 2 dạng khác nhau gồm:

  • Khái niệm cổ điển: Đây là dạng khái niệm có những giới hạn rõ ràng, được dựa vào định nghĩa mang tính chính xác cao. Để đưa ra khái niệm cổ điển cần có đầy đủ các loại điều kiện xứng đáng. 
  • Khái niệm tự nhiên: Dạng khái niệm này không cần dựa vào những điều kiện cần và đủ mà chỉ cần dựa vào sự tương đồng đối với những đối tượng được lưu trong trí nhớ của con người trước đó. 

Thuộc tính của khái niệm là gì?

Một khái niệm sẽ có hai thuộc tính là nội hàm, ngoại hàm (ngoại thương hay ngoại diên). Hai yếu tố thiết yếu này sẽ giúp hình thành kết cấu chung cho khái niệm. Theo lý thuyết chung, nội hàm sẽ đề cập đến tất cả các dấu hiệu, đặc trưng của sự vật hiện tượng mà con người lấy đó làm cơ sở cho quá trình khái quát và tách biệt. Từ đó sẽ tổng hợp và đưa ra mô tả chung ở khái niệm.

Nội hàm và ngoại hàm là hai thuộc tính của khái niệm
Nội hàm và ngoại hàm là hai thuộc tính của khái niệm

Chẳng hạn, khi xem xét khái niệm “con người” thì nội hàm sẽ gồm tập hợp các tính chất cơ bản như có khả năng phát minh, sử dụng công cụ lao động,… Trong khi đó, ngoại hàm của khái niệm là hệ thống mọi đối tượng sở hữu các dấu hiệu thuộc nội hàm. Cụ thể, ngoại diên khái niệm của số lẻ là tập hợp vô hạn các số 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13,…

Xem thêm::
Nước cường toan là gì?
Thao túng tâm lý là gì?

Phân loại khái niệm 

Như đã nói ở phần trên, khái niệm có hai thuộc tính là nội hàm và ngoại hàm (ngoại diên). Vì vậy, khi đưa ra một khái niệm nào đó, người nói hoặc viết cần đảm bảo cung cấp được 2 thuộc tính cơ bản để xác định một khái niệm. Trong logic học, người ta đã phân loại khái niệm ra thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo 2 thuộc tính cơ bản này. 

Khái niệm được phân chia thành nhiều loại khác nhau
Khái niệm được phân chia thành nhiều loại khác nhau

Theo nội hàm 

Xét theo nội hàm của khái niệm, chúng ta sẽ có những loại khái niệm sau: 

  • Khái niệm trừu tượng và cụ thể: Loại khái niệm này phản ánh những đối tượng tồn tại với chỉnh thể nhất định. Từ đó phản ánh quan hệ và thuộc tính của sự vật hiện tượng. 
  • Khái niệm khẳng định và phủ định: Là những khái niệm mà trong đó nội hàm của khái niệm sẽ nêu nội dung mang ý nghĩa tường minh. Ví dụ như tốt, xấu, cao cấp… 
  • Khái niệm tương quan và không tương quan: Khi nhắc đến loại khái niệm này, người ta sẽ nghĩ ngay đến một mối quan hệ nào đó đã được xác định. Ví dụ khi nhắc đến con sẽ nhắc đến bố mẹ, gia đình… 

Theo ngoại diên 

Khi phân loại theo ngoại diên, khái niệm sẽ bao gồm 2 loại chính là: 

  • Khái niệm chung: Là những khái niệm chỉ một lớp đối tượng, ngoại diên của khái niệm này luôn lớn hơn 1. Ví dụ: học sinh, giáo viên, con sông… 
  • Khái niệm riêng: Là khái niệm chỉ một đối tượng duy nhất hay chỉ chứa một phần tử cụ thể. 

Ví dụ về khái niệm

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm là gì, chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ cụ thể dưới đây. 

Một số ví dụ minh họa về khái niệm 
Một số ví dụ minh họa về khái niệm

Ví dụ 1: Nhà nước là thuật ngữ chỉ một tổ chức chính trị – xã hội có chức năng điều hành và phát triển đất nước. Các thành viên thuộc nhà nước đều thuộc về giai cấp thống trị, từ đó giúp đảm bảo quyền lực, lợi ích của tầng lớp này.

Ví dụ 2: Chủ nghĩa cộng sản là một hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, được phát triển từ triết học Mác-Lênin với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng. Chủ nghĩa cộng sản có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Ví dụ 3: Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc tích cực và tư duy tích cực của con người. Hạnh phúc có thể đến từ vô số nguồn khác nhau như gia đình, bạn bè, sự thành công, tiền bạc, hoặc các hoạt động giải trí.

Ví dụ 4: Đổi mới là quá trình cải tiến, nâng cấp hoặc thay thế các sản phẩm, dịch vụ hoặc phương pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Ví dụ 5: Giáo dục là khái niệm chỉ các hoạt động được thiết kế để giúp con người phát triển kiến thức, kỹ năng và giá trị để đóng góp cho xã hội.

Phân biệt giữa khái niệm và định nghĩa

Khái niệm và định nghĩa có giống nhau hay không? Trên thực tế, khái niệm và định nghĩa đều có điểm chung là mô tả đối tượng nào đó trong khoa học, cuộc sống,… Tuy nhiên, hai từ khóa này cũng có những điểm khác nhau nhất định đôi khi khiến người đọc nhầm lẫn. 

Khái niệm và định nghĩa có những điểm khác nhau nhất định
Khái niệm và định nghĩa có những điểm khác nhau nhất định

Khái niệm có quy mô rộng và bao quát hơn định nghĩa. Ở khái niệm có thể gồm nhiều đối tượng nhưng định nghĩa chỉ có một đối tượng mà thôi. Khái niệm là những nội dung bao quát nên đôi khi không cần quá chính xác và chặt chẽ, thông tin được cung cấp chỉ mang nghĩa chung chung. Khái niệm thường được sử dụng như một từ ngữ phổ biến trong đời sống và văn học. 

Còn định nghĩa lại yêu cầu chính chính xác cao, đảm bảo sự chặt chẽ và nhất quán. Quy mô của định nghĩa tương đối nhỏ, chỉ tập trung vào một vấn đề cụ thể như một định lý toán học hay một mệnh đề. Định nghĩa mang tính độc nhất, giúp phân biệt đối tượng được nhắc đến với những đối tượng khác. Định nghĩa được dùng nhiều trong lĩnh vực yêu cầu độ chính xác cao như toán học, vật lý,… 

Trong khi một định nghĩa, khái niệm sẽ chỉ ra làm thế nào để liên kết một công việc này với công việc khác. Còn định nghĩa sẽ chỉ ra rõ ràng những việc mà bạn cần phải làm. Định nghĩa hoạt động sẽ gắn liền với thực tế hơn nên có vai trò quan trọng trong các công việc như quản lý, đo lường hoạt động

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến khái niệm cũng như sự khác biệt giữa khái niệm và định nghĩa. Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn đã nắm được những nội dung cơ bản và hiểu rõ hơn về chủ đề này. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →