Đẽo cày giữa đường là gì? Bài học rút ra từ câu thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

Đẽo cày giữa đường là gì? “Đẽo cày giữa đường” không chỉ là một câu nói, mà nó còn là câu thành ngữ ẩn chứa bài học sâu sắc về bản lĩnh và chính kiến của mỗi người. Ý nghĩa của “đẽo cày giữa đường” và bài học cuộc sống rút ra sẽ được chúng tôi gửi đến bạn trong nội dung dưới đây!

Đẽo cày giữa đường là gì?

“Đẽo cày giữa đường” là một câu thành ngữ, đồng thời cũng là tên của một câu truyện ngụ ngôn Việt Nam được ông cha ta truyền lại cho các thế hệ sau này như một điển cố thể hiện triết lý về sự tự chủ.

Đẽo cày giữa đường là gì?
Đẽo cày giữa đường là gì?

Thành ngữ “đẽo cày giữa đường” dùng để ám chỉ những người không có chính kiến, không tự tin vào bản thân và dễ bị lung lay nghe nghe theo ý kiến của người khác; đến cuối cùng chẳng nhận được bất cứ kết quả gì.

Nguồn gốc truyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường”

Truyện ngụ ngôn Việt Nam Đẽo cày giữa đường” gắn liền với câu thành ngữ “đẽo cày giữa đường” được trích trong “Truyện cổ nước Nam”, tập I, Thăng Long, 1958 của nhà nghiên cứu văn học Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc.

Thành ngữ “đẽo cày giữa đường” gắn với truyện ngụ ngôn Việt Nam cùng tên
Thành ngữ “đẽo cày giữa đường” gắn với truyện ngụ ngôn Việt Nam cùng tên

Chuyện kể:

“Một người ngồi trên đường để đẽo cày. Có người đi qua, trông thấy thì khuyên:

– Ồ, cái tay cày to quá, khó cầm. Anh nên đẽo để cho nó nhỏ hơn có được không?

Anh thợ cày nghe theo, đẽo cái tay cày nhỏ đi.

Một lát sau, một người khác đi qua lại bảo:

– Ồ, cái ách cày to quá, khó vác. Anh nên đẽo nhỏ đi chút nữa. Anh thợ cày nghe theo lại đẽo nhỏ đi. Lát sau, một người qua đường nhìn thấy bảo tiếp:

– Ồ, cái lưỡi cày to quá, khó mà bẩy được đất lên.

Anh thợ cày làm theo, đẽo cày nhỏ đi. Người qua đường thứ tư lại bảo:

– Ồ, cái bàn cày phải nghiêng hẳn về một bên thì khi lật đất mới dễ.

Anh ta lại làm theo. Cứ thế, người nào góp ý anh ta cũng đẽo lại, cuối cùng cái cày chỉ còn bằng cái đũa.”

Bài học rút ra từ câu thành ngữ “đẽo cày giữa đường”

Từ câu chuyện “Đẽo cày giữa đường”, ta có thể rút ra bài học ý nghĩa về tính độc lập và chính kiến của bản thân. Cũng giống như anh chàng đẽo cày trong truyện, những người không có chính kiến và chỉ làm theo chỉ dẫn của người khác thì đến cuối cùng bản thân sẽ chẳng đạt được một thành công nào cả.

Dưới đây là những điều thiết thực và quý giá để áp dụng vào cuộc sống, công việc hiện nay.

1. Mỗi người chúng ta cần phải có chính kiến riêng

Người có chính kiến là người có lập trường riêng, không dễ bị dao động và không dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói, hành động của người khác. Ngược lại, người khi không có chính kiến riêng sẽ dễ dàng bị cuốn theo những lời nhận xét đánh giá; tự làm cho bản thân mình bị căng thẳng và rối bời. 

Chính kiến chính là chìa khóa giúp ta khám phá quan điểm và giá trị của bản thân mình
Chính kiến chính là chìa khóa giúp ta khám phá quan điểm và giá trị của bản thân mình

Chính kiến hay giữ vững lập trường là điều vô cùng quan trọng. Nó chính là điểm tựa để mỗi chúng ta thực hiện dự định, ước mơ giúp ta luôn có một tinh thần minh mẫn, tỉnh táo; không bị áp lực trong bất cứ hoàn cảnh nào. Khi bàn luận về một vấn đề, mỗi người sẽ có suy nghĩ và nhận định riêng; nên chính kiến của bản thân trước các tác động của thế giới bên ngoài là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, chú ý đừng nhầm lẫn giữa chính kiến và lối sống “bảo thủ”; coi ý kiến của mình là đúng và là hay nhất mà không chịu nghe ý kiến từ người khác. Bởi vì đôi khi ta cần phải biết lắng nghe, cần biết nhìn nhận để thấy được quan điểm của mình có thật sự đúng đắn. 

2. Tiếp thu ý kiến một cách thông minh, có chọn lọc

Có câu “chín người mười ý”, tức mỗi người mỗi cách nghĩ khác nhau. Dù trong  cuộc sống hay trong công việc, chúng ta hãy nghe và ghi nhận những góp ý của người khác; nhưng mà phải biết chọn lọc và làm theo điều bản thân mình cho là đúng đắn. 

Miệng đời không hẳn xấu, sẽ có tốt và có xấu; thế nên điều chúng ta cần làm là chọn lọc ý kiến đóng góp để tiếp thu một cách thông minh. Từ đó phân biệt được đúng sai và khả năng thành công từ những ý kiến trên để đưa ra quyết định tốt nhất cho mình. 

3. Chịu trách nhiệm với việc bản thân làm

Trưởng thành là khi dám chịu trách nhiệm với mọi công việc trong cuộc sống
Trưởng thành là khi dám chịu trách nhiệm với mọi công việc trong cuộc sống

Hãy ngừng việc đổ lỗi cho hoàn cảnh, và đồng thời chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Chỉ khi chúng ta chịu trách nhiệm với việc bản thân làm thì mới có thể thành công. Việc đổ lỗi cho cuộc sống thật chất chỉ là một lý do ngụy biện của những kẻ hèn nhát, yếu đuối và không dám đối diện với thực tế.

Sai thì có thể sửa chữa; sự cố gắng là cả một quá trình dài và chúng ta đừng nên sốt sắng mà hãy bình tĩnh làm từng việc một. Hãy thay đổi khi cần thiết, đảm bảo thay đổi sẽ giúp bản thân tốt hơn mỗi ngày. 

4. Đối mặt với khó khăn

Nếu như nấu ăn không thiếu các hương vị nêm nếm, thì cuộc sống này cũng không thể thiếu khó khăn; bởi vì nó giống như một phần không thể tách rời. Bạn hoàn toàn có thể trốn chạy, làm ngơ trước khó khăn. Thế nhưng dù có cố tình phớt lờ nó thì cuối cùng bạn cũng phải là người giải quyết khó khó khăn của chính mình, chứ không là ai khác.

Do đó, khi bạn can đảm, dám đứng dậy đối mặt với khó khăn thì lúc đó chính bạn đã chạm đến ngưỡng cửa của sự thành công. Việc chạy trốn không chỉ không giải quyết được vấn đề, mà nó còn khiến cho mọi thứ bị trì trệ hơn và bạn trở nên mệt mỏi hơn. 

5. Luôn kiên định với lựa chọn của mình

Kiên định với mục tiêu, cùng ước mơ của mình để đi đến thành công!
Kiên định với mục tiêu, cùng ước mơ của mình để đi đến thành công!

Trong cuộc sống, thành công sẽ luôn đến từ chính những nỗ lực và sự cố gắng của bản thân chứ không phải đến từ sự mong cầu may mắn, ngẫu nhiên. Bạn chỉ thành công khi tự đặt ra mục tiêu cụ thể cho mình, kiên định thực hiện mục tiêu đó đến cùng và đặt niềm tin vào bản thân.

Chẳng có quyết định nào là dễ dàng, chẳng có lựa chọn nào không phải đắn đo. Vậy nên khi đã quyết định hướng đi cho bản thân mình rồi thì hãy kiên định thực hiện điều đó, không để bản thân dễ bị dao động từ các tác động bên ngoài. Cuộc sống của mình thì do chính bản thân mình quyết định!

Mong rằng qua phân tích bên trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu đẽo cày giữa đường là gì, cùng bài học về giá trị của việc độc lập trong suy nghĩ qua thành ngữ này. Hãy trở thành người có chính kiến riêng trong mọi việc, biết chọn lọc ý kiến của người khác một cách thông minh để thành công hơn trong cuộc sống bạn nhé! 

Xem thêm:: Truyện đồng thoại là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →