Cả nể là gì? Những dấu hiệu chứng tỏ bạn là người có tính cả nể

Cả nể là gì? Trong môi trường công sở không chỉ có drama, thói hư, tật xấu,… mà còn có nhiều căn bệnh gây ảnh hưởng đến công việc và sự nghiệp của bạn. Trong đó nổi bật phải kể đến “bệnh” cả nể. Vậy cả nể có nghĩa là gì? Biểu hiện của cả nể như thế nào? Tính cả nể là tốt hay xấu?… Để giải đáp tất cả những câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Cả nể là gì?

Cả nể là một cụm từ tiếng Việt. Trong đó từ “cả” có nghĩa là quá mức, quá thể; còn “nể” được hiểu là nể nang, tôn trọng, kính trọng, nhượng bộ. Cả nể được dùng để chỉ việc dễ dàng chấp thuận, sẵn sàng làm theo những gì được yêu cầu mà không dám từ chối vì sợ người khác phật lòng.

Cả nể là sẵn sàng làm mọi việc, hông dám từ chối vì sợ làm phật ý người khác
Cả nể là sẵn sàng làm mọi việc, hông dám từ chối vì sợ làm phật ý người khác

Trong cuốn sách “Câu chuyện về Triết học” của Nhà sử học Will Durant có viết: Aristotle – Nhà triết học người Hy Lạp gọi cả nể là “tính cách của nô lệ”, ông coi cả nể là thái độ phục tùng ý muốn của người khác một cách vô điều kiện. 

Người cả nể thường không biết cách từ chối nên ai nhờ gì cũng làm, ai nói gì cũng nghe, mặc dù trong thâm tâm không thực sự muốn như vậy. Thậm chí những người này còn cố nhường nhịn, dành công sức để làm vừa lòng đối phương nên ít nhận được sự tôn trọng.

Nguyên do xuất hiện tính cả nể

Người xưa thường có câu “mất lòng trước, được lòng sau”. Nếu việc nhờ cậy giúp đỡ là không đúng và khi thấy được những việc sai làm trái của người thân quen thì nên thẳng thắn phê bình để họ rút kinh nghiệm. Tuy nhiên điều tưởng chừng như đơn giản đó thực chất không phải ai cũng làm được. Theo đó, tính cả nể thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính sau:

Tính cả nể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau 
Tính cả nể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Sợ làm mất lòng người khác

Tính cả nể bắt nguồn từ việc ngại nói thẳng, nói thật, sợ mất lòng nếu không giúp đỡ sẽ bị người khác để ý và trù dập. Người cả nể thường có xu hướng “nhìn mặt người khác mà sống”, để tâm đến lời nói của người khác. Họ lo sợ rằng mọi người sẽ ghét bỏ, đánh giá không tốt về bản thân nên thường cố gắng làm vừa lòng mọi người, mặc dù thật tâm lại không muốn vậy. 

Nhận thức sai về bản thân 

Môi trường sống có trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức giá trị bản thân. Những trải nghiệm tiêu cực trong giai đoạn thơ ấu như “ngược đãi” tinh thần có thể khiến một người cảm thấy bản thân không có giá trị, sống tự ti. Nếu không được giải quyết đúng cách, tính cả nể có thể được hình thành, khiến họ luôn hy vọng được chấp nhận, yêu quý bằng cách làm hài lòng người khác. 

Luôn nghĩ rằng mình kém cỏi 

Người tự ti luôn cảm thấy mình không giỏi, không có gì nổi trội, không được mọi người chú ý. Do đó, họ sẽ có xu hướng dễ dàng chấp nhận mọi yêu cầu của người khác để được công nhận và yêu quý hơn. Người có bản tính tôn trọng và quan tâm đến người khác là một phẩm chất tốt. Tuy nhiên, khi điều này trở thành thói quen áp đặt lên giá trị và quyền lợi bản thân thì bạn cần xem xét lại. 

Xem thêm:: Nghiệp vụ thị trường mở là gì?

Những dấu hiệu cho thấy bạn là người cả nể

Những biểu hiện của người cả nể là gì? Cùng tìm hiểu và kiểm tra xem bạn có phải là người có tính cả nể không nhé! 

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết người có tính cả nể
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết người có tính cả nể

Đồng thuận với mọi quan điểm

Người cả nể thường giả vờ đồng ý và ủng hộ quan điểm của người khác. Ngay cả khi ý kiến đó trái ngược với quan điểm của mình nhưng vẫn cố gắng ép bản thân phải đồng tình với những gì người khác đưa ra. Mục đích của hành vi này là nhằm duy trì mối quan hệ hòa hợp với mọi người xung quanh.

Hay để tâm đến thái độ của người khác

Người cả nể thường hay để tâm đến cảm xúc của người khác hơn cả bản thân mình. Họ cho rằng bản thân cần có trách nhiệm với tâm trạng và cảm xúc của mọi người. Luôn muốn mọi người xung quanh được thoải mái và không muốn làm họ bị tổn thương hay không hài lòng về mình. 

Tự che giấu và phủ nhận cảm xúc

Tính cả nể là gì nể khiến người ta không dám thừa nhận rằng mình bị tổn thương bởi hành động hay lời nói của người khác. Thay vào đó, người cả nể thường che giấu và phủ nhận cảm xúc như tức giận, buồn bã, xấu hổ,… vì ngại mình sẽ là nguyên nhân khiến người khác phải bận tâm.

Ngại nói lời từ chối với mọi người

Dấu hiệu điển hình nhất của người cả nể là họ không bao giờ từ chối. Mỗi khi nhận được lời mời hoặc lời đề nghị, họ cảm thấy lo lắng và không dám từ chối vì sợ làm người khác buồn hoặc tự cho mình là ích kỷ và thiếu sự hoà đồng. Dù thực sự rằng bản thân không có khả năng hoặc không thật sự muốn làm.

Chỉ khi được khen mới thấy tự tin 

Tính cả nể khiến ai đó cảm thấy những lời khen ngợi của người khác mới hình thành giá trị của bản thân mình. Khi được khen ngợi, họ sẽ cảm thấy hài lòng và tự tin hơn. Tuy nhiên, khi nhận những lời chỉ trích hay phê phán, họ dễ rơi vào trạng thái hoang mang, cảm thấy tự ti và có thể trở nên ủ dột.

Xu hướng sao chép phong cách sống

Quan điểm sống của con người thường phản ánh qua tính cách và hành động trong các khía cạnh hàng ngày. Tuy nhiên, người cả nể thường có xu hướng sao chép hành vi, phong cách sống, suy nghĩ của người khác. Đồng thời không dám thể hiện quan điểm cá nhân với mong muốn được chấp nhận, hòa nhập. 

Không muốn xảy ra xung đột

Trong cuộc sống, việc xảy ra xung đột là điều khó tránh khỏi. Nhưng trong mỗi cuộc tranh luận, người cả nể thường không muốn và thậm chí không dám thể hiện quan điểm cá nhân. Họ có suy nghĩ “dĩ hoà vi quý” để mọi chuyện bớt rắc rối, dù hành động có đúng hay sai vẫn lo sợ mình làm tổn thương người khác.

Hậu quả của căn “bệnh” cả nể

“Căn bệnh” cả nể có thể gây ra nhiều tác hại đáng chú ý, cùng tìm hiểu tác hại của cả nể là gì nhé.

Người cả nể một cách thái quá sẽ nhận được nhiều hại hơn lợi
Người cả nể một cách thái quá sẽ nhận được nhiều hại hơn lợi
  • Không dám thể hiện bản thân: Người cả nể thường dễ bị đè nén và không dám thể hiện khả năng, ý kiến hay đề xuất của mình. Điều này dẫn đến việc mất đi cơ hội phát triển, không được công nhận, không thể thăng tiến trong công việc.
  • Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Việc quan tâm quá mức đến ý kiến của người khác, hay cố gắng hòa hợp với mọi người có thể khiến người cả nể tốn nhiều thời gian và năng lượng. Từ đó họ dễ bị áp lực, dẫn đến mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
  • Mất đi sự tự tin: Vì không dám thể hiện quan điểm và ý kiến của mình, người có tính cả nể thường mất đi sự tự tin và không tin tưởng vào khả năng của mình. Họ luôn tự đánh giá thấp bản thân và không thể hiện đúng giá trị cá nhân.
  • Mất đi tính cá nhân và sự độc lập: Việc luôn theo khuôn mẫu và không dám thể hiện mình khiến người cả nể mất đi tính cá nhân, sự độc lập. Họ sẽ dễ bị chi phối bởi ý kiến của người khác, không có khả năng tự quyết định và không thể theo đuổi những mục tiêu riêng của mình.
  • Stress, sức khỏe tâm lý bị ảnh hưởng: Áp lực từ việc cảm nhận và đáp ứng nhu cầu của người khác có thể gây ra stress và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người cả nể. Họ luôn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mất ngủ và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ: Người cả nể thường khó thiết lập mối quan hệ đúng mực với người khác bởi sự đè nén và lệch hướng quá mức đến ý kiến và mong muốn của người khác. Điều này dẫn đến việc họ không có một mạng lưới quan hệ xã hội chất lượng.

Làm thế nào để bớt cả nể?

Làm sao để không cả nể? Như đã chia sẻ ở phần trước đó, tính cả nể mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho con người. Vì vậy chúng ta cần biết cách điều trị “căn bệnh” này.

Cách để bớt đi tính cả nể trong cuộc sống
Cách để bớt đi tính cả nể trong cuộc sống

Hãy mạnh dạn nói “không” khi cần thiết

Cách duy nhất để “điều trị” cả nề là học cách nói “không” cho những trường hợp cần thiết. Không cần phải biện minh cho sự từ chối, chỉ cần nói rằng mình không muốn làm điều đó. Hãy vượt can đảm vượt qua nỗi sợ hãi, vượt qua rào cản trong việc từ chối, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất. Từ đó chúng ta sẽ thấy tự tin, dần thoát khỏi áp lực vô hình khi sống nép dưới cái bóng của người khác.  

Bạn cũng đừng nghĩ rằng mình không giúp đỡ người khác là hành vi ích kỷ. Điều này chỉ thể hiện khả năng phân tích tình huống cũng khả năng đưa ra các phương án ứng xử phù hợp. Việc từ chối những yêu cầu vô lý từ người khác là điều hết sức cần thiết. Đồng thời bạn cũng không cần phải quá bận tâm đến những gì người khác nghĩ khi mình từ chối họ. 

Phải nhìn nhận đúng giá trị của bản thân 

Đừng chỉ vì muốn gây ấn tượng với ai đó bằng cách tỏ ra mình là người đa-zi-năng, có thể đáp ứng mọi yêu cầu mà họ đưa ra. Hãy nhìn nhận đúng giá trị bản thân, công nhận phẩm chất tích cực và những đóng góp cá nhân. Từ đó phát huy trọn vẹn điểm mạnh trong những tình huống cụ thể. Đồng thời mạnh dạn bày tỏ ý kiến​, giữ vững lập trường vào những điều mà bạn tin tưởng.

Luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác nếu bạn thấy điều đó đáng làm, với tâm thế thoải mái và vui vẻ. Tuy nhiên, khi đối mặt với những công việc không xứng đáng hoặc đó là nhiệm vụ của người khác, hãy quyết định từ chối một cách mạnh mẽ. Bạn cần hiểu rằng trong mắt người khác, giá trị của bạn có thể tăng hoặc giảm chỉ với một cái gật đầu.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →