Google dịch nói bậy cực hay và hài hước

Cư dân mạng vẫn thường hài hước nhắc nhở nhau rằng “dân ta phải biết sử ta, cái gì chưa biết cứ tra Google”. Không thể phủ nhận về độ chính xác của google dịch, tuy nhiên với những tình huống google dịch nói bậyCHAMSOCXEHOIHN tổng hợp ngay sau đây. Hẳn sẽ giúp bạn có những trận cười ra nước mắt! Đừng bỏ qua bài viết này để có thêm những thông tin thú vị về “chị google” nhé!

Google dịch là gì? Google dịch nói bậy là gì?

Google dịch (Google translate) là một công cụ dịch thuật trực tuyến được cung cấp và phát triển bởi Google. Với việc hỗ trợ phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới, tiện ích google dịch cho phép dịch từ vựng, các câu giữa các ngôn ngữ khác nhau. 

Tiện ích được ví như một ‘thông dịch viên chuyên nghiệp” luôn có mặt 24/24h sẵn sàng hỗ trợ người dùng dịch thông qua các phương pháp: Ghi âm giọng nói, viết tay hoặc tải cả nội dung file văn bản lên trang web. 

google dịch nói bậy
Google dịch giúp việc trao đổi thông tin, ngôn ngữ giữa các nước dễ dàng hơn

Độ chính xác của google translate cao. Tuy nhiên không phải tuyệt đối bởi cách thức hoạt động tiện ích này dựa trực tiếp vào cơ chế hỗ trợ từ cộng đồng. Cụ thể là sự đóng góp, xác minh từ chính những người sử dụng. 

Google dịch nói bậy là gì? 

Thực chất, google dịch bậy là cách dịch gây ra nhầm lẫn dẫn đến gây cười của Google. Về bản chất, google dịch cũng chỉ đơn giản là một “cỗ máy” dịch do chính con người tạo nên. Do đó, việc dịch chưa đúng cũng là điều rất khó tránh khỏi.

google dịch nói bậy là gì
Bạn đã bắt gặp tình huống google dịch nói bậy nào chưa?

Đặc biệt, ngôn  ngữ Việt Nam có đặc trưng là đa nghĩa. Một từ có thể có nhiều cách hiểu khác nhau nên khi sử dụng công cụ google dịch đã tạo ra những tình huống “không đỡ được”. 

Bên cạnh đó, đối với những mới mà ít gặp Google cũng sẽ yêu cầu người dùng đóng góp, xác minh để hoàn thiện thêm. Chính điều này đã tạo nên một lỗ hổng lớn trong việc xuất hiện các bản dịch sai. Thậm chí, đưa ra kết quả google dịch nói bậy tiếng Việt. Đây cũng chính là lý do tạo sao xuất hiện những câu dịch nghĩa “dở khóc dở cười” của chị Google. 

Những tình huống “nóng mặt” với google dịch 

Việc sử dụng google dịch cực kỳ đơn giản mà bất kể ai cũng có thể thao tác bằng cách truy cập vào website google dịch. Hoặc tải ứng dụng về điện thoại. 

Mỗi khi cần dịch bất kỳ một ngôn ngữ nào đó, chỉ cần hỏi “chị google” bằng cách gõ văn bản cần dịch; tìm kiếm bằng giọng nói; hoặc tải trực tiếp file lên website.. Và chỉ sau một cái click chuột là hiển thị kết quả cho bạn. 

Dạo quanh mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều tình huống “khó đỡ” khi sử dụng google dịch. 

Bạn đã bao giờ gặp tình huống “khó đỡ” khi dùng Google dịch chưa? Thực tế đã có rất nhiều tình huống chứng minh cho những sự khó chịu, bức xúc này. Trong một lần tình cờ, người dùng khi sử dụng Google Translate để dịch văn bản đã cho ra một kết quả chưng hử. Và rồi, sau đó tin tức lan truyền rộng rãi  khiến cư dân mạng sôi sục. Nhiều người còn cho rằng đó chỉ là một trò đùa câu like bằng photoshop. Nhưng khi đích thân tự kiểm chứng mới “ngã ngửa” ra. Không dám tin vào mắt mình khi bị “chị Google” xài xể không suy nghĩ. Một số minh chứng đã được Chăm Sóc Xe Hơi tổng hợp như sau: 

Các tình huống “không đỡ nổi” người dùng Việt Nam

Nhiều lúc, chúng ta vẫn thường rỉ tai nhau rằng “ Dân ta phải biết sử ta, nếu mà chưa biết cứ tra google”.Liệu rằng, lời nhắc này có còn đúng khi bạn xem và kiểm nghiệm những bức hình dưới đây:

google dịch nói bậy 2021

Đây chỉ là một lời “nhắc nhẹ” của “chị google” về cách sử dụng câu từ phải chính xác thì mới dịch đúng được. Tuy nhiên, khi sai chính tả thì kết quả google dịch nói bậy cũng phải ráng mà chịu thôi.

Cụ thể, trong một tình huống khác chỉ vì ghi thiếu một chữ cái mà “Bác google” cũng không tiếc mà buông lời đắng cay. Có lẽ, nghĩa của từ “helo” sau khi dịch lại là đoạn văn bản tiếng Việt bên dưới? Thật tức cái bụng quá mà!!!

google dịch nói bậy thế nào

Tiếp tục điểm danh những tình huống oái oăm do google dịch nói bậy. Một người dùng khác chia sẻ khi dịch cụm từ “go o morning” từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thì kết quả họ nhận được cũng “choáng váng” không kém. 

tim-hieu-google-dich-noi-bay

Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì Google dịch đều trả về những bản dịch gây khó chịu cho người dùng. Vậy nếu thử dịch một từ khác từ tiếng Việt sang tiếng Anh xem tình hình có khả quan hơn? Một kết quả trả về cũng khiến người dùng cảm thấy “nóng mặt” hơn mà thôi. 

google-dich-noi-bay-ra-sao

Những kết quả google dịch nói bậy trả về vốn đã khiến người dùng khó chịu. Nhưng điều này chưa là gì khi ta lỡ tay bấm thêm nút phát ra âm thanh trên màn hình. Hiển nhiên từ dịch bậy đó được đọc lên. Một giọng đọc “chị google” khi nói tục thì quả là không ai chấp nhận được. 

Google dịch và những lời tiên tri

Google dịch  nói bậy có thể một phần từ chính sự đóng góp không đúng của cộng đồng. Vì quá trình xác nhận dịch thuật của người khác không chính xác nhưng vẫn được chấp nhận. Dẫn đến ảnh hưởng cho bản dịch cuối hiển thị cho mọi người thấy. Bên cạnh đó, người dùng còn phát hiện ra google dịch gặp lỗi y như bị “ma nhập” khi liên tục đưa ra các kết quả khó hiểu. Giống như một lời tiên tri hãi hùng vậy.  

google-dich

Một từ “ag” liên tục lặp lại được dịch thành một câu hoàn chỉnh “Theo như kết quả tổng số con trai của bộ lạc Gershon là 50,000”

google-dich-noi-bay-hay-ho

Theo google kết quả của từ “dog” là lời tiên tri ngày tận thế sắp diễn ra khi đồng hồ tận thế điểm đúng vào 12 giờ 3 phút nữa. 

y-nghia-google-dich-noi-bay-hay-ho

Thực ra, đây chỉ là một số lỗi kỹ thuật của Google được người dùng phát hiện và trở thành chủ đề được bàn tán rầm rộ một thời. Hiện tại, những lỗi này đều đã được khắc phục cho ra các kết quả chính xác hơn. Không còn xuất hiện những bản dịch “tiên tri” đáng sợ như trên nữa. 

Google dịch và màn “troll” ngược của người dùng

Khi khám phá thêm điều thú vị về giọng nói “hài” của chị google. Nhiều người không chỉ thuần túy sử dụng google dịch để dịch văn bản, hay học theo các phát âm chuẩn nước ngoài. Thay vào đó, họ còn sử dụng chức năng này như một trò giải trí bởi giọng “ngô nghê” của chị google đem đến cảm giác tấu hài cực mạnh cho người nghe. 

Ngoài việc, google dịch nói bậy khiến không ít các bậc phụ huynh phải kiểm soát chặt chẽ việc học cho con thì sử dụng “giọng đọc” chị google còn trở thanh “bà ke” để hù dọa con trẻ. Và dù ba mẹ có nói rát họng vẫn không nghe nhưng chỉ cần “bà ke” cất lời một tiếng thôi là đứa trẻ liền ngoan ngoãn hơn bao giờ hết. 

Thậm chí, có những cha mẹ hài hước hơn khi copy nguyên một câu chuyện cổ tích cho chị google kể chuyện cho bé nghe mà không cần “hụt hơi tốn sức” mà nói liên tục. 

Google dịch và những rắc rối của du khách nước ngoài

Dễ sử dụng, dễ truy cập và hỗ trợ phần lớn các ngôn ngữ tiện ích google dịch cũng rất được người nước ngoài ưa chuộng để sử dụng. Tuy nhiên, ngoài những tính tiện lợi du khách nước ngoài cũng gặp không ít các trường hợp rắc rối như google dịch nói bậy. Thậm chí là “muối mặt” khi giao tiếp:

dich-noi-bay

Jane Holland là một  du khách đến từ Wiltshire, Swindon. Vì sự bất đồng trong ngôn ngữ nên anh đã sử dụng Google translate và có một phen “đỏ mặt”. Du khách này chia sẻ: “Chủ nhà trọ cho tôi đi nhờ vào trung tâm thành phố, tôi muốn khen về chiếc xe của ông ấy có lớp đệm ghế trang nhã”. Toàn bộ cuộc trò chuyện diễn ra khá trơn tru nhờ Google Translate. Nhưng cho đến khi dịch cụm từ “Ông có một chiếc xe thật đẹp” đã được diễn giải thành “Ông có một chiếc ‘của quý’ thật đẹp”.

Ở một tình huống khác, cô gái Jane muốn khen về chiếc ô tô của chủ nhà khi họ cho cô quá giang. Song google translate lại hiểu nhầm ý của cô thành 

ra một lời khen khiếm nhã về “của quý”.

Những tình huống “dở khóc dở cười” khi đặt qua Grab Food

Với sự phát triển công nghệ xã hội, Grab đã quá quen thuộc với chúng ta. Đặc biệt những bạn sinh sống tại các thành phố lớn. Chắc hẳn, ít nhiều đã có lần dùng ứng dụng Grab để đặt di chuyển hoặc đặt đồ ăn. Chỉ cần lên ứng dụng Grab đặt đồ ăn “khi nào đói đã có Grab lo”. Chẳng bao lâu, đồ ăn sẽ được ship ngay đến kèm theo là dòng tin nhắn siêu kute như “em đợi anh chút nhé, sẽ nhanh thôi…!” Cùng với đó, cũng có không ít bác tài nhắn vội vàng vì sợ khách hủy đơn. Hoặc do thói quen nói tiếng vùng miền dẫn đến sai chính tả. 

Là người Việt, chỉ cần đọc lướt qua nội dung là chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa và châm chước. Tuy nhiên, viết sai chính tả kết hợp google dịch nói bậy sẽ thành ra một câu chuyện khác làm người đặt đồ gặp phải một phen hết hồn. Còn bác tài thì rơi vào tình huống bị hiểu lầm khó mà giải thích. Cụ thể:

Chuyện là vào một đêm khuya, vị khách này đói bụng lại chẳng thông thạo về đường xá Việt Nam nên quyết định đặt đồ ăn qua ứng dụng Grab với niềm hy vọng thức ăn sẽ giao nhanh. Mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường cho đến khi tài xế Grab gửi tin nhắn cho khách bớt sốt ruột để chờ đợi với nội dung là “Toi xe dao som cho ban.”

google-dich-noi-bay-buon-cuoi

 Đọc đến đây, dù có hơi sai về cú pháp nhưng các bạn vẫn có thể hiểu ý tài xế là “Tôi sẽ giao sớm cho bạn.” Tuy nhiên, khách nước ngoài vì không hiểu đã cần đến sự trợ giúp của Google Translate để dịch nghĩa câu nói này. Và kết quả là không ăn uống gì nữa, huỷ đơn không chút do dự, còn được “tặng kèm” một phen “hú hồn” vào đêm khuya. 

Dùng Google map cũng rơi vào các tình huống “khó đỡ”

Cùng với google dịch, google map cũng là một tiện ích khá thiết thực. Bộ đôi này luôn song hành và không thể thiếu cho bất kỳ một tín đồ mê du lịch thích khám phá. Đặc biệt, những chuyến du hành nước ngoài lại càng không thể thiếu. 

Với tính năng ngày càng thông minh, chỉ cần kết nối 3G hoặc Wifi là người dùng có thể sử dụng Google map để chỉ dẫn đường đi. Định vị địa điểm hoặc hơn nữa là bạn có thể sử dụng giọng nói “chị google” để việc di chuyển nhanh chóng hơn. 

dich-noi-bay-la-gi
Dành cả thanh xuân để tin vào Google map là có thật!

Thế nhưng cũng không ít lần người dùng bị “chị google” “chơi xỏ” khi chỉ đường sai. Đặc biệt là đối với những ai “mù đường” khi đến những địa điểm lạ. Nếu ngại hỏi người dân hoặc người dân cũng không biết thì chỉ còn cách “tra google”. Ở nhà có đôi ba lần cãi cha mẹ, nhưng lời chị Google lại răm rắp nghe theo. Chị nói đi thẳng là phải đi thẳng, quẹo phải là phải quẹo phải. Và rồi khi chị chỉ đến nơi rồi thì giật bắn mình khi nhận ra mình đang đặt chân ở một vùng đất vô cùng “mới lạ” chứ chẳng phải địa điểm đang tìm đến. 

Những sự thật thú vị về google dịch

Cho đến nay, tiện ích google dịch đã ra mắt được hơn 10 năm và tiếp tục được nhà phát triển Google đảm bảo để trở thành một công cụ dịch phổ biến nhất. Thông qua tiện ích cho phép mọi người giao tiếp với nhau được dễ dàng hơn khi chưa có sẵn các bản dịch, bản dịch chưa đúng. Bạn biết gì về công cụ dịch này không? Hãy cùng Chăm Sóc Xe Hơi điểm qua một số sự thật về google translate nhé:

google-dich-bay-la-gi

Có khoảng hơn 500 triệu người sử dụng Google dịch

Một con số thống kê từ báo cáo trang blog của Google Translate, dịch vụ này gồm khoảng hơn 500 triệu người sử dụng. Con số này, xấp xỉ bằng với toàn bộ dân số khu vực Liên minh Châu Âu trên thế giới với khoảng 508 triệu cư dân. 

Trong khi đó,  thời điểm mà Google dịch được phát hành vào năm 2006 số người sử dụng chỉ dừng với  mức khoảng vài trăm.

Google Dịch  đặc biệt thích các tiểu thuyết trinh thám

Bạn có biết, những tiểu thuyết trinh thám, kinh thánh đã được Google dịch dịch ít nhất là một lần sang gần như toàn bộ các ngôn ngữ trên thế giới. 

Google dịch dịch hơn 100 triệu từ trong mỗi ngày

Google translate đã được công nhận. Thậm chí còn được biết đến hơn cả là một trang web bình thường. Người dùng sẽ không cần phải vào mạng để truy cập công cụ. Thay vào đó bạn có thể tải ứng dụng về máy là đã có sẵn các bản dịch thô của hơn 90 ngôn ngữ khác nhau hiện diện trên máy mà không cần tốn một chút dữ liệu mạng nào. Theo thống kê, mỗi ngày google dịch đã dịch hơn 100 triệu từ. 

Google dịch không được sử dụng mục đích kinh doanh riêng

Google Dịch chắc chắn là một tiện ích tuyệt vời cho nhiều tình huống thích hợp. Ví dụ: Nó cực kỳ cần thiết cho phép bạn hiểu được nội dung chính  trang web được viết bằng một ngôn ngữ khác. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian cho người nào đó khi không gặp được người nào biết tiếng Anh. Tuy nhiên, Google đã không sử dụng nó để tạo ra những giao dịch kinh doanh riêng. Bởi sự thật là công cụ Google dịch vẫn chưa thể thay thế được cho những dịch giả. Đó chính là lý do tại sao google dịch đã không sử dụng được cho các mục đích kinh doanh.

Những tình huống google dịch nói bậy thực chất cũng chính là do sự đóng góp và xác minh của người dùng hiện nay. Hy vọng rằng, bài viết đem đến cho bạn một làn gió mới hiểu hơn về google dịch nói bậy và những sự thật liên quan đến “chị google”.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →