Chỉ số IRR là gì? Những điều cần biết về tỷ suất hoàn vốn nội bộ

Chỉ số IRR là gì? IRR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Internal Rate of Return” có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số này cho biết khả năng sinh lời của những khoản đầu tư hay dự án tiềm năng, từ đó giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định có nên đầu tư vào đó không? Để hiểu rõ hơn về chỉ số IRR, các bạn đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây. 

Chỉ số IRR là gì?

Chỉ số IRR (Internal Rate of Return) được hiểu tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Trong phân tích tài chính, IRR là phương pháp đo lường lợi nhuận tiềm năng của một dự án hay khoản đầu tư. IRR giúp tính toán tỷ suất lợi nhuận nội bộ của dự án, tức tỷ lệ lãi suất mà doanh nghiệp phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư vốn mới. 

Chỉ số IRR là viết tắt của cụm từ Internal Rate of Return
Chỉ số IRR là viết tắt của cụm từ Internal Rate of Return

Ví dụ: Công ty A đầu tư 1 tỷ vào dự án B với chỉ số IRR là 8%. Chỉ số này cho biết tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp thu về hàng năm là 8%, tương ứng với lợi nhuận công ty A có thể thu về từ việc đầu tư vào dự án B là 80 triệu/ năm.

Chỉ số IRR càng cao thể hiện dự án càng hấp dẫn, bởi nó cho thấy tỷ suất lợi nhuận mà dự án có thể sinh ra. Thông thường, để xác định được giá trị của chỉ số IRR, người ta sẽ dựa vào một chỉ số tài chính khác là NPV (Net Present Value hay còn gọi là giá trị hiện tại ròng). 

Công thức tính toán chỉ số IRR

Chỉ số IRR là gì được tính bằng cách tìm ra tỷ suất lợi nhuận khi tổng các giá trị hiện tại của dòng tiền đầu tư bằng 0. Điều này có nghĩa là IRR là tỷ suất lợi nhuận mà lợi nhuận của dự án dự kiến trong tương lai sẽ cân bằng với đầu tư ban đầu. Để tính toán chỉ số IRR, ta áp dụng công thức như sau:

IRR =  NPV = t = 1nCt(1 + r)tC0=0

Trong đó:

  • IRR: Tỷ lệ hoàn vốn trong nội bộ ở thời điểm cần tính
  • NPV: Giá trị hiện tại dòng tiền dự án thu về tại thời gian t
  • Ct: Giá trị hiện tại của dòng tiền thu về tại thời gian t (tính theo năm)
  • r: Tỷ lệ chiết khấu
  • t: Thời gian thực hiện dự án/ đầu tư
  • C0: Chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp (t = 0)

Công thức trên biểu thị chỉ số IRR chính là nghiệm của phương trình có giá trị NPV = 0. Dựa vào kết quả các chỉ tiêu tài chính cũng như chỉ số IRR tính toán được doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không khi so sánh các chỉ số IRR với tỷ lệ chiết khấu như sau: 

  • IRR < r: Loại bỏ
  • IRR = r: Loại bỏ hoặc đầu tư
  • IRR > r: Đầu tư

Ví dụ: Công ty A dự tính đầu tư vào dự án B với số vốn đầu tư ban đầu là 6 tỷ trong vòng 4 năm. Trong 2 năm đầu, doanh nghiệp cần phải bổ sung vốn lưu động là 500 triệu đồng. Ước tính số vốn lưu động sẽ thu hồi vào năm cuối cùng của dự án. Như vậy trong suốt mỗi năm từ 1 – 4 dự án sẽ cho lợi nhuận 2 tỷ/ năm. Vậy công ty có nên thực hiện dự án không? Biết rằng r = 10%.

Lời giải:

Ta có r = 10% => NPV = 0.23 > 0

Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn 1 tỷ lệ chiết khấu > 10% để có thể tính chỉ số NPV.

Giả sử: r = 15%, ta có: NPV = – 0.44

=> IRR = 10% + 0,23 x (15% – 10%) / (0.23 + 0.44) = 11.7%

Dễ thấy IRR > r ( Tức 11.7% > 10%) 

=> Kết luận: Dự án này có khả năng sinh lời cao, doanh nghiệp nên đầu tư.

Ý nghĩa của chỉ số IRR là gì?

Đối với từng đối tượng cụ thể, chỉ số IRR có ý nghĩa như sau:

Ý nghĩa của chỉ số Internal Rate of Return
Ý nghĩa của chỉ số Internal Rate of Return

Đối với doanh nghiệp

IRR cung cấp các căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định có hay không nên đầu tư vào dự án đó. Nhờ đó mà họ biết được những dự án nào có tính khả thi và nhanh chóng thu hồi vốn. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tính IRR để đánh giá và so sánh nhiều dự án trong các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng lựa chọn được dự án/ khoản đầu tư có lợi nhất. 

Đối với nhà đầu tư chứng khoán

Đối với các nhà đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu đáo hạn, căn cứ vào so sánh chỉ số IRR giữa các phương án đầu tư. Điều này sẽ giúp họ xây dựng được danh mục những khoản đầu tư tối ưu nhất. Dựa vào đó, nhà đầu tư sẽ tiến hành phân chia tiền đầu tư một cách thông minh để phân tán rủi ro tài chính.

Nhìn chung, chi số IRR có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp/ nhà đầu tư đưa ra quyết định hiệu quả và chính xác. Thông qua hoạt động đánh giá và đo lường khả năng thu hồi vốn của khoản đầu tư hay dự án cũng là cách để giảm thiểu đáng kể các rủi ro đầu tư. 

Ưu – nhược điểm của chỉ số IRR

Khi sử dụng Internal Rate of Return để xem xét tính khả thi của dự án, các nhà đầu tư cần nắm chắc những ưu điểm và nhược điểm của chỉ số này. Cụ thể sau:

Ưu - nhược điểm của việc áp dụng IRR trong việc phân tích tài chính
Ưu – nhược điểm của việc áp dụng IRR trong việc phân tích tài chính

Ưu điểm

  • Chỉ số IRR không phụ thuộc vào vốn và phản ảnh theo tỷ lệ phần trăm. Vì thế, kể cả những nhà đầu tư vừa và nhỏ cũng có thể sử dụng chỉ số này để đối chiếu, so sánh cơ hội đầu tư. 
  • IRR là công cụ để tính toán tỷ lệ lãi suất tối đa mà chủ dự án đầu tư có thể chấp nhận được. Bởi vậy đây là tiêu chí quan trọng để nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của một dự án có cao không và định ra mức lãi suất phù hợp của dự án.

Nhược điểm

  • Việc tính toán chỉ số IRR mất nhiều thời gian và có thể xảy ra sai lệch. Để tính IRR có thể sử dụng hàm trong Excel hoặc tính thủ công. Nếu tính thủ công sẽ rất mất thời gian bởi người dùng sẽ phải tham chiếu công thức, các giá trị NPV hay phải thử 2 tỷ lệ chiết khấu sao cho NPV nhận giá trị âm dương để áp dụng vào công thức.
  • Một số trường hợp, IRR không phù hợp đối với các dự án nhỏ có thông số quá thấp bởi kết quả IRR tính ra không khả thi, kém thuyết phục. Do đó IRR chỉ phản ánh tính khả thi và chính xác hơn đối với dự án lớn. 
  • Thực tế, chỉ số IRR dễ bị tác động bởi chỉ số thời gian cho nên không phải lúc nào dự án cho IRR cao hơn giá trị chiết khấu cũng có tính khả thi tốt. Do đó, các nhà đầu tư dễ bị lầm tưởng về tính khả thi của dự án, dẫn đến việc phát sinh rủi ro đầu tư.

Mối quan hệ giữa chỉ số NPV và IRR

IRR chính là nghiệm của phương trình hằng số NPV = 0, vì vậy IRR và NPV có mối quan hệ tập nghiệm. Cả hai chỉ số này đều phản ánh mức độ khả thi của một dự án/ khoản đầu tư. Nếu IRR xác định theo tỷ lệ phần trăm thì NPV xác định vào số tiền. Trong khi IRR phản ánh khả năng thu hồi vốn của dự án/ khoản đầu tư thì NPV lại biểu thị tính khả thi về dòng tiền/ khả năng tài chính. 

NPV và IRR có mối quan hệ tập nghiệm
NPV và IRR có mối quan hệ tập nghiệm

Như đã nói ở phần trên, việc tính IRR không thực sự hiệu quả khi đánh giá tính khả thi của dự án quá dài, quá ngắn hay dự án có dòng tiền bất ổn và tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương. Lý do là bở IRR phụ thuộc vào biến số thời gian, và lúc này các nhà đầu tư có thể sử dụng NPV như một phương pháp thay thế. 

Tuy nhiên, nếu cần đánh giá nhiều dự án tại một thời điểm, không cần quá nhiều yếu tố kỹ thuật và thời gian thì doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng chỉ số IRR. Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, các doanh nghiệp nên linh hoạt trong việc áp dụng hai chỉ số IRR hay NPV để đạt được kết quả chính xác nhất. 

Các bước sử dụng chỉ số IRR

Khi đã hiểu được chỉ số IRR là gì, bạn đã có thể vận dụng chỉ số này cho doanh nghiệp của mình theo các bước hướng dẫn sau:

Doanh nghiệp có thể áp dụng IRR để so sánh các khoản đầu tư
Doanh nghiệp có thể áp dụng IRR để so sánh các khoản đầu tư
  • Bước 1: Trước tiên cần xác định dòng tiền doanh nghiệp dự tính sẽ đầu tư trong một thời gian cụ thể như: doanh thu từ việc bán hàng, chi phí cố định, chi phí biến đổi và các dòng tiền khác liên quan của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Xác định kỳ vọng lợi nhuận từ dự án hoặc khoản đầu tư đó.
  • Bước 3: Áp dụng công thức tính IRR để tính toán.
  • Bước 4: So sánh giá trị IRR đã được từ bước 3 với tỷ lệ chiết khấu (r).
  • Bước 5: Đánh giá, xem xét các yếu tố liên quan khác rủi ro, thị trường, chiến lược kinh doanh và các yếu tố tài chính khác. Từ đó nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện về khả năng thành công của doanh nghiệp.
  • Bước 6: Đưa ra quyết định chính thức có nên đầu tư dự án đó không. 

Thông qua những chia sẻ về chỉ số IRR là gì trên đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ đặc điểm và cách tính toán chỉ số này. Tuy là công cụ tài chính hữu ích giúp đánh giá tính khả thi của dự án nhưng IRR vẫn tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, hãy biết cách vận dụng IRR hiệu quả vào các hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp của mình nhé! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →