Đồng kiểm hàng hóa là gì? Những điều cần lưu ý khi đồng kiểm hàng hóa

Đồng kiểm hàng hóa là gì? Đây là chính sách được người mua và người bán đặc biệt quan tâm. Quá trình đồng kiểm này sẽ đảm bảo hàng hóa được gửi đi và nhận về đúng theo yêu cầu của khách hàng. Và để hiểu rõ hơn về đồng kiểm hàng hóa, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.  

Đồng kiểm hàng hóa là gì?

Đồng kiểm là thuật ngữ chỉ việc kiểm tra thông tin, trình trạng hàng hóa dưới sự đồng thuận của nhân viên giao hàng (shipper) và người bán (chủ shop). Quá trình này sẽ được thực hiện trước khi vận chuyển hàng hóa đến khách hàng (người mua). Đảm bảo rằng hàng hoá được chuyển giao đúng số lượng, chất lượng và theo các tiêu chuẩn đã thỏa thuận. 

Đồng kiểm hàng hóa là quá trình xác nhận, kiểm tra trong quá trình giao nhận
Đồng kiểm hàng hóa là quá trình xác nhận, kiểm tra trong quá trình giao nhận

Sau đó, người mua và nhân viên giao hàng sẽ tiếp tục đồng kiểm trước khi thanh toán. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trường hợp thanh toán lúc nhận (COD), nghĩa là khách hàng chỉ trả tiền sau khi đã xác nhận sản phẩm đúng và không có lỗi. Qua quá trình đồng kiểm, cả khách hàng và người bán đều xác minh rằng sản phẩm được vận chuyển an toàn, không phát sinh sự cố.

Đồng kiểm hàng hóa có thực sự cần thiết?

Đồng kiểm hàng hoá có vai trò quan trọng trong quá trình giao dịch thương mại, đặc biệt đối với các giao dịch quan trọng hoặc các hàng hoá có giá trị cao. Dưới đây là một số lý do tại sao đồng kiểm hàng hoá được coi là cần thiết:

Đồng kiểm hàng hóa nhằm đảm bảo tính chính xác, tránh các tranh chấp xảy ra
Đồng kiểm hàng hóa nhằm đảm bảo tính chính xác, tránh các tranh chấp xảy ra

Đảm bảo chất lượng và số lượng

Đồng kiểm hàng hoá giúp người mua và người bán xác nhận rằng hàng hoá được chuyển giao đúng số lượng và đúng chất lượng như đã thỏa thuận. Điều này giúp tránh các tranh chấp sau khi giao dịch đã  hoàn thành.

Phát hiện, ngăn chặn gian lận

Đồng kiểm hàng hoá là gì giúp phát hiện và ngăn chặn các trường hợp gian lận, sai sót, hoặc lỗi trong hệ thống giao nhận. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh đều sẽ được giải quyết thỏa đáng trước khi giao dịch hoàn tất.

Xác định trách nhiệm

Khi có sự đồng kiểm hàng hoá, hai bên tham gia vào quá trình kiểm tra sẽ đồng ý về việc chịu trách nhiệm cho chất lượng và số lượng hàng hoá. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch, xác định trách nhiệm của hai bên.

Tạo niềm tin giữa người mua, người bán

Áp dụng đồng kiểm hàng hoá sẽ tạo niềm tin giữa người mua và người bán; giúp xây dựng mối quan hệ thương mại lâu dài. Việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, số lượng hàng hóa còn mang đến sự hài lòng và tin tưởng giữa hai bên.

Những điều cần lưu ý khi đồng kiểm hàng ship COD

Cách thức và mức độ của đồng kiểm hàng hoá là gì có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách của các đơn vị bán hàng online, web bán hàng trực tuyến. Theo đó, khi đồng kiểm hàng hóa ship COD (Cash on Delivery), dưới đây là một số lưu ý quan trọng.

Lưu ý khi đồng kiểm hàng hóa dành cho người giao và người nhận 
Lưu ý khi đồng kiểm hàng hóa dành cho người giao và người nhận

Đối với người giao hàng

  • Shipper kiểm tra đúng thông tin của người gửi và người nhận như: địa chỉ, số điện thoại và tên người nhận để đảm bảo đơn hàng được gửi đến đúng khách hàng. 
  • Trước khi thu tiền, hãy kiểm tra kỹ sản phẩm để đảm bảo rằng nó không bị hư hỏng. Nếu có bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với đơn vị vận chuyển hoặc người gửi để khắc phục.
  • Đối với các giao dịch COD, shipper cần xác minh số tiền thu từ khách hàng trước lúc trao đổi tiền mặt. Cần chắc chắn rằng số tiền thu là chuẩn xác và không có sự đổi thay nào.
  • Lưu lại thông tin của người mua, bao gồm tên, số điện thoại, số tiền đã thu được từ khách hàng. Điều này giúp bạn theo dõi các giao dịch và khắc phục những tranh chấp có thể xảy ra. 
  • Nếu có bất kỳ tranh chấp nào sau giao hàng, hãy liên hệ với đơn vị vận chuyển hoặc người gửi để giải quyết. Cung cấp thông tin, bằng chứng liên quan để hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp.

Đối với người nhận hàng

  • Trước khi nhận hàng, cần kiểm tra lại thông tin đơn hàng như tên sản phẩm, số lượng, giá cả,… và những yêu cầu khác để đảm bảo rằng bạn đã nhận được đúng sản phẩm và số lượng đã đặt.
  • Nếu shipper đồng ý, hãy kiểm tra hàng trước khi thanh toán. Kiểm tra sản phẩm và tình trạng tổng quát, đảm bảo không có bất kỳ vết nứt, móp méo, hoặc hư hại nào trên sản phẩm.
  • Khi được đồng kiểm hàng hóa, hãy chắc chắn rằng các phụ kiện đi kèm (ví dụ: dây cáp, pin, sách hướng dẫn, túi đựng,…) đầy đủ và đúng với mô tả trên website hoặc trong thông tin đơn hàng. 
  • Trường hợp sản phẩm có tem bảo hành hoặc tem hạn sử dụng, hãy kiểm tra để xác định tính hợp lệ và tránh mua hàng đã hết hạn. 
  • Nếu có thể, hãy thử nghiệm những tính năng căn bản của sản phẩm để đảm bảo nó hoạt động như mong đợi và không có vấn đề nào phát sinh. 
  • Sau khi kiểm tra hàng, nếu bạn hài lòng với sản phẩm, hãy xác nhận, ký nhận và thanh toán tiền. 
Nếu được, hãy kiểm tra hàng trước khi thanh toán
Nếu được, hãy kiểm tra hàng trước khi thanh toán

Cần lưu ý rằng quy trình kiểm tra hàng hóa có thể khác nhau tùy theo từng ngành và từng trường hợp cụ thể. Hãy luôn thảo luận và thỏa thuận với nhà cung cấp hoặc nhà vận chuyển để biết rõ quy trình và yêu cầu cụ thể khi đồng kiểm hàng hóa ship COD.

Xem thêm:: Tìm hiểu nghiệp vụ thị trường mở là gì?

Tại sao một số đơn vị không cho đồng kiểm hàng?

Hiện nay khi mua sắm online sẽ có đơn vị sẽ cho phép đồng kiểm hoặc không được đồng kiểm. Vậy tại sao lại có vấn đề này? Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích và chia sẻ thông tin để bạn nắm rõ hơn nhé!

Khi mua sắm online sẽ có đơn vị cho phép đồng kiểm hoặc không đồng kiểm
Khi mua sắm online sẽ có đơn vị cho phép đồng kiểm hoặc không đồng kiểm

Trước đây việc đồng kiểm hàng hóa được áp dụng phổ biến trên các sàn TMĐT Việt Nam (áp dụng cho cả freeship hoặc không). Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại hình thức đồng kiểm dù vẫn còn nhưng một số sàn đã ngừng áp dụng hoặc sử dụng chính sách đồng kiểm như một dịch vụ. Tức người bán hàng sẽ phải chịu phí dịch vụ đồng kiểm khi áp dụng đồng kiểm trên gian hàng của họ. 

Trên cương diện pháp luật, theo Điều 44 Luật thương mại 2005 có quy định về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Tuy nhiên đây là điều khoản mở và không bắt buộc đối với người bán và các đơn vị sàn TMĐT. Do đó, chính sách đồng kiểm của từng sàn (nếu có) đều phù hợp với quy định của pháp luật.

Khi mua sắm online tại các đơn vị bán hàng trực tuyến, việc đồng kiểm gần như vẫn được thực hiện phổ biến và người bán sẽ tự thỏa thuận với người mua. Thanh toán khi nhận hàng và dịch vụ thu hộ (ship COD) thường được khách hàng lựa chọn khi đặt hàng tại các đơn vị này.

Chính sách hỗ trợ khi không cho đồng kiểm hàng hóa là gì?

Hiện nay, giao nhận hàng hóa là khâu phát sinh nhiều vấn đề giữa các bên nhất như: đơn hàng không đúng sản phẩm, người nhận không trực tiếp đặt hàng (người thân nhận hộ), người bán hàng lừa đảo, nhân viên giao nhận tráo hàng,… Điều này thường xảy ra đối với các shop bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… 

Chính sách hỗ trợ khi không cho đồng kiểm hàng hóa
Chính sách hỗ trợ khi không cho đồng kiểm hàng hóa

Chính vì thế, các bên đều có chính sách khuyến khích người mua sau khi nhận hàng từ shipper nên kiểm tra sơ qua tình trạng bên ngoài gói hàng (nếu phát hiện bất thường thì không nên nhận hàng). Và khi đã nhận hàng thì nên quay video toàn bộ quá trình mở gói hàng để dùng làm bằng chứng tranh chấp khi gói hàng có vấn đề phát sinh. 

Điều này cơ bản sẽ giải quyết được các vấn đề như: mua một đằng giao một nẻo, hàng hóa hỏng hóc,… Hầu hết các shop làm ăn uy tín rất ngại xảy ra tranh chấp, chưa kể còn bị đánh giá không tốt trước chính sách của sàn và khách. Do đó, đa phần các shop luôn cố gắng cung cấp và duy trì trải nghiệm dịch vụ tốt từ việc bán sản phẩm đúng với mô tả, đóng gói chuyên nghiệp. 

Ngược lại, các shop bán gian dối thì hiện tại sẽ bị sàn loại bỏ ngay và tiền hàng sẽ được hoàn lại tài khoản của người mua. Bên cạnh đó, việc xử lý các gian hàng người bán kém uy tín rất khắt khe, chính sách kiểm soát chất lượng cũng sát sao. Vì vậy, các cá nhân, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng đều sẽ bị loại bỏ khỏi các sàn TMĐT lớn. 

Với những thông tin được chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết đồng kiểm hàng hóa là gì? Cùng với đó là những thông tin cần lưu ý khi ship COD đồng kiểm. Nhìn chung chính sách đồng kiểm mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua, đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác và tránh các tranh chấp về sau. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →