Thao túng tâm lý là gì? Cụm từ này có gì đặc sắc mà trở nên hot trend?

Gần đây, cụm từ thao túng tâm lý bỗng trở nên hot rần rần trên mạng xã hội. Vậy cụm từ này có ý nghĩa như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Thao túng tâm lý là gì?
Thao túng tâm lý là gì?

Thao túng tâm lý là gì?

Thao túng tâm lý là thuật ngữ chỉ hành động lạm dụng tâm lý gây ảnh hưởng quá mức tới người khác thông qua việc bóp méo tinh thần, bạo hành tâm lý hay cảm xúc nhằm mục đích chiếm lấy quyền lực, quyền kiểm soát, lợi ích hoặc đặc quyền của nạn nhân. Đây được xem là hành vi kiểm soát tâm lý, buộc họ phải thuận theo suy nghĩ và mong muốn của mình.

Hiện nay, thực trạng thao túng tâm lý đang diễn ra khá phổ biến. Các đối tượng xấu sẽ lợi dụng điều này để buộc nạn nhân phải thực hiện mong muốn của mình. Họ sẽ dùng lời lẽ, cách dẫn dắt khôn khéo khiến đối phương bị phụ thuộc bởi hành vi thao túng. Nạn nhân sẽ không biết được đâu là đúng sai, khó đưa ra những quyết định độc lập.

Vì sao trend “thao túng tâm lý” lại hot?

Cụm từ “thao túng tâm lý” bắt đầu được cộng đồng mạng chú ý từ tháng 10 năm 2022, khi một loạt những cáo buộc dành cho Anna Bắc Giang được công khai trên mạng xã hội. Theo đó, cô nàng Ninh Thị Vân Anh (1995) trú ở xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, Bắc Giang đã khiến hàng chục người tin tưởng và đưa tiền cho cô với tổng số tiền lên tới  hàng chục tỷ đồng.

Việc chiếm đoạt tài sản được thực hiện bằng cách sử dụng danh nghĩa con 1 đại gia giàu có, “phông bạt” đi vay tiền để “bố” cô ta cho mua ưu đãi nhà đất với giá rẻ để bán kiếm lời. Tiếp đó là hàng hoạt những lời nói dối vay mượn, mời gọi hùn vốn, hợp tác làm ăn chung, kêu gọi  mọi người gom tiền cho mình rồi không trả lại.

Hành vi này không chỉ được thực hiện với 1 người mà là rất nhiều người. Người ta còn phát hiện Vân Anh đóng vai cô dâu trong 3-4 đám cưới, thậm chí gặp gỡ một số nhân vật nổi tiếng trong showbiz Việt.

Sau khi biết được toàn bộ hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản của Vân Anh, cư dân mạng rất bàng hoàng không biết cô đã dùng thủ thuật thao túng tâm lý gì mà khiến nhiều người mắc lừa đến vậy. Cụm từ “thao túng tâm lý” từ đó cũng được lan truyền mạnh mẽ, tạo thành một trào lưu mới của giới trẻ.

Anna Bắc Giang và những nạn nhân bị thao túng tâm lý
Anna Bắc Giang và những nạn nhân bị thao túng tâm lý

Các dấu hiệu hành vi thao túng tâm lý thường gặp

Có thể thấy, các hành vi thao túng tâm lý thường được thực hiện với mục đích không tốt. Vậy làm thế nào để nhận biết mình có đang bị thao túng hay không? Cùng tham khảo các dấu hiệu sau đây nhé!

Hành vi gây hấn thụ động

Hành vi gây hấn thụ động là khi kẻ thao túng không thể hiện cảm xúc tiêu cực trực tiếp, thay vào đó sẽ tìm cách gián tiếp thể hiện sự tức giận của mình và làm suy yếu đối phương. Ban đầu, người thao túng sẽ đồng ý với một dự án, kế hoạch nào đó, sau đó bắt đầu tìm kiếm cách thể hiện gián tiếp cho người kia thấy rằng họ thực sự không muốn làm, ví dụ như:

  • Sử dụng những lời lẽ châm biếm, hài hước hay sự im lặng để đáp lại bạn.
  • Từ chối những câu chuyện mang tính xây dựng.
  • Cố ý gây sai sót, trì hoãn trong việc thực hiện các hành động.
  • Thể hiện sự thất vọng, không hài lòng thông qua thái độ, khiến bạn cảm thấy không tự tin, lo lắng và căng thẳng.
  • Thể hiện sự phẫn nộ hay chống đối ngầm.

Bạo hành tâm lý

Bạo hành tâm lý có thể thực hiện qua những lời chỉ trích liên tục hoặc đe dọa (bullying).

  • Trên mạng xã hội: lan truyền các thông tin xấu dưới nhiều hình thức, cố ý bôi nhọ đối phương. Hiện nay, khi thời đại các công cụ truyền thông đang phát triển mạnh mẽ thì đây là tình trạng diễn ra phổ biến, nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng với nạn nhân như trầm cảm dẫn tới các suy nghĩ hoặc hành vi tự sát.
  • Bắt nạt trí tuệ: một số người tự cho mình là chuyên gia và áp đặt kiến thực của mình lên người khác. Điều này khiến cho đối phương cảm thấy không đủ thông tin và phải phụ thuộc vào họ. Tình huống này thường xảy ra trong lĩnh vực bán hàng hoặc tài chính.
  • Hình thức bắt nạt quan liêu: sử dụng luật lệ, giấy tờ, thủ tục để áp đảo một đối tượng hoặc phá hoại mục tiêu của họ.
Bạo hành tâm lý
Bạo hành tâm lý

Bóp méo sự thật

Trong một số trường hợp, người thao túng sẽ nói dối hay đơn giản là giả vờ không biết về một vấn đề nào đó. Một hình thức bóp méo tinh vi hơn chính là châm ngòi nên sự nghi ngờ ở chính bản thân nạn nhân, khiến họ tự đặt câu hỏi về cộng cơ, khả năng và năng lực của mình, dẫn đến biểu hiện do dự, thiếu quyết đoán trong các quyết định. Hành vi này thường xảy ra tại văn phòng làm việc.

Tội lỗi và cảm thông

Những người dễ bị lôi kéo về mặt cảm xúc sẽ có khả năng bị thao túng tâm lý bất cứ lúc nào mà bản thân không hề hay biết. Người đi thao túng lại có xu hướng đóng vai nạn nhân, hoặc nhắc lại những ân huệ trong quá khứ, khơi dậy nên cảm giác đồng cảm. Cuối cùng, họ sẽ có khả năng đạt được những gì họ muốn.

Rút lui

Im lặng cũng là một trong những kiểu thao túng tâm lý thường được áp dụng. Đây chính là cách mà họ trừng phạt bạn. Đối phương đang mong chờ lời khẳng định hoặc sự thân thiết, trong khi lại cố phớt lờ đi điều đó. Điều này tạo nên sự mất cân bằng quyền lực, khiến cho nạn nhân khát khát được quay trở lại với sự gần gũi trước đây.

So sánh

Người thao túng tâm lý sẽ có xu hướng so sánh bạn với người khác, khiến cho bạn cảm thấy tự ti, không an toàn.

Tạo sự gần gũi bất thường

Người có hành vi thao túng tâm lý sẽ cố gắng ràng buộc bạn thông qua các mối quan hệ thân thiết. Mối quan hệ này thường sẽ phát triển khá nhanh nhưng không bền vững. Họ khiến cho đối phương có cảm giác gần gũi bằng những lời khen và thể hiện tình cảm cuồng nhiệt như dội bom (thuật ngữ gọi là love-bombing).

Chiếc bẫy love-bombing
Chiếc bẫy love-bombing

Làm thế nào để đối phó với những hành vi thao túng tâm lý

Thao túng tâm lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng trong cuộc sống, từ người thân trong gia đình đến bạn bè, đồng nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn thường xuyên bị người khác thao túng tâm lý, với những biểu hiện như bạn luôn là người nói lời xin lỗi kể cả khi bạn không làm sai, không thể đưa ra quyết định, thay đổi tính cách, sống khép mình hơn, thường xuyên ở trong trạng thái hoang mang, bối rối thì rất có thể bạn đang bị đối phương thao túng tâm lý. Đây chính là mối quan hệ độc hại bạn cần tỉnh táo nhận ra, tìm cách giải quyết và mau chóng bước ra khỏi.

Rất khó để can ngăn một người dừng những hành vi thao túng tâm lý lại. Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với các dấu hiệu trên, có thể đối phó bằng một số cách như sau:

  • Tránh tiếp xúc với những cá nhân có xu hướng thể hiện tình cảm thái quá, giả tạo.
  • Khẳng định bản thân bằng lời nói, đồng thời đặt ta ranh giới của bản thân, không có người khác đánh giá hay tầm thường hóa giá trị của mình.
  • Không đưa ra các quyết định vội vàng mà nên dành thời gian suy nghĩ thật kỹ để tránh những hối tiếc sau này.
  • Chấm dứt mối quan hệ khi bản thân cảm thấy mình không được tôn trọng.
  • Quan trọng, nên nhớ không phải bạn mà chính kẻ thao túng mới là người phải chịu trách nhiệm 100% về hành vi của mình.

Cách thao túng tâm lý trong tình yêu giúp tình cảm thăng hoa hơn

Mọi sự vật, sự việc đều có 2 mặt. Nếu chúng ta biết tận dụng những mặt tốt để vun đắp các mối quan hệ thì mọi việc sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp. Trong cuộc sống, chúng ta cần đến vài thủ thuật nhỏ để mọi chuyện diễn ra thuận lợi hơn, nhất là trong tình yêu.

Kỹ thuật thắt nút – mở nút

Trong mỗi chúng ta đều có sự đồng cảm và lòng trắc ẩn sâu bên trong. Bạn có thể sử dụng điểm này, đảm cảm xúc của đối phương lên cao trào khiến họ lo lắng và đồng cảm, sau đó đề xuất cách giải quyết để đối phương không có sự phòng bị.

Thao túng tâm lý trong tình yêu
Thao túng tâm lý trong tình yêu

Thay đổi 180 độ

Đây chính là cách “rút lui” mà chúng tôi đã giới thiệu phía trên. Ví dụ bạn đang crush một người nào đó, nhưng anh ấy chưa có phản ứng gì đáp lại tình cảm của bạn. Lúc này, bạn có thể thao túng tâm lý bằng cách không nhắn tin hay tỏ vẻ quan tâm đối phương trên mọi mặt. Lúc này, nếu đối phương có tình cảm với bạn sẽ nhanh chóng trở nên bất an và chủ động liên lạc lại với bạn như trước.

Sử dụng ngoại hình

Đừng bao giờ quên chăm chút cho ngoại hình của mình. Khi bạn đẹp, việc thao túng tâm lý sẽ trở nên dễ dàng hơn mặc dù đây không phải là yếu tố quyết định để thao túng ai đó.

Thao túng bằng hiệu ứng Gaslighting

Thao túng bằng hiệu ứng Gaslighting là cách chúng ta sử dụng lời nói, hành vi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước để làm người khác cảm thấy hoài nghi về bản thân. Cách “tẩy não” này có thể áp dụng với mọi mối quan hệ, bẻ cong sự thật rằng bạn đang làm tổn thương họ. Ví dụ, nếu bạn không đồng ý với hành động của con, bạn có thể sử dụng câu nói “ Ba/mẹ làm vậy hoàn toàn là vì yêu thương con”.

Trên thực tế, đây là cách nhiều phụ huynh đối xử với con cái để kiểm soát con mình. Tuy nhiên bố mẹ lại không đặt mình vào vị trí của con, đôi khi lại khiến cho mối quan hệ gia đình trở nên bất hòa, thiếu tiếng nói chung.

Giả ngốc

Đôi khi, tỏ ra ngốc nghếch một chút lại được lòng người khác hơn và trở nên vô hại trong mọi tình huống. Đây là cách thao túng tâm lý khá hiệu quả, bạn tỏ ra như mình quên hoặc không hiểu ai đó nói gì.

Có thể thấy, thao túng tâm lý có thể xảy ra ở bất cứ đâu, gây nên những trạng thái tiêu cực về cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Bạn cần tỉnh táo nhận viết các hành vi để cân bằng lại cảm xúc, đồng thời tránh lạm dụng các thủ thuật thao túng tâm lý trong giao tiếp để có được  đời sống tinh thần lành mạnh nhất nhé.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →